intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập cùng "Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức. Cùng tham khảo đề thi ngay các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Núi Thành

  1. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ THI GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024-2025. MÔN : Hoạt động trải nghiệm – Lớp 8. Thời gian làm bài: 45 phút. I/ Trắc nghiệm:(5điểm)(Chọn một phương án đúng cho mỗi câu hỏi và ghi vào giấy bài làm) Câu 1: Cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân là A. dựa vào hình thể của bản thân. B. dựa vào điều kiện kinh tế của gia đình. C. dựa vào tính cách của ba mẹ. D. dựa vào nhận xét của các bạn và người thân. Câu 2: Khi tham gia các phong trào của trường tổ chức, em cảm thấy như thế nào? A. Không thích tham gia phong trào. B. Tỏ thái độ không vui. C. Tự hào và rất háo hức khi tham gia. D. Thấy phiền và mất thời gian. Câu 3: Ý kiến nào là không đúng khi tham gia các hoạt động truyền thống của trường? A. Khám phá được các tài năng của mình. B. Giúp em hiểu và tự hào về ngôi trường của mình. C. Bớt căng thẳng sau những giờ học D. Mỏi mệt, vô ích vì cũng không cần thiết lắm. Câu 4: Trường em có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống nhà trường. B. không tham vì đây là hoạt động chung chung. C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học. D. im lặng, không có ý kiến gì vì bản thân em không thích. Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai? A. Không nên nhận lời làm bài tập hộ bạn để tránh bạn ỷ lại vào mình. B. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần nữa. C. Giữ mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè sẽ giúp em học tập hiệu quả hơn. D. Cùng tìm hiểu sở thích của nhau là một cách rất hiệu quả để duy trì tình cảm bạn bè. Câu 6: An là bạn thân của Bình. Dạo gần đây An thường xuyên nhờ Bình chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì? A. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp An. B. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà. C. Tìm hiểu tại sao An lại nhờ mình. Nếu An gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết. D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn An. Câu 7: Khi nghe bạn thân chia sẻ về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì? A. Thi thoảng hù doạ cho bạn sợ cho vui. B. Chú ý lắng nghe câu chuyện của bạn. C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó. D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói. Câu 8. Đâu không phải là cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực? A. Buồn chán, thất vọng. B. Chơi môn thể thao mà mình yêu thích. C. Tìm người phù hợp để chia sẻ. D. Suy nghĩ lại sự việc một cách tích cực, lạc quan. Câu 9. Cách giải toả thường sử dụng khi có cảm xúc tiêu cực trong thực tiễn đó là? A. Rủ bạn ra quán uống rượu. B. Tâm sự với bạn, thầy cô, ba mẹ. C. Bỏ đi chỗ khác. D. Trút giận lên người khác. Câu 10: Theo em, cách thương thuyết nào ít mang lại hiệu quả? A. Tôn trọng lắng nghe đối phương. B. Tạo được cảm tình với đối phương. C. Chủ quan, coi thường đối phương. D. Chọn thời điểm thương thuyết phù hợp. II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Những việc em có thể làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?
  2. Câu 2 (2 điểm): Hãy tìm hiểu và đưa ra các biện pháp tranh biện có hiệu quả? Câu 3 (2 điểm) a) Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong các tình huống sau: Tình huống 1: Cuối tiết học, cô giáo trả bài kiểm tra, T bị điểm kém. Đến tiết tiếp theo, T không thể tập trung học được. Tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào cuối tuần. Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống. b) Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em trong một số tình huống cụ thể. …………….. Hết ……………….
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Đúng mỗi câu = 0,5 đ Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C D A B C B A B C II. Tự luận (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu Những việc em có thể làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường: 1 - Tham gia xây dựng các quy định của nhà trường. 0,25đ - Giữ gìn bảo vệ cảnh quan nhà trường. 0,25đ - Tham gia lao động công ích, thiện nguyện. 0,25đ - Học tập tốt và luôn ngoan ngoãn nghe lời thầy cô. 0,25đ -… Câu Các biện pháp tranh biện có hiệu quả: 2 + Tìm hiểu kỹ vấn đề tranh biện, nắm vững kiến thức, thông tin liên 0,5đ quan. + Sử dụng các luận cứ, luận điểm rõ ràng, logic, thuyết phục. 0,5đ + Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đối phương và đưa ra phản biện phù hợp. 0,5đ + Giữ bình tĩnh, tự tin trong quá trình tranh biện. 0,5đ Câu a) 3 Tình huống 1: Trước khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Sau khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy buồn bã. 0,5đ Tình huống 2: Lúc đầu cả lớp cảm thấy háo hức, vui sướng. Sau khi cô giáo thông báo thì lớp cảm thấy thất vọng, hụt hẫng, buồn bã. 0,5đ b) Ví dụ: HS tự cho VD 1đ Lưu ý: * Đối với các câu hỏi phần tự luận HS có thể có những cách xử lí, nhận xét khác nhưng đúng và phù hợp, khi chấm bài GV linh hoạt ghi điểm. * Đối với học sinh khuyết tật: - Đáp án phần trắc nghiệm như HS bình thường. - Đáp án phần tự luận: + Câu 1: (2,5 điểm) + Câu 2: (2,5 điểm) + Câu 3: Không yêu cầu các em làm. * QUY ĐỔI TỪ ĐIỂM SANG XẾP LOẠI + Từ 5,0 -10 điểm = xếp loại Đạt (Đ) + Dưới 5,0 điểm = xếp loại chưa đạt (CĐ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2