intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em “Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ". Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS La Bằng, Đại Từ

  1. TRƯỜNG THCS LA BẰNG TIẾT 26. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I A. MA TRẬN MỨC Tổng Tên Điểm số ĐỘ số câu bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao học TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Em 2 2 0 0 0 0 1 4 1 4 với nhà trường Chủ đề 2: Khám 1 0 1 1 1 0 0 3 1 3,5 phá bản thân Chủ đề 3: Trách nhiệm 1 0 0 0 0 1 0 0 1 1 2,5 với bản thân Tổng 4 0 3 1 1 2 0 1 8 3 10,0 Điểm 2,0 0 1,5 2 0,5 2 0 2 4 6 10,0 số 2,0 điểm 3,5 điểm 2,5 điểm 2,0 điểm 10 điểm 10 Tổng số điểm 20% 35% 25% 20% 100 % điểm B. BẢN ĐẶC TẢ TT NỘI MỨC Số câu hỏi theo mức độ nhận thức DUNG ĐỘ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng KIẾN KIẾN hiểu cao
  2. THỨC THỨC KĨ NĂNG CẦN 1 1. Em với * Nhận 2 2 1 nhà biết - trường Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường. - Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. * Thông hiểu: Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn. * Vận dụng: Kể được những cách cần thiết để phòng, tránh bắt nạt học
  3. đường. 2 * Nhận biết Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân. * Thông hiểu: Nhận diện được khả năng tranh biện, 2. Khám thương phá bản 1 2 1 thuyết của thân bản thân trong một số tình huống. - Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực * Nhận 3. Trách 1 1 3 biết: nhiệm với Nhận biết bản thân được trách nhiệm của bản thân * Vận dụng: Thể hiện được trách nhiệm của
  4. bản thân trong các hoạt động. Tổng 4 4 2 1 C. ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM. (4 điểm) Khoanh tròn đáp án em cho là đúng. Câu 1. Em cần làm gì để xây dựng và giữ gìn tình bạn? A. Chia sẻ thẳng thắn, chân thành, cởi mở với bạn khi vui, buồn, khó khăn. B. Có hành vi, lời nói làm tổn thương bạn. C. Im lặng khi có hiểu lầm. D. Chỉ chia sẻ với bạn khi gặp khó khăn. Câu 2. Kể tên những hành vi bắt nạt bạn? A. Cho bạn chép bài, kể chuyện cho bạn nghe, chia sẻ với bạn những chuyện vui, buồn. B. Nhắn tin đe dọa bạn, bắt bạn cho chép bài, chặn đường, lục cặp sách của bạn. C. Kể chuyện cho bạn nghe, nhắn tin đe dọa bạn, làm hỏng đồ dùng của bạn. D. Giúp bạn khi gặp khó khăn, yêu thương bạn, chép bài giúp bạn khi bạn ốm. Câu 3. Em nên làm gì khi bị bắt nạt học đường? A. Im lặng cho qua. B. Không chia sẻ với thầy cô, bạn bè, tìm cơ hội đáp trả lại. C. Thể hiện thái độ “Không chấp nhận bị bắt nạt”, chia sẻ với thầy cô, bạn bè để được giúp đỡ. D. Tìm thêm các bạn bè khác để bắt nạt lại bạn khi có cơ hội. Câu 4. Việc KHÔNG nên làm để xây dựng truyền thống nhà trường? A. Tham gia xây dựng quy định của nhà trường. B. Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường. C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học. D. Bôi nhọ, nói xấu các thầy cô trong trường. Câu 5. Em cần làm gì để điều chỉnh cảm xúc của bản thân tích cực?
  5. A. Bình tĩnh, chủ động trước mọi tình huống, đưa ra ý kiến cá nhân và thảo luận một cách văn minh, lịch sự, tôn trọng lẫn nhau. B. Tranh giành, phản biện đến cùng các ý kiến không cùng quan điểm. C. Cáu giận khi có việc không hài lòng. D. Để cảm xúc tự do, theo sở thích của mình không quan tâm tới mọi người xung quanh. Câu 6. Biểu hiện của người sống có trách nhiệm? A. Sống, làm việc, học tập tùy tiện. B. Quan tâm, yêu thương bản thân, gia đình và mọi người xung quanh. C. Chỉ quan tâm đến bố hoặc mẹ. D. Trốn tránh, không thực hiện những nhiệm vụ bản thân được giao. Câu 7. Người không có khả năng thương thuyết là? A. Thuyết phục được đối tác về sự hợp lí của phương án mà em đề xuất. B. Thống nhất được với đối tác về phương án cuối cùng mà cả hai bên đều chấp nhận. C. Không nêu được đề xuất của bản thân. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. Câu 8. Một số tính từ chỉ nét đặc trưng trong tính cách của bản thân: A. Vui vẻ, hòa đồng, cởi mở. B. Thân thiện, dễ gần, cẩn thận. C. Nóng tính, cẩu thả, lười biếng, nhút nhát, nghiêm khắc, ích kỉ. D. Cả ba phương án trên. II. TỰ LUẬN. (6 điểm) Câu 1. (2 điểm): Em hãy nêu những việc nên làm để phòng tránh bắt nạt học đường? Câu 2. (2 điểm):Hãy tìm hiểu và đưa ra các biện pháp tranh biện có hiệu quả? Câu 3. (2 điểm): Tình huống Hùng là một học sinh khá, được bố mẹ động viên cần cố gắng học tập trong thời gian tới. Hùng thấy ý kiến của bố mẹ rất hay và quyết tâm thay đổi bản thân bằng cách dành tất cả thời gian trống để ôn luyện. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ông ngoại bị ốm, mẹ thường xuyên phải qua chăm ông nên không đưa đón em trai Hùng đi học được, mẹ ngỏ
  6. ý muốn Hùng trong thời gian rảnh sẽ nấu cơm, dọn dẹp và đưa đón em đi học. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì để thể hiện mình sống có trách nhiệm? D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (MỖI Ý 0,5Đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D A B C D II. TỰ LUẬN: Câu 1. HS nêu một số việc nên làm để tránh bị bắt nạt học đường (04 việc, mỗi sự việc 0,5 điểm) - Không trả lời tin nhắn có nội dung gây hấn, đe dọa - Kể lại với người em tin tưởng về việc bị bắt nạt - Thể hiện thái độ “Không chấp nhận bị bắt nạt” - Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt Câu 2. * Các bước lập luận khi tranh biện: - Trình bày rõ ràng luận điểm hay lí do chính vì sao ủng hộ hoặc phản đối. - Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng,... để giải thích, chứng minh cho luận điểm. - Đưa ra kết luận chung. * Những lưu ý để tranh biện có hiệu quả: - Trình bày, lập luận rõ ràng, chặt chẽ. - Nắm vững quan điểm của bản thân. - Tự tin, cởi mở, thẳng thắn. - Tôn trọng, lắng nghe ý kiến đối phương. - Luyện tập trước khi tranh biện. - Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện. Câu 3. Học sinh có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau.
  7. Ví dụ: Nếu là Hùng, em sẽ vẫn giúp mẹ làm những việc nhà và đưa đón em đi học để giúp đỡ mẹ trong thời gian mẹ phải chăm sóc ông. Trong thời gian đó, em vẫn cố gắng chú ý vào việc học (Đến lớp chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, về nhà cố gắng học tập, trong quá trình học không làm việc riêng…) Hướng dẫn xếp loại: - Bài đạt từ 5->10 xếp loại đạt (Đ) - Bài dưới 5 xếp loại chưa đạt (CĐ) BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN TRẦN THỊ HẢO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2