intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Chu Trinh, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Chu Trinh, Duy Xuyên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Chu Trinh, Duy Xuyên

  1. TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Môn: Hóa học - Lớp 9 Họ tên:........................................... Lớp 9/ Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ A Điểm Lời phê A. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm ) Khoanh vào các chữ cái A, B, C, D cho phương án trả lời đúng Câu 1: Chất nào sau đây là oxit axit? A. NO. B. CaO. C. Fe2O3. D. SO2. Câu 2: Oxit nào sau đây dùng để khử chua đất trồng trọt, khử độc môi trường? A. SO2. B. CaO . C. CO2. D. SO2. Câu 3: Kim loại Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thoát ra khí A. H2. B. SO2. C. SO3. D. H2S. Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. HCl. B. K2SO4. C. Na2SO4. D. NaOH. Câu 5: Bazơ tan và bazơ không tan có tính chất hoá học chung là A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Tác dụng với oxit axit. C. Tác dụng với axit. D. Bị nhiệt phân huỷ. Câu 6: Chất nào trong các chất sau đây được dùng làm phân đạm? A. KCl. B. CO(NH2)2. C. K2SO4. D. Ca3(PO4)2. Câu 7: Cho các oxit sau: SO3; Fe2O3; CaO; NO; PbO; P2O5. Số oxit tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Dãy chất nào sau đây mà tất cả đều tác dụng với dung dịch H2SO4loãng? A. CuO, KOH, Ba(NO3)2, Zn. B. HCl, ZnO, KOH, BaCl2. C. Cu, CuO, HNO3, Mg. D. Cu, Ag, BaCl2, MgSO4. Câu 9: Dãy bazơ bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit và nước là A. Fe(OH)2, Mg(OH)2, NaOH. B. Fe(OH)3, Al(OH)3, Mg(OH)2. C. Ca(OH)2, Mg(OH)2, KOH. D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2. Câu 10 : Dãy nào sau đây tất cả đều tác dụng với dung dịch NaOH ? A. H2SO4, SO2, CuCl2. B. BaCl2, CuO, HNO3. C. HCl, CuSO4, KOH. D. MgO, H3PO4, BaCl2. Câu 11: Chất nào sau đây dùng để nhận biết hai dung dịch: Na2CO3 và NaCl A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch KCl. C. Dung dịch CaCl2 D. NaCl. Câu 12: Cho các cặp chất sau: (1). MgSO4 và HCl (2). H2SO4 và Na2CO3 (3). AgNO3 và NaCl (4). NaOH và KCl.
  2. Các cặp chất nào không phản ứng với nhau? A. (1), (2). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3). Câu 13: Để phân biệt 4 dung dịch NaOH, Ba(OH)2, NaCl, Na2SO4 người ta dùng A. Phenolphtalein và quỳ tím. B. Dung dịch HCl và kim loại. C. Dung dịch HCl và H2SO4. D. Quỳ tím và dung dịch H2SO4. Câu 14: Trung hoà 400 ml dung dịch HCl 0,5M bằng dung dịch NaOH 1M . Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là A. 100 ml . B. 300 ml. C. 200 ml. D. 400 ml. Câu 15: Nếu rót 100 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ: A. Làm quỳ tím chuyển đỏ. B. Làm quỳ tím chuyển xanh. C. Làm dung dịch phenolphtalein chuyển đỏ. D. Không làm thay đổi màu quỳ tím. B. TỰ LUẬN : (5,0 điểm) Câu 1: (2đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau. (Ghi rõ điều kiện nếu có) (1) ( 2) ( 3) ( 4) ZnO ZnCl2 Zn(NO3)2 Zn(OH)2 ZnSO4 Câu 2: (1đ) Chỉ được dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt sau (chứa trong các lọ mất nhãn): H2SO4, KCl, BaCl2, NaOH. Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 3: (2,0đ) Cho 120 gam dung dịch CuSO4 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10%. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng. c. Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng. (Biết: Cu = 64, S = 32, O = 16, Na = 23, H = 1, Cl = 35,5)
