intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2022 - 2023 MÔN: HÓA HỌC 9 MÃ ĐỀ: HH903 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /11/2022 A. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. P2O5 B. CO2. C. Na2O. D. SO2. Câu 2. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO 4 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn nào sau đây? A. Cu. B. CuO. C. Cu2O. D. Cu(OH)2. Câu 3. Tính chất hóa học nào sau đây không phải là của muối? A. Tác dụng với muối tạo thành hai muối mới. B. Tác dụng với kim loại sinh ra muối mới và khí không màu. C. Tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. D. Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. Câu 4. Để pha loãng axit sunfuric H2SO4 đặc ta cần thực hiện theo cách nào sau đây? A. Cho cùng lúc cả axit với nước vào cốc. B. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều. C. Rót từ từ nước vào dung dịch axit. D. Đổ nhanh nước vào dung dịch axit khuấy đều. Câu 5. Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm trên thì làm cho dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng? A. Na2O. B. CO2. C. NO. D. CO. Câu 6. Hoà tan 5,85g natri clorua vào nước thu được 50ml dung dịch. Dung dịch tạo thành có nồng độ mol là A. 2.75M. B. 2M. C. 1,25M. D. 1M. Câu 7. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro? A. CaO. B. NaOH. C. CO2. D. Fe. Câu 8. Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là: A. CaCO3 và HCl. B. K2CO3 và HNO3. C. Na2SO3 và HCl. D. CuCl2 và KOH. Câu 9. Tính chất hóa học nào không phải của axit? A. Tác dụng với muối. B. Tác dụng với oxit axit. C. Tác dụng với kim loại. D. Tác dụng với oxit bazơ. Câu 10. Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào A. thành phần phần trăm khối lượng NO có trong phân bón. B. thành phần phần trăm khối lượng NH3 có trong phân bón. C. thành phần phần trăm khối lượng HNO3 có trong phân bón. D. thành phần phần trăm khối lượng N có trong phân bón. Câu 11. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là A. Ba(OH)2. B. NaNO3. C. K2SO4. D. NaCl. Câu 12. Những dãy chất nào sau đây đều là oxit axit? A. CO2, SO3, Na2O, NO2. B. H2O, CaO, FeO, CuO. C. CO2, SO2, CO, P2O5. D. SO2, P2O5, CO2, N2O5. Câu 13. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Zn, Fe, Cu. B. Fe, Ag, Mg. C. Fe, Zn, Ag. D. Zn, Fe, Al. Câu 14. Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là A. 2,5 lít. B. 0,25 lít. C. 1,5 lít. D. 3,5 lít. Câu 15. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng trung hòa? A. NaOH + HCl → NaCl + H2O. B. 2Cu + O2 2CuO. Mã đề HH903 Trang 2/2
  2. C. 2KClO3 2KCl + 3O2. D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Câu 16. Trong các bazơ sau, bazơ nào không tan được trong nước? A. Ba(OH)2. B. Cu(OH)2. C. KOH. D. NaOH. Câu 17. Tại sao trong nông nghiệp người ta lại rắc bột vôi (CaO) để khử chua đất trồng? A. Vì CaO là chất rẻ tiền, có nhiều ở ngoài thiên nhiên nên dễ khai thác và bảo quản. B. Vì CaO sẽ tan trong nước tạo ra dung dịch Ca(OH) 2, dung dịch này dễ dàng tác dụng với khí cacbonic trong không khí tạo thành đá vôi. C. Vì CaO sẽ tan trong nước tạo ra dung dịch Ca(OH) 2, dung dịch này sẽ trung hòa bớt lượng axit có trong đất, từ đó làm cho đất bớt chua. D. Vì CaO tác dụng với khí cacbonic trong không khí tạo thành chất rắn, màu trắng không tan trong nước. Câu 18. Ứng dụng nào sau đây không phải là của NaCl? A. Gia vị trong bảo quản thực phẩm. B. Chế tạo chất tẩy tửa, xà phòng. C. Chế tạo diêm, thuốc súng. D. Chế tạo chất sát khuẩn. Câu 19. Cho phương trình phản ứng: Na2CO3+ 2HCl → 2NaCl + X +H2O X là A. H2. B. CO2. C. SO2. D. Cl2. Câu 20. Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong A. nước khoáng. B. nước mưa. C. nước sông. D. nước biển. Câu 21. Hiện tượng xảy ra khi nhúng một đinh sắt sạch vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl là A. có khí không màu thoát ra. B. có khí không màu, mùi khai thoát ra. C. dung dịch đậm dần sau đó mất màu. D. dung dịch chuyển sang màu đỏ. Câu 22. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa. Nung kết tủa đến thu được trong không khí đến khi có khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Trong chất rắn X gồm A. Cu(OH)2 và BaSO4. B. Cu(OH)2 và Ba(OH)2. C. Cu2O và BaSO4. D. CuO và BaSO4. Câu 23. Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2. X và Y lần lượt là A. H2SO4 và BaCl2. B. H3PO4 và Ba3(PO4)2. C. HCl và BaCl2. D. H2SO4 và BaSO4. Câu 24. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với kim loại đồng sinh ra khí A. CO2. B. SO3. C. SO2. D. H2S. Câu 25. Chất khí nặng gấp 2,2069 lần không khí là A. SO2. B. SO3. C. CO2. D. NO. Câu 26. Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng A. dung dịch AgNO3. B. dung dịch Pb(NO3)2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch BaCl2. Câu 27. Trong các muối sau đây, muối nào là muối axit? A. KNO3. B. KHCO3. C. Na3PO4. D. NaCl. Câu 28. Nhóm chất tác dụng được với dung dịch HCl là A. Na2O, SO3, CO2. B. K2O, P2O5, CaO. C. BaO, SO3, P2O5. D. CaO, BaO, Na2O. B. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): Cho 150ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng với dung dịch NaOH 2M. a) Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng cho phản ứng? b) Nếu sục 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch NaOH với lượng tính được ở phần a. Sau phản ứng ta thu được mấy loại muối? Viết phương trình hóa học xảy ra. Câu 2 (1 điểm): Em hãy giải thích tại sao khí sunfurơ (SO 2) là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit? Cho NTK của C = 12, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Cl = 35.5, Zn = 65 ------ HẾT ------
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2022 - 2023 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN: HÓA HỌC 9 MÃ ĐỀ: HH903 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /11/2022 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT – MÃ ĐỀ HH903 A. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM). Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Đáp án C B B B A B D C B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A D D B A B C C B D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án A D C C A D B D B. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu Đáp án Điểm Câu 1 Đổi 150ml = 0,15 lít 0,25 điểm (2 điểm) Số mol của H2SO4 là 0,15 . 1 = 0,15 mol a. PTHH : H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O 0,25 điểm PT 1 2 1 2 PỨ 0,15→ 0,3 Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là: Vdd NaOH = = 0,15 lít 0,25 điểm b. Số mol CO2 là = 0,3 mol 0,25 điểm xét T =  Sản phẩm sinh ra chỉ có muối NaHCO3 0,25 điểm PTHH: NaOH + CO2 → NaHCO3 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 2 Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, khí SO 2 0,25 điểm (1 điểm) có trong không khí sẽ phản ứng với oxi, hơi nước trong khí quyển để hình thành axit H2SO4, axit này đã làm cho nước mưa có tính axit => khí SO2 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit. PTHH: 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 0,25 điểm 0,5 điểm HS thiếu cân bằng trừ 0,25 điểm. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Tố Loan Vũ Trí Công Mã đề HH903 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2