intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Núi Thành’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: HOÁ HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. BẢNG ĐẶC TẢ Số ý TL/số câu Câu hỏi Nội Mức hỏi TN Yêu cầu cần đạt dung độ TL TN TN TL (Số (Số (Số (Số ý) ý) câu) câu) Nhận - Tính chất hóa học: Oxit axit tác dụng được với nước, 8 C1,2 biết dung dịch bazơ, oxit bazơ, oxit bazơ tác dụng được với C3,4 nước, dung dịch axit, oxit axit; Sự phân loại oxit. C5,6 - Tính chất, ứng dụng, điều chế CaO, SO2. C7,8 - Tính chất hóa học của Axit: Tác dụng với quỳ tím, oxit bazo , bazo và kim loại - Tính chất ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc( tác dụng với kim loại, tính háo nước) phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. + HS biết được tính chất hóa học của axit HCl, H2SO4 Các loãng. loại + Biết được cách viết PTPƯ thể hiện t/chất HH chung hợp của axit. chất + Viết đúng các PTHH cho mối t/chất. H2SO4 đặc có vô những t/chất hoá học riêng: Tính oxi hoá ( t/dụng với cơ những kim loại kém hoạt động ) tính háo nước, dẫn ra được những PTHH cho những t/chất này. Những ứng dụng quan trọng của axit này trong sản xuất, trong đời sống - Những tính chất hóa học chung của bazơ và viết được phương trình hóa học tương ứng cho mỗi tính chất. - Các tính chất vật lý, hoá học của NaOH. Chúng có đầy đủ tính chất hoá học của một dung dịch bazơ. viết được các phương trình phản ứng minh hoạ cho các tính chất hoá học của NaOH. Biết phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp. - Các tính chất vật lý, hoá học của Ca(OH)2: Có đầy đủ tính chất hoá học của một dung dịch bazơ. Viết được các phương trình phản ứng minh hoạ cho các tính chất hóa học của Ca(OH)2. Biết ý nghĩa pH của dung dịch. Biết cách pha chế dung dịch, biết ứng dụng Canxi hiđroxit. - Tính chất hóa học của muối: Tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác,
  2. phản ứng nhiệt phân và điều kiện để các phản ứng xảy ra. - Một số tính chất, ứng dụng của NaCl. - Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. - Tên, thành phần hoá học, ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng. Thông - Viết được các phương trình hóa học minh họa tính 1+ 1 C11 C9 hiểu chất hoá học của một số oxit. 1/3 C12a - Nhận biết một số oxit cụ thể. - Tính % khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất. - Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của oxit. - Phân biệt được một số oxit cụ thể. - Sử dụng an toàn những axit này trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Các nguyên liệu công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp, những phản ứng xảy ra trong các công đoạn. - Vận dụng những t/chất của axit HCl, H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng Rèn kỹ năng viết PTPƯ, phân biệt các chất , kỹ năng làm b/tập HH - Những tính chất hoá học của oxit bazơ ,oxit axit và mối quan hệ giữa oxit bazơ và oxit axit - Những tính chất hoá học của axit - Dẫn ra những phản ứng hoá học minh hoạ cho tính chất của những hợp chất trên bằng những chất cụ thể như :CaO,SO2,HCl,H2SO4. - Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của axit nói chung. - Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của HCl, H2SO4 loãng và H2SO4 đặc tác dụng với kim loại . - Viết các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc , nóng - Nhận biết dung dịch HCl và dung dịch muối clorua, axit H2SO4 và dd muối sunfat. - Tính nồng độ hoặc khối lượng dd axit HCl, H2SO4 trong phản ứng. - Phương pháp sản xuất NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl trong công nghiệp, viết được phương trình điện phân. Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng - Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng. - Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của muối. - Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng Vận - Tính khối lượng Oxit, axit, bazo, muối 2/3 1 C12b,c C10 dụng - Nhận biết các dung dịch bậc - Nhận biết các chất rắn thấp - Nhận biết các chất khí - Vận dụng được những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng . Vận - Giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến 1 C13
  3. dụng oxit bazơ/bazơ thường gặp bậc - Tính C% của chất tan trong dung dịch sau phản ứng. cao - Tính CM sau phản ứng IV. THIẾT LẬP MA TRẬN Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng dung TN TL TN TL TN TL TN TL 1. - Nhận biết oxit - Viết PT thể Khối lượng chất Giải thích hiện Nhận axit, oxit bazơ hiện tính chất có trong hỗn tượng thực tế biết, - Nhận biết axit hóa học của hợp liên quan đến tính sunfuric và bazơ/ oxit axit oxit bazơ/bazơ chất muối sunfat - Tinh chế khí thường gặp các loại - Hiện tượng thí HCVC: nghiệm tính oxit, chất hóa học axit, của oxit bazơ/ bazơ, axit. muối - Nhận biết phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi. Số câu 5 1 1/3 1 1 8+ hỏi 1/3 Số 2,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0 đ 5,0đ điểm 2. Ứng - Biết nguyên dụng, liệu, sản phẩm điều của pp điều chế chế các NaOH có màng loại ngăn. HCVC - Ứng dụng của SO2, CaO - Sản xuất axit sunfuric Số câu 3 3 hỏi Số 1,5đ 1,5đ điểm 3. Mối Viết PTHH thể quan hiện mối quan hệ giữa hệ giữa các loại các loại HCVC hợp chất vô cơ. Số câu 1 1 hỏi Số 2,0đ 2,0đ điểm 4. Tính - Xác định chất
  4. toán dư. Tính khối lượng/ thể tích chất dư. - Tính khối lượng sản phẩm Số câu 2/3 2/3 hỏi Số 1,5đ 1,5đ điểm Tổng 8 1 1 và 1 2/3 1 13 số câu 1/3 Tổng 4,0đ 0,5 đ 2,5 đ 0,5 đ 1,5đ 1,0 đ 10,0đ số điểm Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  5. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: HÓA HỌC – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề:1 (Đề này có 01 trang) I.TRẮC NGHIỆM: (5điểm) Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi. Câu 1. Chất nào sau đây là oxit axit? A. K2O. B. SO3. C. Fe2O3. D. MgO. Câu 2. Nguyên liệu sản xuất NaOH là A. dung dịch CaCl2 bão hòa. B. dung dịch HCl. C. dung dịch NaCl bão hòa. D. dung dịch H2SO4. Câu 3. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 và Na2SO4 chứa trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn, người ta dùng A. dung dịch Ba(NO3)2. B. dung dịch HCl. C. Cu. D. Mg. Câu 4. Oxit nào dưới đây được dùng làm chất hút ẩm, xử lí nước thải công nghiệp? A. CaO. B. SO2. C. CO2. D. CuO. Câu 5. Chất nào dưới đây tác dụng với dung dịch HCl tạo dung dịch không màu? A. Cu(OH)2. B. Fe2O3. C. CuO. D. ZnO. Câu 6. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng trao đổi? A. Fe + CuSO4 ⎯ ⎯→ FeSO4 + Cu. B. 2NaOH + CuSO4 ⎯ ⎯→ Na2SO4 + Cu(OH)2. C. CaCO3 CaO + CO2. D. CaO + H2O ⎯ ⎯→ Ca(OH)2 Câu 7. Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau? A. CaCO3 và H2SO4. B. CaCl2 và Na2CO3. C. NaNO3 và HCl. D. HCl và Mg(OH)2. Câu 8. Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2. Để làm sạch khí CO người ta dùng hóa chất rẻ tiền nhất là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch H2SO4 . C. dung dịch BaCl2. D. dung dịch Ca(OH)2. Câu 9. Hãy chọn sơ đồ phản ứng thích hợp sản xuất axit sunfuric ? A. FeS2 -> SO2 -> H2SO3 -> H2SO4. B. S -> SO2 -> SO3 -> H2SO3. C. FeS2 -> SO2 -> SO3 -> H2SO4. D. FeS2 -> SO2 -> SO3 -> BaSO4. Câu 10. Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,24 lit khí (đktc). Khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp là A. 8g. B. 16g. C. 24g. D. 32g. II. TỰ LUẬN: (5điểm) Câu 11 (2,0 đ).Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau: CaCO3 ⎯ ⎯→ CaO ⎯ ⎯→ Ca(OH)2 ⎯ ⎯→ CaCl2 ⎯ ⎯→ Ca(NO3)2 Câu 12 (2,0 đ). Dẫn từ từ 1,344 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6 gam NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3. a. Viết PTHH b. Chất nào đã lấy dư và dư bao nhiêu (lit hoặc gam) ? c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng? Câu 13 (1,0 đ). Giải thích tại sao người ta dùng vôi để cải tạo đất ở một số ruộng chua? Cho nguyên tử khối: C = 12; O = 16; Na = 23; H = 1, Fe = 56. ---------------Hết ---------------
  6. UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: HÓA HỌC – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề:2 (Đề này có 01 trang) I. TRẮC NGHIỆM:(5điểm) Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi. Câu 1. Chất nào sau đây là oxit bazơ? A. K2O. B. P2O5. C. SO2. D. CO2. Câu 2. Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn là A. H2, Cl2, H2O. B. NaOH, H2, Cl2. C. KOH, NaOH, H2O. D. NaOH, H2O, H2. Câu 3. Để phân biệt hai dung dịch H2SO4 và HCl chứa trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn, người ta dùng A. dung dịch Ba(NO3)2. B. Fe. C. dung dịch phenolphtalein. D. dung dịch NaOH. Câu 4. Oxit nào dưới đây được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy? A. CaO. B. SO2. C. CO2. D. CuO. Câu 5. Chất nào dưới đây tác dụng với dung dịch HCl tạo dung dịch có màu xanh lơ? A. Cu. B. Fe2O3. C. CuO. D. Zn. Câu 6. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trung hòa? A. Fe + CuSO4 ⎯ ⎯→ FeSO4 + Cu. B. 2NaOH + CuSO4 ⎯ ⎯→ Na2SO4 + Cu(OH)2. C. CaCO3 CaO + CO2. D. Ca(OH)2 + H2SO4 ⎯ ⎯→ CaSO4 + 2H2O. Câu 7. Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau? A. K2CO3 và H2SO4. B. BaCl2 và CuSO4. C. Na2SO4 và HCl. D. H2SO4 và Cu(OH)2. Câu 8. Hãy chọn sơ đồ phản ứng thích hợp sản xuất axit sunfuric ? A. FeS2 -> SO2 -> SO3 -> H2SO4. B. FeS2 -> SO2 -> H2SO3 -> H2SO4. C. S -> SO2 -> SO3 -> H2SO3. D. FeS2 -> SO2 -> SO3 -> BaSO4. Câu 9. Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2. Để làm sạch khí CO người ta dùng hóa chất rẻ tiền nhất là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch Ca(OH)2. C. dung dịch BaCl2. D. dung dịch H2SO4 . Câu 10. Cho 21,5 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,24 lit khí (đktc). Khối lượng ZnO trong hỗn hợp là A. 20g. B. 15g. C. 10g. D. 5g. II. TỰ LUẬN: (5điểm) Câu 11 (2,0 đ).Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau: BaO ⎯ ⎯→ Ba(OH)2 ⎯ ⎯→ BaCO3 ⎯ ⎯→ BaCl2 ⎯ ⎯→ BaSO4 Câu 12 (2,0đ). Dẫn từ từ 1,792 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 8 gam NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3. a. Viết PTHH b. Chất nào đã lấy dư và dư bao nhiêu (lit hoặc gam) ? c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng? Câu 13 (1,0 đ). Tại sao khi quét nước vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ? Cho nguyên tử khối: C = 12; O = 16; Na = 23; H = 1, Zn = 65 ---------------Hết ---------------
  7. V. HƯỚNG DẪN CHẤM Mã đề 1: A. Trắc nghiệm: (5,0đ) Mỗi câu đúng ghi 0,5đ. Không chọn câu nào hoặc chọn 2 câu trở lên không ghi điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C D A D B C D C B B. Tự luận: (5,0đ) Câu 11. (2,0đ) to (1) CaCO3 ⎯⎯ CaO + CO2 → (2) CaO + H2O ⎯ ⎯→ Ca(OH)2 (3) Ca(OH)2 + 2HCl ⎯⎯→ CaCl2 + 2H2O (4) CaCl2 + 2AgNO3 ⎯ ⎯→ Ca(NO3)2 + 2AgCl Mỗi phương trình hóa học đúng được 0,5 điểm, cân bằng sai trừ 0,25 điểm/1 PT. (Học sinh làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa). Câu 12. (2,0 đ) a. Viết đúng PTHH (0,5 điểm) b. tính được số mol CO2: 0,06 mol Tính được số mol NaOH: 0,15 mol ( 0,25 điểm) Lập tỉ lệ => NaOH dư, CO2 phản ứng hết -> tính theo số mol CO2 ( 0,25 điểm) 2NaOH + CO2 ⎯ ⎯→ Na2CO3 + H2O Theo pt: 2 1 1 1 (mol) Theo gt: 0,12 0,06 0,06 (mol) (0,25 điểm) Số mol NaOH dư: 0,15 – 0,12 = 0,03 (mol) Khối lượng NaOH dư: m = n. M = 0,03 . 40 = 1,2 (g) (0,25 điểm) c. Khối lượng Na2CO3 tạo thành là: m = n . M = 0,06 . 106 = 6,36 (g) (0,5 điểm ) Câu 13. (1,0 đ) Đất chua là đất có tính axit khiến cây trồng khó phát triển. Để trung hòa độ chua của đất, người ta thường bón những chất có tính kiềm như: vôi sống CaO hoặc vôi bột Ca(OH)2,..... Ngoài ra, bón vôi còn có tác dụng diệt nấm bệnh trong đất. .................................Hết.................................
  8. Mã đề 2 A. Trắc nghiệm: (5,0đ) Mỗi câu đúng hi 0,5đ. Không chọn câu nào hoặc chọn 2 câu trở lên không ghi điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B A B C D C A B B B. Tự luận: (5,0đ) Câu 11. (2,0đ) (1) BaO + H2O ⎯ ⎯→ Ba(OH)2 (2) Ba(OH)2 + CO2 ⎯ ⎯→ BaCO3 + H2O (3) BaCO3 + 2HCl ⎯ ⎯→ BaCl2 + CO2 + H2O (4) BaCl2 + Na2SO4 ⎯ ⎯→ BaSO4 + 2NaCl Mỗi phương trình hóa học đúng được 0,5 điểm, cân bằng sai trừ 0,25 điểm/1 PT. (Học sinh làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa). Câu 12. (2,0 đ) a. Viết đúng PTHH (0,5 điểm) b. Số mol CO2: 0,08 mol Số mol NaOH: 0,2 mol ( 0,25 điểm) Lập tỉ lệ => NaOH dư, CO2 phản ứng hết -> tính theo số mol CO2 ( 0,25 điểm) 2NaOH + CO2 ⎯ ⎯→ Na2CO3 + H2O Theo pt: 2 1 1 1 (mol) Theo gt: 0,16 0,08 0,08 (mol) (0,25 điểm) Số mol NaOH dư: 0,2 – 0,16 = 0,04 (mol) Khối lượng NaOH dư: m = n. M = 0,04 . 40 = 1,6 (g) (0,25 điểm) c. Khối lượng Na2CO3 tạo thành là: m = n . M = 0,08 . 106 = 8,48 (g) (0,5 điểm ) Câu 13 (1,0 đ) Khi quét nước vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại : Nước vôi là canxi hidroxit, dung dịch có màu trắng đục do là chất ít tan trong nước. Khi quét lên tường thì Ca(OH) 2 nhanh chóng khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình: Ca(OH)2 + CO2 ⎯ ⎯→ CaCO3 + H2 O ..................................Hết ...................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0