Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
lượt xem 2
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài : 45 phút Họ tên : .......................................................................... Lớp : ................... Mã đề 001 Câu 1: Một trong những nội dung được nêu ra trong đường lối đổi mới ở Trung Quốc (1978) là: A. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. B. mở đầu kỉ nguyên độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. D. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc. Câu 2: Năm 1999, đồng tiền chung châu Âu được phát hành với tên gọi là A. ơrô. B. phrăng. C. nhân dân tệ. D. đôla. Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc? A. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. B. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết các dân tộc. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. D. Hợp tác có hiệu quả giữa các thành viên trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Câu 4: Ngày 8-9-1951, Nhật Bản ký kết với Mĩ hiệp ước gì? A. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật B. Hiệp ước liên minh Mĩ –Nhật. C. Hiệp ước chạy đua vũ trang. D. Hiệp ước phòng thủ chung ĐNA. Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi? A. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môzămbich và Ănggôla. B. Năm 1962, Angiêri giành được độc lập. C. Năm 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống Nam Phi. D. Năm 1960, "Năm châu Phi" có 17 nước giành được độc lập. Câu 6: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh lạnh là: A. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của Mĩ và Liên Xô. B. sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. sự hình thành trật tự hai cực Ianta. D. sự đối đầu giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô. Câu 7: Hội nghị Ianta (2/1945) được tiến hành trong hoàn cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai A. bùng nổ và ngày càng lan rộng. B. vừa mới kết thúc. C. đang diễn ra ác liệt. D. bước vào giai đoạn kết thúc. Câu 8: Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập? A. Việt Nam, Lào, Mianma. B. Lào, Mianma, Campuchia. C. Inđônêxia, Việt Nam, Philíppin. D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. Câu 9: Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau "Chiến tranh lạnh" được điều chỉnh theo hướng: A. liên minh với các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. B. tiếp tục quan hệ chặt chẽ với Mĩ. C. đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế. D. mở rộng quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới. Trang 1/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
- Câu 10: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là: A. tăng trưởng kinh tế trong nước luôn là số âm. B. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. C. thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới. D. không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến. Câu 11: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là: A. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. B. thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng để tăng tính dân chủ trong xã hội. C. kiên định con đường tư bản chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. D. tập trung cải cách hệ thống chính trị, đổi mới tư tưởng và tổ chức. Câu 12: Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phì”? A. Đây là năm có 37 nước ở châu Phi giành được độc lập. B. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. C. Đây là năm có 17 nước ở Bấc Phi giành được độc lập. D. Đây là năm có 27 nước Tây và Nam Phi giành được độc lập. Câu 13: “Cách mạng xanh” là cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực? A. Nông nghiệp. B. Khoa học kĩ thuật. C. Công nghiệp. D. Kinh tế. Câu 14: Nội dung nào dưới đây là một trong những hạn chế của kinh tế Nhật Bản? A. Lãnh thổ không rộng, nghèo tài nguyên. B. Sự lãnh đạo, quản lí của Nhà nước. C. Chi phí quốc phòng thấp. D. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế. Câu 15: Về khoa học kĩ thuật, Nhật Bản tập trung chủ yếu ở lĩnh vực: A. công nghiệp khai thác. B. công nghiệp quốc phòng. C. công nghiệp dân dụng. D. công nghiệp năng lượng. Câu 16: Xu thế chung của quan hệ quốc tế ngày nay là gì? A. Hòa bình, hợp tác và phát triển. B. Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế. C. Cùng tồn tại, cùng phát triển. D. Đối đầu, giải quyết tranh chấp bằng chiến tranh. Câu 17: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của A. sự phát triển nhanh chóng quan hệ thương mại quốc tế. B. