intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quang Sung, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quang Sung, Duy Xuyên" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Quang Sung, Duy Xuyên

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG SUNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên:……………………. MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Lớp: …. MÃ ĐỀ 1 A. TRẮC NGHIỆM (4 đ) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1. Cho các phát biểu sau: 1. Khí hydrogen, muối ăn, con dao đều là chất. 2. Ở điều kiện nhiệt độ thường, khí oxygen ở thể rắn. 3. Vi khuẩn là vật không sống. 4. Ngọn núi, đám mây là vật thể tự nhiên. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Sự bay hơi là quá trình A. chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. chất chuyển từ thể khí sang thể lỏng. C. chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí. D. chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn Câu 3. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89∘C, khi đó oxygen ở thể gì?. A. Thể khí B. Thể lỏng C. Thể rắn D. Không xác định dược Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng về chất lỏng? A. có hình dạng cố định và dễ bị nén, không chảy được B. có hình dạng của phần vật chứa nó và có thể rót được, chảy tràn trên bề mặt C. dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng D. Rất khó nén và có hình dạng cố định Câu 5. Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi? A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Chân kính Câu 6. Kính lúp có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng bao nhiêu lần? A. Từ 3 đến 20 lần B. Từ 15 đến 60 lần. C. Từ 10 đến 60 lần D. Từ 20 đến 100 lần. Câu 7: Từ 1 tế bào ban đầu qua 3 lần phân chia thì tổng số tế bào con là A.2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 8. Nhờ quá trình nào mà cơ thể có được những tế bào mới thay thế cho các tế bào già, tế bào chết..? A. Lớn lên B. Sinh sản. C. Vận động. D. Bài tiết. Câu 9: Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Giúp cơ thể lớn lên. B. Làm cho tế bào có hình dạng khác nhau. C. Giúp tế bào to ra. D.Làm cho các tế bào có kích thước khác nhau. Câu 10. Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp? A.Nhân. B. Màng tế bào. C. Thành tế bào. D. Chất tế bào. Câu 11: Loại tế bào nào sau đây không phải là tế bào nhân thực? A. Tế bào lông mèo B. Tế bào thần kinh ở người C. Tế bào vi khuẩn D. Tế bào ở chồi rễ của cây Câu 12.Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng Câu 13: Chiều dài của phòng học lớp em khoảng: A. 350 cm B. 1 km C. 6 m D.20m. Câu 14: Đâu là biển báo chất độc sinh học?
  2. A. B. C. D. Câu 15: Vật nào dưới đây là vật sống? A. cây cầu B. cái bàn C. cây lúa. D. hòn đá Câu 16: Để đo đường kính trong của miệng cốc em dùng dụng cụ nào sau đây? A. thước cuộn B. thước thẳng C. thước dây D. thước kẹp B. TỰ LUÂN (6 đ) Câu 17 a) Em hãy nêu thành phần của không khí ( gần đúng theo thể tích) trong điều kiện thông thường? b) Em hãy kể tên những nguồn năng lượng sạch? c) Bạn An nói : Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát, vì vậy cát là chất lỏng Em cho biết nhận định trên đúng hay sai? vì sao? Câu 18. a. Tế bào là gì? Cấu tạo của tế bào gồm các thành phần cơ bản nào? b. Dựa vào hình ảnh, xác định tên các cơ quan cấu tạo nên cây xanh? Câu 19.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào động vật với tế bào thực vật? Câu 20: a) Tìm từ điền vào chỗ trong trong các câu sau khi nói về cách đo chiều dài ? Bước 1: ……………… chiều dài cần đo để chọn thước đo phù hợp; Bước 2: Đặt thước ……….theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật; Bước 3: Mắt nhìn theo hướng ……………… với cạnh thước ở đầu kia của vật; Bước 4: Đọc kết quả đo theo ……………………….. với đầu kia của vật; Bước 5: Ghi kết quả đo theo ……………………….. của thước. b) Xác định GHĐ và ĐCNN của 2 loại thước sau đây: Hình 1 Hình 2 Hình 3 GHĐ=.................................; ĐCNN=...........................
  3. c) Trong các cách đặt thước đo chiều dài bút chì ở hình trên thì cách đặt ở hình nào là đúng? Chiều dài của cái bút chì ở hình trên là bao nhiêu cm?
