Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
lượt xem 2
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: KHTN 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) MÃ ĐỀ 01 Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo khối lượng ? A. ml B. kg C. s D.m Câu 2. Để đo thời gian người ta dùng A. Thước B. Đồng hồ C. Cân D. Tivi Câu 3. Hiện tượng cầu vồng, thuộc lĩnh vực nào? A. Khoa học Trái Đất. B. Sinh học. C. Thiên văn học. D. Vật lí học. Câu 4. Vật nào sau đây gọi là vật sống? A. Cái bàn B. Cây bút C. Than củi D. Động vật Câu 5. Khi tìm hiểu dụng cụ đo cho bài thí nghiệm, một học sinh quan sát thước thẳng thấy số lớn nhất ghi trên thước là 30, giữa số 0 và số 10 trên thước có 50 khoảng chia, đơn vị ghi trên thước là cm. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước? A. GHĐ là 30cm, ĐCNN là 2mm. B. GHĐ là 20cm, ĐCNN là 2cm. C. GHĐ là 20cm, ĐCNN là 5cm. D. GHĐ là 30cm, ĐCNN là 0,5cm. Câu 6. Giới hạn đo của bình chia độ là A. Thể tích chất lỏng lớn nhất mà bình đo được. B. Lượng chất lỏng lớn nhất mà bình chứa được. C. Số vạch giữa hai vạch xa nhau nhất. D. Giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. Câu 7. Vật nào sau đây không có cấu tạo từ tế bào? A. Con gà B. Cây xanh C. Lá cờ D. Em bé Câu 8. Có chức năng là trung tâm điều khiển các hoạt sống của tế bào. Đó là A. Ty thể B. Màng tế bào C. Nhân D. Tế bào chất Câu 9. Thành phần nào sau đây không có ở tế bào động vật: A. Lục lạp B. Nhân C. Màng tế bào D. Tế bào chất Câu 10. Có 5 tế bào bước vào quá trình sinh sản, số tế bào con tạo thành là A. 5 tế bào B. 10 tế bào C. 15 tế bào D. 20 tế bào Câu 11. Tế bào thần kinh có hình dạng nào sau đây: A. Hình cầu B. Hình sao C. Hình đa giác D. Hình đĩa lõm Câu 12. Cơ thể sinh vật lớn lên được nhờ vào hoạt động nào sau đây của tế bào A. Cảm ứng B. Lớn lên và sinh sản C. Vận động D. Bài tiết Câu 13. Người ta thường sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát vật nào sau đây A. Mặt trăng B. Con voi C. Lục lạp D. Vân tay Câu 14. Các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao là : A. Mô-Tế bào-Cơ quan-Hệ cơ quan-Cơ thể B. Cơ thể-Hệ cơ quan-Mô-Cơ quan-Tế bào C. Tế bào-Mô-Cơ quan-Hệ cơ quan-Cơ thể D. Tế bào-Cơ quan-Hệ cơ quan-Cơ thể-Mô Câu 15. Các biển báo ở hình vẽ dưới đây có ý nghĩa gì ?
- A. Cấm thực hiện. C. Cảnh báo nguy hiểm B. Bắt buộc thực hiện D. Không bắt buộc thực hiện. Câu 16. Nhóm vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo? A. Cây lúa, xe đạp. B. Núi đá vôi, Mặt trời C. Cây bút, cặp sách D.Sư tử, con Hổ. Câu 17: Nhận xét nào sau đây thuộc về tính chất hóa học của sắt? A. Đinh sắt rất cứng, có màu trắng xám. B. Sắt là kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. C. Sắt có nhiệt độ nóng chảy là 15380C. D. Để lâu ngoài không khí ẩm lớp ngoài đinh sắt biến thành gỉ màu nâu, giòn, xốp. Câu 18 Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39oC. Hỏi làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc? A. 39oC B. -39oC C. 0oC D. 30oC Câu 19. Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định. C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng D. Không chảy được. Câu 20. Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt B. Sự cháy của than, củi, bếp ga C. Sự hô hấp của động vật D. Sự quang hợp của cây xanh II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21(1.0đ) a/ Giới hạn đo của thước là gì? b/ Em hãy ghi giá trị chiều dài của cây bút trong hình vẽ bên dưới c/ Khi đo chiều dài, ta nên lựa chọn thước có GHĐ và ĐCNN như thế nào để có kết quả đo chính xác? Câu 22. (2.0 đ) Cho hình vẽ sau: a. Hãy điền tên các thành phần của một tế bào thực vật tương ứng với các số và vị trí đã đánh dấu. b. Nêu chức năng của từng thành phần trong tế bào thực vật mà em đã nêu ở trên. Câu 23. ( 1.0 điểm) Em hãy kể tên các cơ quan chính trong hệ hô hấp ở người. Vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng ? Câu 24. (1.0 điểm) Em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ?