  3. TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Môn: Hóa học - Lớp 9 Họ tên:........................................... Lớp 9/ Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ B Điểm Lời phê A. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm ) Khoanh vào các chữ cái A, B, C, D cho phương án trả lời đúng Câu 1: Chất nào sau đây là oxit bazơ? A. NO. B. K2O. C. P2O5. D. SO2. Câu 2: Oxit nào có ứng dụng tẩy trắng bột giấy? A. N2. B. CO2. C. SO2. D. CaO. Câu 3: Nguyên liệu được dùng để sản xuất SO2 trong công nghiệp là: A. Na2SO3. B. S. C. H2SO4. D. CaSO3. Câu 4: Cho các oxit sau: CO2; Fe2O3; CaO; Na2O; PbO. Số oxit tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 5: Dãy bazơ nào sau đây đều không bị nhiệt phân hủy? A. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2. B. Cu(OH)2, KOH, Mg(OH)2. C. Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3. D. Ba(OH)2, KOH, NaOH. Câu 6: Cho các cặp chất sau: (1). MgSO4 và HCl (2). H2SO4 và Na2CO3 (3). AgNO3 và NaCl (4). NaOH và KCl. Các cặp chất nào phản ứng với nhau? A. (1), (2). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (4). Câu 7: Chất nào trong các chất sau đây được dùng làm phân lân? A. KCl. B. CO(NH2)2. C. K2SO4. D. Ca3(PO4)2. Câu 8: Bazơ tan và bazơ không tan có tính chất hoá học chung là A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Tác dụng với axit. C. Tác dụng với oxit axit. D. Bị nhiệt phân huỷ. Câu 9: Để phân biệt 4 dung dịch NaOH, Ba(OH)2, NaCl, Na2SO4 người ta dùng A. Quỳ tím và dung dịch H2SO4. B. Dung dịch HCl và kim loại. C. Dung dịch HCl và H2SO4. D. Phenolphtalein và quỳ tím. Câu 10: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ: A. Làm quỳ tím chuyển đỏ. B. Làm quỳ tím chuyển xanh. C. Làm dung dịch phenolphtalein chuyển đỏ. D. Không làm thay đổi màu quỳ tím. Câu 11: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? A. HCl. B. NaOH. C. Na2SO4. D. K2SO4
  4. Câu 12: Dãy chất nào sau đây mà tất cả đều tác dụng với dung dịch H2SO4loãng? A. Cu, NaOH, Ba(NO3)2, Zn. B. HCl, ZnO, KOH, BaCl2. C. Mg, CuO, NaOH , PbCl2. D. Cu, Ag, BaCl2, MgSO4. Câu 13 : Dãy nào sau đây tất cả đều tác dụng với dung dịch NaOH ? A. BaCl2, KOH, HNO3. B. H2SO4, SO2, KCl. C. HCl, CuSO4, KOH. D. CO2, HCl, CuCl2. Câu 14: Chất nào sau đây dùng để nhận biết hai dung dịch: Na 2CO3 và NaCl A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch KCl. C. Dung dịch BaCl2. D. NaCl. Câu 15: Trung hoà 200 ml dung dịch HCl 1M bằng 400 ml dung dịch NaOH. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là A. 0,5M . B. 0,2M. C. 2M. D. 1M. B. TỰ LUẬN : (5,0 điểm) Câu 1: (2đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau. (Ghi rõ điều kiện nếu có) (1) ( 2) ( 3) ( 4) MgSO4 MgCl2 Mg(OH)2 MgO MgSO4 Câu 2: (1đ) Chỉ được dùng quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt sau (chứa trong các lọ mất nhãn): H2SO4, KCl, Ba(OH)2, NaOH. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 3: (2đ) Cho 200g dung dịch H2SO4 14,7% tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 20,8% a) Viết phương trình hóa học b) Tính khối lượng dung dịch BaCl2 đã dùng. c) Tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng . (Biết: Ba = 137, H = 1, S = 32, O = 16, Cl = 35,5)