  4. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG SUNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên:……………………. MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Lớp: …. MÃ ĐỀ 2 A. TRẮC NGHIỆM (4 đ) Chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1. Cho các phát biểu sau: 1. Khí oxygen, muối ăn, con dao đều là vật thể. 2. Khi hóa lỏng hay hóa rắn, oxygen đều không màu. 3. Con người là vật thể tự nhiên. 4. Hộp bút là vật không sống. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Sự nóng chảy là quá trình A. chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. chất chuyển từ thể khí sang thể lỏng. C. chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí. D. chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn Câu 3. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89∘C, khi đó oxygen ở thể gì?. A. Không xác định dược B. Thể khí C. Thể lỏng D. Thể rắn Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng về chất khí? A. có hình dạng cố định và dễ bị nén B. có thể rót được, chảy tràn trên bề mặt C. Rất khó nén và có hình dạng cố định D. dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng Câu 5.Sử dụng kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật lên tới khoảng A. 3 đến 10.000 lần B. 5 đến 1.000lần. C. 40 đến 3.000 lần D. 5 đến 3.000 lần. Câu 6. Công việc nào dưới đây KHÔNG phù hợp với việc sử dụng kính lúp? A.Sửa chữa đồng hồ. B. Xem ti vi. C. Khâu vá. D. Quan sát cây nấm Câu 7: Từ 1 tế bào ban đầu qua 2 lần phân chia thì tổng số tế bào con là A.2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 8. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước được gọi là A. hô hấp B. bài tiết C. sinh trưởng D. cảm ứng Câu 9. Cơ thể sống lớn lên được là nhờ A. các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu B. sự tăng kích thước của nhân tế bào. C. nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu D. sự lớn lên và phân chia của tế bào Câu 10: Bào quan giúp cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ là A.Ribosome B. Lục lạp. C. Nhân. D. ti thể Câu 11: Loại tế bào nào sau đây là tế bào nhân sơ? A. Tế bào lá cây B. Tế bào da ở người C. Tế bào vi khuẩn D. Tế bào ở chồi ngọn của cây Câu 12. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau? A. Vì để phù hợp với chức năng của chúng B. Vì để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng C. Vì để chúng không bị chết. D. Vì để tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật Câu 13: Chiều dài cuốn sách Vật lý lớp 6 khoảng: A. 10 cm B. 26 cm C. 1,2 m D. 20 dm. Câu 14: Đâu là biển báo chất độc ăn mòn?
  5. A. B. C. D. Câu 15: Vật nào dưới đây là vật không sống? A. cây cầu B. cây tre C. cây lúa. D. cây bông Câu 16: Để đo đường kính ngoài của miệng cốc em dùng dụng cụ nào sau đây? A. thước cuộn B. thước thẳng C. thước dây D. thước kẹp II.TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17. a) Em hãy nêu thành phần của không khí ( gần đúng theo thể tích) trong điều kiện thông thường? b) Em hãy kể tên những nguồn năng lượng sạch? c) Bạn Hà nói : Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát, vì vậy cát là chất lỏng Em cho biết nhận định trên đúng hay sai? vì sao? Câu 18. a.Tế bào là gì? Kể tên các thành phần chính của tế bào ? b.Dựa vào hình ảnh, xác định tên các cơ quan cấu tạo nên cây xanh? Câu 19.So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào động vật với tế bào thực vật? Câu 20: a) Tìm từ điền vào chỗ trong trong các câu sau khi nói về cách đo chiều dài ? Bước 1: ……………… chiều dài cần đo để chọn thước đo phù hợp; Bước 2: Đặt thước ……….theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật; Bước 3: Mắt nhìn theo hướng ……………… với cạnh thước ở đầu kia của vật; Bước 4: Đọc kết quả đo theo ……………………….. với đầu kia của vật; Bước 5: Ghi kết quả đo theo ……………………….. của thước. b) Xác định GHĐ và ĐCNN của 2 loại thước sau đây: Hình 1 Hình 2 Hình 3 GHĐ=.................................; ĐCNN=...........................
  6. c) Trong các cách đặt thước đo chiều dài bút chì ở hình trên thì cách đặt ở hình nào là đúng? Chiều dài của cái bút chì ở hình trên là bao nhiêu cm? HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM:(4đ) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C A B C A B A C C C A A C D đề 1 Đáp án B A B D C B C D B C A B B C D đề 2 II. TỰ LUẬN: (6 đ) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 17a Nêu được thành phần không khí 0,75đ 21% Oxygen, 75% nitrogen, 1% các khí khác .. Sai % thì trừ 0,1 đ/ 1 lỗi 17b Kể tên được 2 nguồn năng lượng sạch ( gió, nước, mặt trời, thủy 0,25đ triều….) Sai 1 ý trừ 0,1đ 17c - Nhận định là sai 0,25đ - Vì cát là chất rắn không phải là chất lỏng, cát “chảy” qua 0,25đ được phần eo đồng hồ là vì hạt cát rất nhỏ so với phần kẽ hở của eo đồng hồ Đề 1,2 giống nhau Câu - Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống. 0.5đ 18 - Câu tạo của TB gồm màng Tb, Tb chất, nhân hoặc vùng nhân 0,5đ (2,25đ) - a: hạt; b: lá; c: thân; d: hoa; e: quả; f: rễ 1.25đ - ( Cứ 3 cơ quan đúng 0.5 đ) - Giống: là Tb nhân thực 0.25đ Câu - Khác: Tế bào thực vật có lục lạp, thành tế bào, không bào lớn 0,5đ 19 còn tế bào động vật không có (0,75đ) 20a Bước 1: Ước lượng 0,15đ (0,75đ Bước 2: dọc. 0,15đ ) Bước 3: vuông góc 0,15đ Bước 4: vạch chia gần nhất. 0,15đ Bước 5: ĐCNN. 0,15đ 20b a) Thước a: GHĐ= 8cm ;ĐCNN= 0,2cm 0,5đ (0.25đ ) 20c Hình 3 0.25đ (0.5đ) 7,2 cm 0,25đ
  7. CM TRƯỜNG TT CM GV RA ĐỀ Võ Thị Cẩm Nhung Trần Thị Hai Võ Thị Cẩm Nhung Hồ Thị Lan Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2