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: KHTN 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 02 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1. Để đo khối lượng người ta dùng A. Thước B. Đồng hồ C. Cân D. Tivi Câu 2. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thời gian A. kg B. ml C. s D.m Câu 3. Hiện tượng đường cháy khét, thuộc lĩnh vực nào? A. Hóa học. B. Sinh học C. Thiên văn học. D. Vật lí học. Câu 4. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? A. Cái bàn B. Vi khuẩn C. Thực vật D. Con người Câu 5. Khi tìm hiểu dụng cụ đo cho bài thí nghiệm, một học sinh quan sát thước thẳng thấy số lớn nhất ghi trên thước là 50, giữa số 0 và số 10 trên thước có 20 khoảng chia, đơn vị ghi trên thước là cm. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước? A. GHĐ là 50cm, ĐCNN là 2mm. B. GHĐ là 20cm, ĐCNN là 5mm. C. GHĐ là 20cm, ĐCNN là 2cm. D. GHĐ là 50cm, ĐCNN là 0,5cm. Câu 6. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là A. Lượng chất lỏng lớn nhất mà bình chứa được. B. Số vạch giữa hai vạch xa nhau nhất. C. Giá trị giữa hai vạch chia trên bình. D. Thể tích chất lỏng nhỏ nhất mà bình đo được. Câu 7. Vật nào sau đây không có cấu tạo từ tế bào? A. Bông hoa B. Hòn đá C. Con hổ D. Em bé Câu 8. Tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường là chức năng của: A. Ty thể B. Màng tế bào C. Nhân D. Lục lạp Câu 9. Thành phần nào sau đây không có ở tế bào động vật: A. Không bào B. Nhân C. Màng tế bào D. Tế bào chất Câu 10. Có 4 tế bào bước vào quá trình sinh sản, số tế bào con tạo thành là: A. 4 tế bào B. 6 tế bào C. 8 tế bào D. 10 tế bào Câu 11. Tế bào nào dài nhất? A. Tế bào biểu bì B. Tế bào trứng cá C.Tế bào thần kinh D. Tế bào máu Câu 12. Tế bào lớn lên được nhờ vào hoạt động nào sau đây: A. Cảm ứng B. Vận động C. Bài tiết D. Trao đổi chất Câu 13. Người ta thường sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát vật nào sau đây: A. Mặt trời B. Con voi C. Vân tay D. Vi khuẩn Câu 14. Các tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao là : A. Mô-Tế bào- Cơ quan-Hệ cơ quan-Cơ thể B. Cơ thể-Hệ cơ quan-Mô-Cơ quan-Tế bào C. Tế bào-Mô-Cơ quan-Hệ cơ quan-Cơ thể D. Tế bào-Cơ quan-Hệ cơ quan-Cơ thể-Mô Câu 15. Các biển báo ở hình vẽ bên dưới có ý nghĩa gì ?
- A. Bắt buộc thực hiện. C. Cảnh báo nguy hiểm. B. Cấm thực hiện D. Không bắt buộc thực hiện. Câu 16. Nhóm vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên? A. Con gà, núi đá vôi. C. Xe đạp, bàn ghế. B. Cây khế, xe ôtô. D. Quyển sách, con vịt. Câu 17. Nhận xét nào sau đây thuộc về tính chất hóa học của sắt? A. Đinh sắt rất cứng, có màu trắng xám, . B. Sắt là kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. C. Để lâu ngoài không khí ẩm lớp ngoài đinh sắt biến thành gỉ màu nâu, giòn, xốp. D. Sắt có nhiệt độ nóng chảy là 15380C Câu 18. Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232oC. Hỏi làm nguội thiếc lỏng đến nhiệt độ nào thì thiếc sẽ đông đặc? A. -232oC B. OoC C. 100oC D. 232oC Câu 19. Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định. C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được Câu 20: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí? A. Sự hô hấp của động vật B. Sự quang hợp của cây xanh C. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt D. Sự cháy của than, củi, bếp ga II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21(1.0 điểm) a/ Độ chia nhỏ nhất của thước là gì? b/ Em hãy ghi giá trị chiều dài của cây bút trong hình vẽ bên dưới c/ Khi đo chiều dài, ta nên lựa chọn thước có GHĐ và ĐCNN như thế nào để có kết quả đo chính xác? Câu 22. (2.0 điểm) Cho hình vẽ sau a. Hãy điền tên các thành phần của một tế bào thực vật tương ứng với các số và vị trí đã đánh dấu. b. Nêu chức năng của từng thành phần trong tế bào thực vật mà em đã nêu ở trên Câu 23. ( 1.0 điểm) Em hãy kể tên các cơ quan chính trong hệ tiêu hoá ở người. Vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng ? Câu 24 (1.0đ) Câu 7: Em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ?
