Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị
lượt xem 4
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Quảng Trị
- Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Tổ: Lịch sử & Địa lý MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – LỚP 11. NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút Nội dung Mức độ nhận thức kiến thức Tổng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT Đơn vị kiến thức cao Số CH Thời Số CH Số CH Số CH Số CH TN TL gian CHỦ ĐỀ 1. Bài 1. Một số vấn đề chung về cách 08 06 01 14 01 CÁCH mạng tư sản(3 tiết) MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ Bài 2. Sự xác lập 1 PHÁT và phát triển của TRIỂN CỦA chủ nghĩa tư 08 06 01 14 01 CHỦ bản(3 tiết) NGHĨA TƯ BẢN Tổng 16 12 01 01 28 2 Tỉ lệ % 40 30 20 10 70 30 Tỉ lệ chung% 70 30 100% 1
- BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11 NĂM HỌC 2023 – 2024. THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung TT Đơn vị kiến thức đánh giá Nhận Thông Vận Vận kiến thức biết hiểu dụng dụng cao CHỦ ĐỀ 1. Nhận biết CÁCH Bài 1. Một số vấn - Trình bày được tiền đề của các cuộc cách MẠNG TƯ đề chung về cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư 08 SẢN VÀ mạng tư sản tưởng. SỰ PHÁT (3 tiết) TRIỂN - Trình bày được ý nghĩa, kết quả của các CỦA CHỦ cuộc cách mạng tư sản 1 NGHĨA TƯ Thông hiểu BẢN -Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp 06 1* lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản. Nhận biết - Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư 08 bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. Bài 2. Sự xác lập và phát triển của - Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược chủ nghĩa tư bản (3 thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản. tiết) - Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. - Nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại. 2
- - Nêu được tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Thông hiểu -Phân tích được đặc điểm của CNTB. 06 Vận dụng - Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Vận dụng được những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời 1** sự của xã hội tư bản hiện nay. Tổng 16 12 01 01 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN MÔN LỊCH SỬ 11 (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài : 45 Phút; Họ tên : ........................................................................................Lớp………… Mã 174 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Câu 1: Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Mỹ (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là A. Tơ-rớt. B. Đai-bát-xư. C. Xanh-đi-ca. D. Các-ten. 3
- Câu 2: Trong các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, động lực quyết định thắng lợi của cách mạng là A. kết quả cuối cùng. B. mục tiêu của cách mạng. C. giai cấp lãnh đạo. D. phương pháp đấu tranh. Câu 3: Cho đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc chủ nghĩa đã thiết lập hệ thống thuộc địa rộng khắp ở A. châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh. B. châu Mỹ, Tây Âu và khu vực Đông Âu. C. châu Âu, châu Mỹ và khu vực Tây Âu. D. châu Âu, châu Úc và khu vực Bắc Mỹ. Câu 4: Chủ nghĩa đế quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là hệ quả trực tiếp của quá trình A. mở rộng thị trường. B. xâm lược thuộc địa. C. giao lưu buôn bán. D. hợp tác kinh tế. Câu 5: Đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất? A. Nhật B. Anh. C. I-ta-li-a. D. Đức. Câu 6: Lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. địa chủ. B. tư sản. C. nông dân. D. công nhân. Câu 7: Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. B. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. C. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. D. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Câu 8: Từ đầu thế kỉ XIX, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công các nước tư bản phương Tây đã tăng cường A. thu hút vốn đầu tư bên ngoài. B. đổi mới hình thức kinh doanh. C. xâm lược và mở rộng thuộc địa. D. hợp tác và mở rộng đầu tư. Câu 9: Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là A. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. B. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. C. xóa bỏ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản. D. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. Câu 10: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn 4
- A. cải cách đất nước. B. chủ nghĩa phát xít. C. tự do cạnh tranh. D. đế quốc chủ nghĩa. Câu 11: Các hình thức của tổ chức độc quyền ở Đức và Pháp (ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) có tên gọi là A. Các-ten, Xanh-đi-ca. B. Tơ-rớt, Dai-bát-xư. C. Con-sen, Tơ-rớt. D. Dai-bát-xư, Con-sen. Câu 12: Nội dung nào dưới đây là nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX ? A. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền. B. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. C. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. D. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội. Câu 13: Quốc gia nào sau đây khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII? A. I-ta-li-a B. Đức. C. Anh. D. Pháp. Câu 14: Lực lượng nào sau đây không phải là lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Quý tộc mới. B. Giai cấp tư sản. C. Quý tộc tư sản hóa. D. Giai cấp công nhân. Câu 15: Nội dung nào sau đây là thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt? A. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đang phát triển. B. Khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu. C. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ. D. Sự sáp nhập của các công ty độc quyền lũng đoạn. Câu 16: Nước Anh được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn” vì lí do nào sau đây? A. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng khắp thế giới. B. Các nước đế quốc tranh nhau đầu tư vào nước Anh. C. Nước Anh luôn phải đối mặt với nạn ngoại xâm. D. Nguồn vốn đầu tư của nước Anh trải khắp toàn cầu. Câu 17: Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh. B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. 5
