intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My" để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My

  1. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG Năm học: 2023 - 2024 Môn: Hóa học 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm 02 trang) Họ và tên:..........................................Lớp:........................SBD:......................... I. Phần trắc nghiệm: (5,0 điểm) * Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng A, B, C hoặc D tương ứng với câu hỏi rồi ghi vào giấy bài làm. (Ví dụ: Câu 1 chọn A thì ghi câu 1: A) Câu 1. Dãy chất gồm các oxit bazơ: A. CuO, NO, MgO, CaO. B. CaO, CO2, K2O, Na2O. C. CuO, CaO, MgO, Na2O. D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7. Câu 2. CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng vì: A. CaO tác dụng với O2. B. CaO tác dụng với CO2. C. CaO dụng với nước. D. Cả B và C đúng. Câu 3. Có 1 ống nghiệm chứa nước và dung dịch phenolphtalein, cho oxit nào vào ống nghiệm trên thì làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng? A. CaO. B. CO2. C. CO. D. NO. Câu 4. Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng A. giấy quỳ tím ẩm. B. giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy còn tàn đỏ. C. than hồng trên que đóm. D. dẫn các khí vào nước vôi trong. Câu 5. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro? A. Fe. B. NaOH. C. CaO. D. CO2. Câu 6. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H 2SO4 là A. K2SO4. B. Ba(OH)2. C. NaCl. D. NaNO3. Câu 7. Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Cu, Zn, Na. B. Mg, Fe, Zn. C. Ag, Ba, Fe. D. Au, Pt, Cu. Câu 8. Bazơ không có tính chất hoá học nào? A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước. C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước. D. Tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước. Câu 9. Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100ml dd Ca(OH)2. Nồng độ mol của dd Ca(OH)2 đã dùng.
  2. A. 1M. B. 2M. C. 3M. D. 4M. Câu 10. Cho a gam CaCO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí ở đktc. Giá trị của a là A. 15,9 gam. B. 10,5 gam. C. 34,8 gam. D. 10 gam. Câu 11. Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó? A. CaCO3. B. CaSO4. C. NaCl. D. Pb(NO3)2. Câu 12. Có 3 lọ mất nhãn đựng các hóa chất sau: HCl, H 2SO4, NaOH. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ? A. Dùng quì tím. B. Dùng dung dịch BaCl2. C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2. D. Dùng quì tím và dung dịch phenol phtalein. Câu 13. Để điều chế dung dịch Ba(OH)2, người ta cho: A. BaO tác dụng với dung dịch H2SO4. B. BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2CO3. C. BaO tác dụng với dung dịch H2O. D. Ba(NO3)2 tác dụng với dung dịch Na2SO4. Câu 14. Cho 5,6 g sắt tác dụng với axit clohiđric dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đktc) là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 11,2 lít. D. 22,4 lít. Câu 15. Tính chất hóa học nào sau đây không phải của muối: A. tác dụng với kim loại sinh ra muối mới và khí bay hơi. B. tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới. C. tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới. D. bị phân hủy ở nhiệt độ cao. II. Phần tự luận: (5,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm). Có 3 hoá chất bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Hãy trình bày cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học nếu có. Câu 2. (2,0 điểm). Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hoá (ghi rõ điều kiện nếu có). FeS2 SO2 Na2SO3 Na2SO4 BaSO4 Câu 3. (2,0 điểm). Cho 3,36 lít CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml dd NaOH. a. Viết phương trình hoá học. b. Tính nồng độ mol của dd NaOH đã dùng. c. Tính khối lượng muối thu được. (Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Na = 23đvC, O = 16đvC, C= 12đvC, H=1đvC, Na=23 đvC, Fe=56 đvC) -------------------------------Hết-------------------------------
  3. (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2