- ĐÁP ÁN I. Hướng dẫn chung Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, sau khi cộng điểm toàn bài lấy đến số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số, ví dụ: 6,25 làm tròn 6,3; 7,75 làm tròn 7,8. II. Hướng dẫn chấm và thang điểm Mã đề 01 I. TRẮC NGHİỆM ( 5,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B D D A A C C A B B B C C A C D B C D đề 01 II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Nội dung Thang điểm 21 a/ Giới hạn đo của thước là giá trị lớn nhất mà thước đó có thể đo được. 0.25 đ (1.0đ) b/ 6,2 cm 0.25 đ c/ Chọn thước có GHĐ lớn hơn chiều dài của vật cần đo và chọn thước có 0.25 đ ĐCNN càng nhỏ thì phép đo càng chính xác. 0.25 đ 22 a/ 1- Màng tế bào 0.25 đ (2.0đ) 2- Chất tế bào 0.25 đ 3- Nhân 0.25 đ 4- Lục lạp 0.25 đ b/ Màng tế bào: tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. 0.25 đ Chất tế bào: Là nơi xảy ra các hoạt động trao đổi chất của tế bào. Nhân: Là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. 0.25 đ Lục lạp: Chứa sắc tố quang hợp, giúp cây hấp thụ ánh sáng mặt trời. 0.25 đ 0.25 đ 23 Cơ quan chính trong hệ hô hấp hoá ở người gồm: mũi, khí quản, phổi. 0.5 đ (1.0đ) Vì mỗi cơ quan có một chức năng riêng nhưng chúng lại có một mối liên kết 0.5 đ và thống nhất chặt chẻ với nhau vì vậy khi một cơ quan bị tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng 24 Điểm giống: Sự bay hơi và sự ngưng tụ xảy ra ở mọi nhiệt độ 0.5 đ (1.0đ) . Điểm khác : - Sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí). 0.5 đ - Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi (khí) sang thể lỏng
- Mã đề 02 I. TRẮC NGHİỆM ( 5,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C A A D D B B A C C D D C B A C D C B đề 2 II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Nội dung Thang điểm 21 a/ Độ chia nhỏ nhất của thước là giá trị nhỏ nhất mà thước đó có thể đo được. 0.25 đ (1.0đ) b/ 6,6 cm 0.25 đ c/ Chọn thước có GHĐ lớn hơn chiều dài của vật cần đo và chọn thước có ĐCNN 0.25 đ càng nhỏ thì phép đo càng chính xác. 0.25 đ 23 a/ 1- Màng tế bào 0.25 đ (2.0đ) 2- Chất tế bào 0.25 đ 3- Nhân 0.25 đ 4- Lục lạp 0.25 đ b/ Màng tế bào: tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. 0.25 đ Chất tế bào: Là nơi xảy ra các hoạt động trao đổi chất của tế bào. Nhân: Là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. 0.25 đ Lục lạp: Chứa sắc tố quang hợp, giúp cây hấp thụ ánh sáng mặt trời. 0.25 đ 0.25 đ 24 Cơ quan chính trong hệ tiêu hoá ở người gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột. 0.5 đ (1.0đ) Vì mỗi cơ quan có một chức năng riêng nhưng chúng lại có một mối liên kết và thống nhất chặt chẻ với nhau vì vậy khi một cơ quan bị tổn thương thì cả cơ thể 0.5 đ đều bị ảnh hưởng 24 Điểm giống: Sự bay hơi và sự ngưng tụ xảy ra ở mọi nhiệt độ (1.0đ) 0.5 đ . Điểm khác : - Sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí). 0.5 đ - Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi (khí) sang thể lỏng ----- Hết -----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 29 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 20 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi
6 p | 12 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn