intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

  1. TRƯỜNG THC NG ỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên HS:…………………………….. MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN; LỚP: 6 Lớp:………/…….. THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 phút (KKTGGĐ) Điểm Chữ ký Nhận xét Bằng chữ Bằng số Giám thị Giám khảo I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm ) Hãy chọn và khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu từ câu 1 đến câu 20: Câu 1. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc: A. Đùa nghịch trong phòng thực hành. B. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. C. Không cần rửa tay sau khi làm xong thí nghiệm. D. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm. Câu 2. Khi đưa nam châm lại gần các vụn sắt ta thấy nam châm hút các vụn sắt. Hiện tượng này thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lý B. Hóa học C. Sinh học D. Khoa học trái đất Câu 3. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực A. Vật lý học. B. Hóa học và sinh học. C. Lịch sử loài người. D. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. Câu 4. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là A. Centimét (cm) B. Kilômét (km). C. Mét (m) D. Đềximét (dm). Câu 5. Để đo vành của cái thau tròn, người ta sử dụng A. thước dây. B. thước kẻ. C. thước kẹp. D. thước cuộn. Câu 6. Giới hạn đo của thước là A. giá trị cuối cùng ghi trên thước B. độ dài lớn nhất ghi trên thước C. độ dài 2 vạch chia liên tiếp trên thước D. giá trị gần nhất trên thước
  2. Câu 7. Ta có thể đi được trên sàn nhà. Điều này thể hiện tính chất nào của chất rắn? A. Dễ dàng nén được. B. Rất khó nén. C. Không chảy được. D. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. Câu 8. Sự nóng chảy là quá trình chất biến đổi từ A. thể lỏng sang thể rắn. B. thể khí sang thể lỏng. C. thể rắn sang thể lỏng. D. thể lỏng sang thể hơi. Câu 9. Sự ngưng tụ là quá trình chất biến đổi từ A. thể lỏng sang thể rắn. B. thể rắn sang thể hơi. C. thể rắn sang thể lỏng. D. thể hơi sang thể lỏng. Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khí oxygen không tan trong nước. B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh. C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị. D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy. Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất chỉ có trong vật thể tự nhiên. B. Chất chỉ có trong vật thể nhân tạo. C. Chất chỉ có trong không khí. D. Ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. Câu 12. Quá trình sau cần oxygen là A. hô hấp. B. quang hợp. C. hòa tan. D. nóng chảy. Câu 13. Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh của vật lên tới A. 20 lần. B. 200 lần. C. 500 lần. D. 1000 lần. Câu 14. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là: A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. Câu 15. Quan sát vật nào dưới đây phải sử dụng kính hiển vi? A. Tế bào biểu bì vảy hành. B. Con kiến. C. Con ong. D. Tép bưởi. Câu 16. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là A. có màng tế bào. B. có tế bào chất. C. có nhân. D. có nhân hoàn chỉnh.
  3. Câu 17. Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ A. hàng trăm tế bào. B. hàng nghìn tế bào. C. một tế bào. D. một số tế bào. Câu 18. Nhóm sinh vật sau đây gồm toàn cơ thể đơn bào A. nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình. B. nấm men, vi khuẩn, con thỏ. C. trùng biến hình, nấm men, con bướm. D. con thỏ, cây hoa mai, cây nấm. Câu 19. Cây lớn lên nhờ A. sự tăng kích thước của nhân tế bào. B. sự lớn lên và phân chia của tế bào. C. nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu. D. các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu. Câu 20. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể. B. tế bào → mô → cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan. C. mô → tế bào → hệ cơ quan→ cơ quan → cơ thể. D. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan→ cơ thể. II. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 21. (1.0đ) Vì sao ta cần phải ước lượng chiều dài trước khi đo? Câu 22. (1.0đ) a) Oxygen có ở đâu trên Trái Đất? Nêu ví dụ cụ thể. (0,5 điểm) b) Em hãy nêu biện pháp bảo vệ môi trường không khí? (0,5 điểm) Câu 23. (1.0đ) Em hãy nêu cấu tạo các thành phần chính của tế bào? Câu 24. (2.0đ) Giải thích vì sao khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng. Em hãy đề ra các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể. ---------HẾT---------
  4. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN; LỚP: 6 I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C C A B B C D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A A D A D C A B D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung Thang điểm Câu 21 Để chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo. 1đ (1,0đ) - Dùng thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp để chỉ đo 1 lần, tránh bị sai số lớn. - Chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị phù hợp. Câu 22 a/ Oxygen có ở trong không khí, đất, nước (1,0đ) Ví dụ: 0,5đ - Con người, động vật sống trên mặt đất - Cá, tôm …sống dưới nước - Giun, sinh vật ..sống trong đất. b) HS có thể nêu một số biện pháp: - Trồng và bảo vệ cây xanh
  5. - Không xả rác bừa bãi 0,5đ - Sử dụng phương tiện công cộng - Tiết kiệm điện Câu 23 Tế bào có cấu tạo gồm 3 thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất, nhân 1đ hoặc vùng nhân. (1,0đ) Câu 24 * Giải thích: Vì cơ thể là một khối thống nhất. Các cơ quan trong cơ thể có 1đ quan hệ mật thiết với nhau và cùng phối hợp để thực hiện các quá trình sống (2,0đ) của cơ thể. Nếu một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng. * Đề ra các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể: - Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh - Tập thể dục thường xuyên, vừa sức 1đ - Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2