Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nông Sơn, Quảng Nam
lượt xem 2
download
Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nông Sơn, Quảng Nam” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nông Sơn, Quảng Nam
- TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN Bài kiểm tra giữa học kì I TỔ SỬ-ĐỊA-CÔNG DÂN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề có 4 trang) Họ và tên học sinh :.................................................................. Lớp : ................... Mã đề 608 Học sinh chọn đáp án đúng nhất ở mỗi câu rồi ghi vào phiếu TLTN: Câu 1. Nhân tố khách quan nào tạo điều kiện cho sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản? A. Vai trò quản lí, lãnh đạo của Nhà nước. B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài. C. Sự năng động của các công ti Nhật Bản. D. Áp dụng khoa học-kĩ thuật vào sản xuất. Câu 2. Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là: A. “Hòn đảo tự do” B. “Lục địa bùng cháy” C. “Lục địa mới trỗi dậy” D. “Đại lục núi lửa”. Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thành tựu nổi bậc nhất các nước Đông Nam Á đạt được là gì? A. Phát triển thành khu vực năng động nhất thế giới. B. Trở thành khu vực có nhiều nước công nghiệp mới. C. Giành được độc lập, bước vào thời kì xây dựng và phát triển. D. Xây dựng thành khu vực hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Câu 4. Biến đổi quan trọng nhất về chính trị ở Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Hồng Công và Ma Cao được Trung Quốc thu hồi. B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo chủ nghĩa xã hội. C. Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai quốc gia khác nhau. D. Nhật Bản điều chỉnh chiến lược đối ngoại thời kì sau chiến tranh lạnh. Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện cho Inđônêxia, Lào, Việt Nam giành được độc lập năm 1945? A. Thực dân Pháp bị phát xít Nhật đảo chính, mất quyền thống trị ở Đông Dương. B. Thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở Inđônêxia. C. Nhân dân các nước đấu tranh vũ trang giành độc lập. D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Câu 6. Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, thành tựu lớn nhất về kinh tế nước Mĩ đạt được là gì? A. Trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới. B. Chiếm ¾ dự trữ vàng thế giới. C. Mở rộng hợp tác với các nước phát triển. D. Chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Câu 7. Trật tự thế giới theo khuôn khổ thỏa thuận Ianta được thiết lập bởi những nước nào? A. Liên Xô, Anh, Pháp. B. Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc. C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. D. Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 8. Sự kiện nào đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và sự bùng nổ của “Chiến tranh lạnh”? 1/4 - Mã đề 608
- A. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava. B. Sự ra đời của kế hoạch Mácsan (6/1947). C. Sự ra đời của khối NATO. D. Sự ra đời của khối NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava. Câu 9. Từ năm 1946 đến 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa các thế lực nào? A. Quốc dân đảng và các thế lực thân Mĩ. B. Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản. C. Các thế lực thân Mĩ ở Trung Quốc với Liên Xô. D. Tưởng Giới Thạch và đế quốc Mĩ. Câu 10. Nguyên nhân nào đòi hỏi Liên Xô bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận. B. Để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. C. Bị tổn thất nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ hai. D. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933. Câu 11. Những tổ chức chuyên môn nào do Liên hợp quốc sáng lập? A. WHO, IAEA, UEFA, WB. B. WB, INTERPOL, UNFA, ARF. C. WTO, FAO, UNICEF, TPP. D. UNESCO, IMF, WHO, UNICEF. Câu 12. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 chứng tỏ điều gì? A. Đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch sản xuất vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. Sự cân bằng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. C. Lực lượng quân sự của Liên Xô và Mĩ cân bằng. D. Đánh dấu bước phát triển khoa học – kĩ thuật của Liên Xô. Câu 13. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Đông Bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch? A. Triều Tiên. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Mông Cổ. Câu 14. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên mỗi năm họp một lần? A. Ban thư ký. B. Đại hội đồng. C. Hội đồng quản thác. D. Hội đồng bảo an. Câu 15. Điều kiện quyết định nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Mĩ áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất. B. Mĩ có trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao. C. Mĩ có lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú. D. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu. Câu 16. Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản ít phải chi phí cho quốc phòng? A. Tình hình an ninh trên lãnh thổ Nhật Bản rất tốt. B. Nhật không chạy đua vũ trang. C. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ. D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư vào quốc phòng. Câu 17. Đặc điểm chủ yếu nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện nay là gì? A. Diễn ra trên mọi lĩnh vực. B. Qui mô lớn, tốc độ nhanh. C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. D. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất. 2/4 - Mã đề 608
- Câu 18. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô năm 1991 đã tác động gì đến quan hệ quốc tế? A. Trật tự thế giới “một cực” đang hình thành. B. Hình thành trật tự thế giới “đa cực”. C. Phong trào cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng. D. Làm sụp đổ trật tự hai cực Ianta, đang hình thành một trật tự thế giới mới. Câu 19. Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc và đường lối đổi mới ở Việt Nam có điểm gì giống nhau? A. Xuất phát điểm là nền kinh tế lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá. B. Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản. C. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc riêng từng nước. Câu 20. Bối cảnh nào đã dẫn đến Hội nghị Ianta (2/1945)? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp sửa bùng nổ. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng. D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã hoàn toàn kết thúc. Câu 21. Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì? A. Bảo vệ nước Mĩ và châu Âu. B. Biến châu Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ. C. Chống lại tổ chức Hiệp ước Vácsava. D. Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Câu 22. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào kiểm soát ¾ dự trữ vàng thế giới? A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Nhật. Câu 23. Liên minh châu Âu (EU) thành lập nhằm mục đích gì? A. Hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế. B. Hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực quân sự và an ninh chung. C. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, đối ngoại và an ninh chung. D. Hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính và ngân hàng. Câu 24. Nguyên tắc cơ bản nào của tổ chức Liên hợp quốc được Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay? A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, quyền tự quyết của các dân tộc. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 25. Đông Nam Á (trừ Thái Lan) trước chiến tranh thế giới thứ hai là thuộc địa của ai? A. Thực dân Pháp. B. Phát xít Nhật. C. Đế quốc Mĩ. D. Đế quốc Âu-Mĩ. Câu 26. Đâu là năm nước sáng lập ra tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Singapo, Malaixia, Philippin, Brunây, Mianma. B. Inđônêxia, Thái Lan, Singapo, Malaixia, Philippin. C. Thái Lan, Singapo, Malaixia, Philippin, Việt Nam. D. Thái Lan, Singapo, Malaixia, Philippin, Brunây. Câu 27. Một trong những ý nghĩa thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Môdămbích-Ănggôla năm 1975 mang lại là gì? A. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập ở châu Phi thế kỉ XX. B. Xóa bỏ chế độ Apacthai. C. Đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã. 3/4 - Mã đề 608
- D. Thành lập nước cộng hòa đầu tiên ở châu Phi. Câu 28. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949) có ý nghĩa quốc tế quan trọng nào? A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn châu Á. B. Thúc đẩy sự phát triển của Phong trào không liên kết. C. Làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng từ Âu sang Á. D. Làm xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực Ianta. Câu 29. Vấn đề nào không phản ánh đúng nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000? A. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta. B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. C. Các cuộc xung đột bùng nổ ở nhiều khu vực trên thế giới. D. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng. Câu 30. Khu vực nào bùng nổ sớm nhất phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi? A. Tây Phi. B. Bắc Phi. C. Đông Phi. D. Nam Phi ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 608
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn