intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi: 001 Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .................. Câu 1: Đâu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mâu thuẫn Đông- Tây và chiến tranh lạnh bắt đầu? A. Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Liên xô và Mĩ. B. Sự lớn mạnh của Liên xô sau ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai. C. Mĩ vươn lên thành cường quốc mạnh nhất về kinh tế và quân sự. D. Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ hai Câu 2: Sự xác lập cục diện hai cực hai phe: TBCN và XHCN được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Sự ra đời của NATO và tổ chức hiệp ước Vacsava. B. Sự ra đời của Kế hoạch Macsan và tổ chức SEV. C. Sự ra đời của SEATO và tổ chức hiệp ước Vacsava. D. Sự ra đời của CENTO và tổ chức hiệp ước Vacsava. Câu 3: Đâu không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật trong sản xuất. B. Chi phí cho quốc phòng rất thấp (không quá 1%). C. Vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước có hiệu quả. D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, đa dạng. Câu 4: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì? A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ một số lĩnh vực quan trọng. B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn. C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 5: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỷ XX là. A. Mĩ – Nhật Bản - Pháp. B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản. C. Mĩ - Đức - Nhật Bản. D. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản. Câu 6: Việc đầu tư để rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là A. Đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu. B. Mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ. C. Đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học- kĩ thuật. D. Khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc. Câu 7: Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, Việt Nam có những thời cơ gì? A. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng KH-KT. B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lực lượng lao động. C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa. D. Ứng dụng tất cả thành tựu tiêu biểu KH-KT vào sản xuất. Câu 8: Theo “Phương án Maobatton”, Thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào? A. Lãnh thổ. B. Chính trị. C. Tôn giáo. D. Địa lý. Câu 9: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nữa sau thế kỷ XX có nguồn gốc cơ bản từ đâu? Trang 1/4 - Mã đề thi 001
  2. A. Tạo ra được nhiều công cụ lao động sản xuất mới. B. Đẩy mạnh tự động hóa trong hoạt động sản xuất. C. Cải tiến các phát minh cơ bản đã có từ trước. D. Nhu cầu cuộc sống con người ngày càng cao. Câu 10: Quốc gia nào dưới đây khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ hai? A. Mĩ. B. Anh. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc. Câu 11: Một trong những bài học mà Việt Nam có thể rút ra từ sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu để phát triển kinh tế hiện nay cho Việt Nam là gì? A. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. B. Xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa linh hoạt. C. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tư nhân nắm chủ chốt D. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa thị trường tư bản chủ nghĩa. Câu 12: Sau khi thực dân Anh nhượng bộ và thực hiện "phương án Maobatton", nhân dân Ấn Độ vẫn tiếp tục đấu tranh vì lý do cơ bản nào dưới đây? A. Không chấp nhận chia đất nước làm hai. B. Không muốn bị chia rẽ về tôn giáo, tín ngưỡng. C. Muốn thực dân Anh trao trả độc lập hoàn toàn. D. Muốn thực dân Anh phải bù đắp hậu quả đã gây ra. Câu 13: Tháng 6-1947 diễn ra sự kiện nào dưới đây trong quan hệ quốc tế thời kì chiến tranh lạnh? A. Mĩ thành lập khối quân sự SEATO. B. Mĩ thành lập khối quân sự CENTO. C. Mĩ triển khai “Kế hoạch Mác-san”. D. Mĩ thành lập khối quân sự NATO. Câu 14: Cơ quan nào dưới đây của tổ chức Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc gìn giữ hoà bình an ninh thế giới? A. Đại hội đồng. B. Ban Thư kí. C. Hội đồng Bảo an. D. Hội đồng bộ trưởng. Câu 15: Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi? A. Sự phát triển nhảy vọt. B. Sự phát triển thần kì. C. Sự phát triển mạnh mẽ. D. Sự phát triển vượt bật. Câu 16: Điểm khác cơ bản trong phong trào đấu tranh của các nước châu Phi so với các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Góp phần xóa bỏ hệ thống chủ nghĩa thực dân trên thế giới. B. Chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. C. Chống lại chủ nghĩa thực dân Âu- Mĩ. D. Nhận được sự ủng hộ của Liên Xô và các nước XHCN. Câu 17: Bài học kinh nghiệm chủ yếu từ sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là gì? A. Vai trò lãnh đạo, quản lí, điều tiết có hiệu quả của nhà nước. B. Tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài để phát triển kinh tế. C. Các công ty năng động có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao. D. Con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật. Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở khu vực nào sau đây? A. Nam Phi. B. Tây Phi. C. Trung Phi. D. Bắc Phi. Câu 19: Quyết định nào dưới đây tại Hội nghị Ianta (2-1945) đã tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược Đông Dương? A. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp quay lại chiếm lại Đông Dương. B. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. Trang 2/4 - Mã đề thi 001
  3. C. Liên Xô sẽ tham chiến chống phát xít Nhật ở Châu Á để kết thúc chiến tranh. D. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ. Câu 20: Khi tham gia vào tổ chức ASEAN, Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào dưới đây? A. Mất bản sắc dân tộc, do sự hoà tan về văn hoá. B. Sự chống phá của các thế lực thù địch. C. Mất quyền tự chủ về kinh tế, văn hóa. D. Tất cả các nguồn vốn đều lệ thuộc bên ngoài. Câu 21: Đâu là nhận định đúng về nền kinh tế Mĩ từ đầu thập niên 90 đến năm 2000? A. Có vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế -tài chính quốc tế. B. Bị tất cả các nước CNTB cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. C. Phát triển mạnh mẽ và bước vào thời kì hoàng kim. D. Là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất và lớn nhất. Câu 22: Nhân tố khách quan nào sau đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự giúp đỡ viện trợ của nhân dân Liên xô. B. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận. C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Macsan. D. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước. Câu 23: Xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện vào thời gian nào dưới đây? A. Từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX. B. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. C. Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. D. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Câu 24: Năm 1949, Liên Xô đạt thành tựu nổi bật nào dưới đây? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn. C. Chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất. Câu 25: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), khu vực Nam Triều Tiên là khu vực đóng quân của A. Pháp. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Anh. Câu 26: Tham dự hội nghị Ianta ( 2/ 1945) có nguyên thủ các quốc gia A. Anh, Liên xô, Trung Quốc. B. Liên xô, Trung Quốc, Mĩ. C. Liên xô, Anh, Mĩ. D. Anh, Pháp, Mĩ. Câu 27: Tại sao gọi là cách mạng khoa học công nghệ? A. Cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực kĩ thuật. B. Với sự ra đời của hệ thống các công trình kĩ thuật hiện đại. C. Với sự ra đời của các loại máy móc tiên tiến hiện đại. D. Công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật. Câu 28: Nhiệm vụ trọng tâm của các kế hoạch dài hạn ở Liên Xô từ 1950 đến đầu những năm 1970 là A. xây dựng khối Chủ nghĩa xã hội vững mạnh, đối trọng với Mĩ. B. viện trợ cho tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. C. xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp và cải cách ruộng đất. D. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Câu 29: Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là gì? A .Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. B. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật. C. Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch. D. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước. Câu 30: Điểm chung về nguyên nhân sự phát triển của kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chi phí dùng cho các hoạt động quân sự thấp. Trang 3/4 - Mã đề thi 001
  4. B. mua nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa. C. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại. D. sử dụng nguồn tài nguyên thiên trong nước. Câu 31: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Bắc Á đều bị. A. Liên Xô và Mỹ chiếm đóng. B. chủ nghĩa thực dân nô dịch. C. Anh- Pháp chiếm làm thuộc địa. D. đều lệ thuộc vào nước Mĩ. Câu 32: Sự xác lập cục diện hai cực hai phe: TBCN và XHCN được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Sự ra đời của NATO và tổ chức hiệp ước Vacsava. B. Sự ra đời của Kế hoạch Macsan và tổ chức SEV. C. Sự ra đời của SEATO và tổ chức hiệp ước Vacsava. D. Sự ra đời của CENTO và tổ chức hiệp ước Vacsava. Câu 33: Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát. A. muốn nô dịch các nước Đồng minh. B. từ ham muốn mở rộng thuộc địa của mình. C. muốn tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN. D. từ tham vọng làm bá chủ thế giới. Câu 34: Hậu quả nặng nề nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh là gì? A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ chiến tranh. B. Mĩ và các nước đồng minh cùng ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang. C. Mỹ và Liên Xô có hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn thế giới. D. Liên Xô và Mĩ đầu tư mạnh về quân sự để sản xuất vũ khí hủy diệt. Câu 35: Quốc gia nào dưới đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người ? A. Anh. B. Liên xô C. Trung Quốc. D. Mĩ. Câu 36: Nội dung nào sau đây không thuộc đường lối cải cách-mở cửa của Trung Quốc từ 1978? A. Lấy phát triển kinh làm trung tâm. B. Tiến hành cải cách và mở cửa. C. Phóng tàu vũ trụ Thần châu 5 vào quĩ đạo trái đất . D. Chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Câu 37: Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau "chiến tranh lạnh" mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là gì? A. Giải quyết các tranh chấp bằng thực lực tài chính. B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự. C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình D. Giải quyết các tranh chấp bằng các cuộc biểu tình. Câu 38: Đâu là mục đích chính của Tổ chức Liên hợp quốc? A. Phát triển văn hóa của các thành viên. B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. C. Duy trì hòa bình và an ninh ở Châu Á. D. Phát triển kinh tế của các thành viên. Câu 39: Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là A. kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu. B. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. C. kế hoạch khôi phục châu Âu. D. kế hoạch phục hưng châu Âu. Câu 40: Cuộc "cách mạng xanh" diễn ra trong lĩnh vực nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Công nghệ. D. Chăn nuôi. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 001
  5. SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 01 02 03 04 1 A C D B 2 A B C A 3 B B C A 4 D C B D 5 D A A D 6 B A A C 7 A B A A 8 C D C C 9 D C C B 10 A A C A 11 B C C D 12 C C A B 13 C C B C 14 C B D A 15 B A D D 16 B B D C 17 D D C B 18 D B B B 19 B D B D 20 A B D D 21 A B D B 22 C A B B 23 D C B A 24 C A D B 25 B A B C 26 C D D A 27 D C A C 28 D A A D 29 A D B B 30 C B B D 31 B A D A 32 A D A D 33 D B A C 34 A D C D 35 B C A B 36 C C B C 37 C D A A 38 B A C C 39 D D D C 40 A D- C A 1
  6. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1