intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nông Sơn, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nông Sơn, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nông Sơn, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TỔ SỬ-ĐỊA-CÔNG DÂN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề có 03 trang) (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 608 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7đ) Câu 1. Qua câu chuyện cổ tích “Thánh Gióng” đánh đuổi giặc Ân, hãy cho biết đây thuộc loại nguồn sử liệu nào? A. Sử liệu hình ảnh. B. Sử liệu đa phương tiện. C. Sử liệu truyền miệng. D. Sử liệu viết. Câu 2. Nhận thức lịch sử phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây của người tìm hiểu lịch sử? A. Đối tượng tiến hành nghiên cứu. B. Khả năng nhận thức lịch sử. C. Mức độ hiểu biết về lịch sử. D. Nhu cầu và năng lực tìm hiểu. Câu 3. Sử học có vai trò với ngành công nghiệp văn hóa như thế nào? A. Sử học cung cấp những tư liệu khảo cổ học để phục dựng các công trình kiến trúc. B. Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng sáng tạo cho các ngành công nghiệp văn hóa. C. Sử học cung cấp những thành tựu nghiên cứu về lịch sử-văn hóa cho ngành công nghiệp văn hóa. D. Sử học giúp phục dựng lại di sản văn hóa. Câu 4. Một trong những hình thức mà người xưa lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những truyền thống, tri thức, khát vọng khi chưa có ghi chép, thư tịch, nghiên cứu là: A. Lưu giữ tư liệu sản xuất hàng ngày. B. Những câu chuyện kể. C. Khắc họa trên vách đá, đồ vật. D. Viết và diễn kịch. Câu 5. Nền văn minh Ai Cập cổ đại hình thành và phát triển gắn liền với con sông nào? A. Sông Nin. B. Sông Ấn và sông Hằng. C. Sông Hoàng Hà và Trường Giang. D. Sông Tigrơ và Ơ-phơ-rát. Câu 6. Khái niệm nào sau đây là đúng? A. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc. B. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia. C. Lịch sử là quá trình tiến hóa của con người. D. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Câu 7. Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia? A. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi. B. Tu bổ, phục hồi. C. Bảo vệ, bảo quản. D. Bảo quản, tu bổ. Câu 8. Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam, của các nước trong khu vực và thế giới sẽ tạo ra cơ hội nào sau đây? A. Định hướng nghề nghiêp B. Hiểu biết về tương lai. C. Hợp tác về kinh tế. D. Hội nhập thành công. 1/3 - Mã đề 608
  2. Câu 9. Nội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế: A. Tham quan các khu tưởng niệm. B. Tham quan các di tích lịch sử. C. Tham quan các bảo tàng lịch sử. D. Nghe kể những câu chuyện lịch sử. Câu 10. Nội dung nào sau đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện nền văn minh: A. Khi con người được hình thành. B. Khi nền công nghiệp xuất hiện. C. Khi nền nông nghiệp ra đời. D. Khi nhà nước xuất hiện. Câu 11. Lĩnh vực / loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hóa? A. Thời trang. B. Điện ảnh. C. Du lịch khám phá. D. Xuất bản. Câu 12. Nội dung nào phản ánh không đúng khi nói đến sự cần thiết của việc học tập và khám phá lịch sử hiện nay? A. Học tập lịch sử diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống. B. Học tập lịch sử thông qua tham quan di tích, bảo tàng lịch sử. C. Học tập lịch sử chỉ diễn ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường. D. Học tập lịch sử thông qua phim ảnh, âm nhạc, truyện kể. Câu 13. Loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại đó là: A. Cung điện, đền thờ và Kim tự tháp. B. Chùa hang, Kim tự tháp. C. Đền tháp, thành quách. D. Lăng mộ, đền tháp. Câu 14. Điểm khác của công nghiệp văn hóa so với các ngành công nghiệp khác là gì? A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa, có giá trị kinh tế vượt trội. B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia. C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa. D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại. Câu 15. Học tập và nghiên cứu lịch sử đưa đến cơ hội nào cho con người? A. Trở thành nhà nghiên cứu. B. Điều chỉnh đươc nghề nghiệp. C. Cơ hội về nghề nghiêp mới. D. Cơ hội về tương lai mới. Câu 16. Yếu tố nào sau đây không phải là quá trình sưu tầm sử liệu? A. Lập kế hoạch nghiên cứu. B. Tìm kiếm thông tin liên quan. C. Lập danh mục sử liệu cần sưu tầm. D. Thu thập thông tin liên quan. Câu 17. “Văn minh” là gì? A. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. B. Là sự tiến bộ về mặt vật chất của xã hội loài người. C. Là sự tiến bộ của nền khoa học-kĩ thuật thế giới. D. Là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Câu 18. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ các dấu chấm để hoàn thiện khái niệm sau: “.................... là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kì dã man”: A. Khoa học. B. Văn tự. C. Văn hóa. D. Văn minh. Câu 19. Nội dung nào là nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu? A. Tìm kiếm, tra cứu và xử lí dữ liệu. 2/3 - Mã đề 608
  3. B. Sưu tầm và xử lí thông tin sử liệu. C. Sưu tầm và chọn lọc nguồn sử liệu. D. Tìm kiếm và chọn lọc nguồn sử liệu. Câu 20. Nội dung nào sau đây là phương pháp cơ bản của sử học? A. Tra cứu, lịch sử, liên ngành, đồng đại và lịch đại. B. Lịch sử, lô-gích, lịch đại, đồng đại và liên ngành. C. Lịch sử, khảo cứu, lô-gích, đồng đại và lịch đại. D. Khảo cứu, liên ngành, lô-gích, đồng đại và lịch đại. Câu 21. Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là loại: A. Chữ La-tinh. B. Chữ tượng hình. C. Chữ Hán. D. Chữ tượng ý. II. TỰ LUẬN (3đ) Câu 1 (2 điểm). Ở địa phương tỉnh em đang học tập, sinh sống có những di tích lịch sử, di tích cách mạng nào? Câu 2 (1 điểm). Em và các bạn sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những di tích đó? ------ HẾT ------ 3/3 - Mã đề 608
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2