- C. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến. Câu 18: Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân. B. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội. C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 19: Thuật ngữ: “chủ nghĩa tư bản hiện đại” dùng để chỉ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn A. trước Chiến tranh thế giới thứ hai. B. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. C. sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. D. trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 20: Chính sách xâm lược và mở rộng thuộc địa của các nước tư bản nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu A. nguyên liệu và nguồn nhân công. B. phát triển khoa học – kĩ thuật. C. giải quyết tình trạng thất nghiệp. D. thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài. Câu 21: Nội dung nào sau đây là tiền đề về chính trị dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. B. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. C. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh. D. Chế độ cai trị của nhà nước phong kiến, gây ra sự bất mãn trong xã hội. Câu 22: Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX ? A. Giải quyết triệt để mọi yêu cầu của nông dân. B. Xóa bỏ được tình trạng áp bức trong xã hội. C. Đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. D. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời. Câu 23: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu? A. Cuộc vận động thống nhất nước Đức và I-ta-li-a. B. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh. C. Cải cách nông nô ở Nga và cuộc nội chiến ở Mỹ. D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. 6
- Câu 24: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tiến bộ của Tuyên ngôn Độc lập (1776) ở nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) ở nước Pháp? A. Bảo vệ quyền lợi tư hữu cho giai cấp tư sản. B. Đề cao quyền công dân và quyền con người. C. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. D. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. Câu 25:Cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỷ XVIII) và cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII) có điểm khác biệt nào sau đây? A. Do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. B. Tính chất triệt để của cuộc cách mạng tư sản. C. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. D. Xóa bỏ phong kiến, thiết lập quân chủ lập hiến. Câu 26: Nội dung nào sau đây không phải là thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt? A. Tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu. B. Khủng hoảng kinh tế, tài chính. C. Tệ nạn xã hội, phân biệt chủng tộc. D. Sự chênh lệch giàu nghèo. Câu 27: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Đầu tư, hợp tác nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triến kinh tế toàn cầu. B. Theo đuổi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản. C. Không ngừng đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho người lao động. D. Luôn tìm cách xóa bỏ sự chênh lệch giàu nghèo và những bất công xã hội. Câu 28: Nội dung nào sau đây tạo cơ sở cho bước chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền? A. Quá trình hợp tác ở các nước tư bản. B. Nhiều trung tâm kinh tế - tài chính ra đời. C. Sự phát triển của các tổ chức độc quyền. D. Sự ra đời nhiều tổ chức liên kết khu vực. II/ PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích ý nghĩa của các cuộc Cách mạng tư sản tiêu biểu các thế kỷ XVI – XVIII. Câu 2 (1,0 điểm). Phát biểu suy nghĩ của em về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. ……….Hết……… 7
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ HDC KIỂM TRA GIỮA KỲ I– NĂM HỌC 2023 - 2024 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn MÔN LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài : 45 Phút I/ Phần đáp án câu trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A B B B A C Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C D A C C D B A Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án D D C A D D D B Câu 25 26 27 28 Đáp án B A B C II/Phần đáp án câu tự luận: Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích ý nghĩa của các cuộc Cách mạng tư sản tiêu biểu các thế kỷ XVI – XVIII. - Xác lập quan hệ sản xuất TBCN, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. - Tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước dân chủ theo nguyên tắc tam quyền phân lập 8
- Phân tích: - Thắng lợi của CMTS đã đưa giai cấp tư sản nắm chính quyền, giai cấp tư sản cũng xây dựng pháp luật, ban hành những chính sách xoá bỏ mọi rào cản của CNTB, tạo điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Từ đó dẫn đến việc xác lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới... - Mức độ giành thắng lợi của cách mạng tư sản là khác nhau. Ngoài ý nghĩa xoá bỏ những rào cản của nền kinh tế TBCN, cách mạng Anh còn có một đóng góp cho văn minh nhân loại là thể chế nhà nước quân chủ lập hiến. Đây là cơ sở để sau này Mông-texki-ơ xây dựng thuyết “tam quyền phân lập” nhằm phân chia và giới hạn quyền lực. Hành pháp: chính phủ, lập pháp: Nghị viện, tư pháp: Toà án. - Đặc biệt, Cách mạng Pháp 1789: đã giải quyết triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản, nhất là vấn đề ruộng đất, thủ tiêu cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến. Nó không chỉ mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ ở Pháp mà có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài với châu Âu và thế giới. Câu 2 (1,0 điểm). Phát biểu suy nghĩ của em về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển. Những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, khoa học - công nghệ, cơ sở pháp chế, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng,... Sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện đại có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn đối với sự phát triển của thế giới. - Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, như: tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,.... ………Hết……… 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn