intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Ngọc Sương, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Ngọc Sương, Tiên Phước” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Ngọc Sương, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS TRẦN NGỌC SƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Họ và tên : ....................................................................... NĂM HỌC 2022-2023 Lớp ......................... MÔN: KHTN 6 Thời gian: 60 phút Điểm: Nhận xét của thầy (cô) giáo: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (5.0 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Quá trình nào sau đây cần oxygen? A. Quang hợp B. Hô hấp C. Hòa tan D. Nóng chảy Câu 2. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lí học B. Khoa học Trái Đất C. Thiên văn học D. Tâm lí học Câu 3. Dãy gồm các vật thể tự nhiên là: A. Con mèo, xe máy, con người B. Con sư tử, đồi núi, mủ cao su C. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối D. Cây cam, quả nho, bánh ngọt Câu 4. Sự sôi là A. sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng. B. sự bay hơi trên bề mặt thoáng của chất lỏng. C. sự nóng chảy trên bề mặt thoáng của chất rắn. D. sự bay hơi cả ở trong lòng chất lỏng lẫn cả trên bề mặt thoáng của nó. Câu 5. Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì: A. Vật rắn có hình dạng theo vật chứa B. Vật rắn thường đẹp hơn C. Vật rắn có hình dạng cố định và rất khó nén D. Vì vật rắn dễ nén Câu 6. Thành phần không khí gồm : A. 21% nitrogen, 78% oxygen. B. 21% oxygen, 78% nitrogen. C. 21% oxygen, 78% nitrogen, 1% khí khác. D. 21% nitrogen, 78% oxygen, 1% khí khác. Câu7. Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất. B. Tự ý làm thí nghiệm. C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 8. Đâu là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta? A. Mét (m). B. Kilômét (km). C. Centimét (cm). D. Đềximét (dm). Câu 9. Để đo chiều dài của cánh cửa lớp học, người ta thường sử dụng A. thước dây. B. thước kẻ. C. thước kẹp. D. thước cuộn. Câu 10. Cho một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ có chứa sẵn 50 cm 3 nước. Ta thấy nước trong bình dâng đến vạch 100cm3 . Vậy thể tích vật rắn là: A. 50 cm3 B. 96 cm3 C. 46 cm3 D. 108 cm3 Câu 11. Dụng cụ nào dưới đây được dùng để đo khối lượng: A. Ca đong B. Cân tạ, cân y tế. 1
  2. C. Bình chia độ D. Thước mét, thước cuộn, thước dây Câu 12. Một hộp quả cân có các quả cân loại 10g, 50g, 200g. Để cân một vật có khối lượng 100g thì có thể sử dụng các quả cân nào? A. 50g, 2g. B. 50g, 50g. C. 200g, 50g. D. 50g, 50g, 10g. Câu 13. Đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì? A. Mô B. Tế bào C. Biểu bì D. Bào quan Câu 14. Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào vảy hành. C. Tế bào trứng cá. D. Tế bào vi khuẩn. Câu 15. Đâu là tế bào nhân sơ? A. Vi khuẩn. B. Tế bào thần kinh C. Tế bào vảy hành. D. Tế bào trứng cá Câu 16.Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không có ý nghĩa nào sau đây? A. Tăng kích thước cơ thể. B. Thay thế tế bào bị tổn thương C. Thay thế tế bào già. D. Làm cho cây mau già đi Câu 17. Nhân của tế bào có chức năng gì? A. Tham gia trao đối chất với môi trường. B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. C. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào. D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào. Câu 18. Từ 1 tế bào ban đầu qua 2 lần phân chia liên tiếp có bao nhiêu tế bào con được hình thành? A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 19. Đâu là bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi quang học? A. Thị kính B. Đĩa quay. C. Ốc điều chỉnh. D. Vật kính Câu 20. Bộ phận nào sau đây không có ở tế bào động vật? A. Màng tế bào. B. Tế bào chất C. Nhân D. Thành tế bào B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1. (1.0đ) Trong quá trình điều chỉnh kính hiển vi để quan sát tiêu bản, bạn An đã làm vỡ tiêu bản. Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến vỡ tiêu bản và cách điều chỉnh kính để khắc phục tình trạng trên. Câu 2. (1.0đ) Cho một bình chia độ có thể tích lớn hơn thể tích của hòn đá (hòn đá bỏ lọt bình chia độ) và một lượng nước. Hãy nêu cách đo thể tích của hòn đá? Câu 3. (1.0đ) Thí nghiệm xác định thành phần thể tích khí oxygen trong không khí như sau: Bước 1: Đặt cây nến gắn trên đế nhựa vào chậu chứa nước vôi trong và châm lửa cho nến cháy. Bước 2: Úp cốc thủy tinh lên nến. Oxygen trong không khí có trong cốc giúp duy trì sự cháy và sẽ hết dần. Chất lỏng dần dâng lên chiếm chỗ oxygen đã cháy. Bước 3: Sau khi nến tắt, quan sát vị trí cuối cùng của chất lỏng dâng lên trong cốc. 2
  3. Em hãy trả lời câu hỏi: a) Khi nào em biết oxygen trong cốc đã hết? b) Chiều cao cột nước dâng lên bằng bao nhiêu phần chiều cao của cốc? Từ đó suy ra oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần không khí? Câu 4. (1.0đ) a) Hãy nêu các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào. b) Mô là gì? Kể tên một số loại mô trong cơ thể người . 3
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2022-2023 MÔN KHTN 6 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0đ) Mỗi câu đúng được 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA B D B D C C B A A A B B B C A D C B D D B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0đ) Câu Nội dung Thang điểm 1 - Nguyên nhân: Do vật kính chạm vào tiêu bản . 0.5 (1.0đ) - Cách khắc phục: Vặn từ từ ốc to để hạ vật kính gần sát tiêu bản sau 0.5 đó vặn theo chiều ngược lại thật chậm cho đến khi nhìn thấy mẫu vật 2 - Đổ nước vào bình chia độ có thể tích V 1, bỏ hòn đá vào bình chia 0.5 (1.0đ) độ, mực nước dâng lên với thể tích V2. - Tính thể tích V hòn đá: V = V2 – V1 0.5 3 a) Khi khí oxygen hết thì cây nến tắt. Bởi muốn duy trì sự chảy phải 0.5 (1.0đ) có oxygen. b) Nhận thấy cột nước dâng lên khoảng 1/5 chiều cao của cốc. 0.5 Lượng nước dâng lên này tỉ lệ với lượng oxygen mất đi, do đó trong không khí, oxygen chiếm khoảng1/5 thể tích không khí. 4 a) Tế bào → mô → cơ quan→ hệ cơ quan →cơ thể. 0.5 (2.0đ) b) Mô là tập hợp những tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng 1.0 thực hiện một chức năng nhất định Ví dụ: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh… 0.5 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2