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: HÓA HỌC 9 Mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao kiến thức TN TL TN TL TN TL TN TL Tính chất hóa học của oxit OXIT Chọn dãy chất tác dụng với H2O Ứng dụng của CaO Số câu 2 1 Số điểm 0,67đ 0,33đ Phản ứng trung hòa Chọn dãy chất tác dụng với dd AXIT Tính chất axit Toán dư axit Viết PTHH Số câu 2 1/2 1 1 Số điểm 0,67đ 1đ 0,33đ 0,33đ Xác định dãy chất t/d NaOH BAZƠ Tính chất của bazơ Tính nồng độ mol Chọn dãy bazo bị phân hủy Số câu 1 2 1 Số điểm 0,33đ 0,67đ 0,33đ Điều kiện để phản ứng trao Xác định phân bón kép Nhận biết nâng cao MUỐI đổi xảy ra Chọn cặp chất phản ứng Nồng độ sau phản ứng Tính khối lượng dung dịch Viết PTHH Nhận biết Số câu 1 1/2 2 1 1 1/2 1/2 Số điểm 0,33đ 1đ 0,67đ 1đ 0,33đ 1đ 1đ T. số câu 6 1 6 1 3 1/2 1/2 Số điểm 2đ 2đ 2đ 1đ 1đ 1đ 1đ
  6. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN HÓA 9 ĐỀ A PHẦN A: Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,33 điểm (đúng 3 câu 1 điểm, 2 câu 0,7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/án D B B A C B B A B A C B D C A PHẦN B. TỰ LUẬN 5 ( điểm) Câu 1(2đ)-Mỗi PTHH đúng 0,5đ , sai hệ số -0,25đ (1): ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O (2): ZnCl2 + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2AgCl (3): Zn(NO3)2 + 2NaOH Zn(OH)2 + 2NaNO3 (4): Zn(OH)2 + H2SO4 ZnSO4 + 2H2O Câu 2(1đ): - Dùng quỳ tím nhận biết H2SO4 , NaOH (0,5điểm) - Dùng H2SO4 nhận biết được BaCl2(có kết tủa trắng) . Còn lại KCl (0,25 điểm) PTHH: H2SO4 + BaCl2 2HCl + BaSO4 (0,25 điểm) Câu 3(2đ) Viết đúng phương trình: CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 (0,25điểm) 120 x 20 Số mol của CuSO4 là n 0,15mol (0,25điểm) 100 x160 Số mol của NaOH là : 0,3 mol Khối lượng NaOH là : 0,3 x 40 = 12 gam (0,25điểm) 120 x100% Khối lượng dung dịch NaOH là : mdd 120 g (0,25điểm) 10% Số mol của Na2SO4 là : 0.15 mol Khối lượng của Na2SO4 là: 21.3gam (0,25điểm) Số mol của Cu(OH)2 là : 0,15 mol Khối lượng của Cu(OH)2 là 14,7 gam (0,25điểm) Khối lượng dung dịch sau phản ứng: mdd = 120+ 120- 14,7 = 225,3 g (0,25điểm) Tính đúng C% chất sau phản ứng: C% = 9,45 % (0,25 điểm)
  7. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN HÓA 9 ĐỀ B PHẦN A: Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,33 điểm (đúng 3 câu 1 điểm, 2 câu 0,7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/án B C B A D C D B A D D C D C A PHẦN B. TỰ LUẬN 5 ( điểm) Câu 1(2đ)-Mỗi PTHH đúng 0,5đ , sai hệ số -0,25đ (1): MgSO4 + BaCl2 MgCl2 + BaSO4 (2): MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl (3): Mg(OH)2 t0 MgO + H2O (4): MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O Câu 2(1đ): - Dùng quỳ tím nhận biết H2SO4 , KCl (0,5điểm) - Dùng H2SO4 nhận biết được Ba(OH)2(có kết tủa trắng) . Còn lại NaOH (0,25 điểm) PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 2H2O + BaSO4 (0,25 điểm) Câu 3(2đ) Viết đúng phương trình: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl (0,25điểm) 200 x14,7% Số mol của H2SO4 là n 0,3mol (0,25điểm) 100 x98 Khối lượng BaCl2 là : 0,3 x 208 = 62,4 gam (0,25điểm) Khối lượng dung dịch BaCl2 là 300g (0,25điểm) Khối lượng của HCl là: 21,9gam (0,25điểm) Khối lượng của BaSO4 là 69,9 gam (0,25điểm) Khối lượng dung dịch sau phản ứng: mdd = 200+ 300- 69,9 = 430,1 g (0,25điểm) Tính đúng C% chất sau phản ứng: C% = 5,09 % (0,25 điểm) DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TTCM NGƯỜI RA ĐỀ Lê văn Cường Đặng Thị Kim Tuyết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2