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. C. sự ra đời của các công ti xuyên quốc gia. D. sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại quốc tế. Câu 18: Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác sau Chiến tranh lạnh là gì? A. Vũ khí hủy diệt. B. Tự do tín ngưỡng. C. Chống khủng bố. D. Thúc đẩy dân chủ. Câu 19: Phong trào đấu tranh cách mạng ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai đã biến khu vực này thành: A. lục địa bùng cháy. B. lục địa ngủ kỉ. C. lục địa mới trỗi dậy. D. sân sau của Mĩ. Câu 20: Tháng 6 - 1947, Mĩ tiến hành viện trợ cho các nước tư bản Tây Âu khôi phục kinh tế thông qua Trang 2/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
- A. Kế hoạch Níchxơn. B. Kế hoạch Aixenhao. C. Kế hoạch Truman. D. Kế hoạch Mácsan. Câu 21: Nguyên nhân chung giúp nền kinh tế Mĩ- Tây Âu- Nhật Bản phát triển là: A. Áp dụng khoa hoc kĩ thuật. B. Do con người quan trọng nhất. C. Tài nguyên dồi dào, nhân công đông. D. Nhận viện trợ bên ngoài. Câu 22: Sau khi Liên Xô tan rã (1991), quốc gia nào sau đây được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc? A. Anbani. B. Liên bang Nga. C. Rumani. D. Hunggari. Câu 23: Yếu tố nào đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Lợi dụng chiến tranh, buôn bán vũ khí để làm giàu. B. Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước. C. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH-KT hiện đại. D. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu 24: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh? A. Mĩ. B. Pháp C. Liên Xô. D. Anh. Câu 25: Vì sao chi phí quốc phòng của Nhật Bản thấp (không quá 1%GDP)? A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô. B. Gia nhập Liên Hợp Quốc. C. Kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô. D. Được sự bảo hộ của Mĩ. Câu 26: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945) quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên. A. Anh B. Pháp C. Liên Xô D. MĨ Câu 27: Các ngành công nghiệp Liên Xô đi đầu là: A. hóa chất và điện tử. B. cơ khí và hóa chất. C. vũ trụ và điện hạt nhân. D. luyện kim và cơ khí. Câu 28: Văn kiện nào đã đánh dấu bước khởi sắc của tổ chức ASEAN? A. Hiệp định Viêng Chăn 1973. B. Hiệp định Giơnevơ 1954. C. Hiệp ước Bali 1976. D. Hiệp định Pari 1973. Câu 29: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào sau đây của Liên hợp quốc? A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc. C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Câu 30: Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia, các dân tộc trên thế giới là bản chất của A. Chiến tranh lạnh. B. Thế giới sau Chiến tranh lạnh. C. Toàn cầu hóa. D. Trật tự hai cực Ianta. Câu 31: Biến đổi có ý nghĩa lớn nhất đối với các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Các nước Đông Nam Á đều phát triển mạnh về kinh tế. B. Các nước Đông Nam Á đều gia nhập vào ASEAN. C. Các nước Đông Nam Á đều trở thành nước công nghiệp mới. D. Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. Trang 3/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
- Câu 32: Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất nội dung nào dưới đây? A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. B. Liên Xô sẽ vào giải giáp quân phiệt Nhật ở Bắc Triều Tiên. C. Hồng quân Liên Xô sẽ tấn công vào sào huyệt Béc-lin của Đức. D. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật. Câu 33: Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là: A. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản. B. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản. C. Mĩ - Anh - Pháp. D. Mĩ - Đức - Nhật Bản. Câu 34: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Mĩ chiếm đóng khu vực sau đây A. Đông Âu. B. Đông Đức. C. Tây Đức. D. Đông Béclin. Câu 35: Vì sao từ 1973 đến 1991 kinh tế các nước Tây Âu lâm vào khủng hoảng, suy thoái? A. Hệ thống thuộc địa trên thế giới bị tan rã. B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới C. Mĩ ngưng viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu. D. Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Nhật Bản. Câu 36: Các nước và vùng lãnh thổ nào của khu vực Đông Bắc Á được gọi là "Con rồng kinh tế châu Á"? A. Nhật Bản, Trung Quốc, Xingapo. B. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công. C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công. D. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Câu 37: Vấn đề nào không được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh khi triệu tập Hội nghị Ianta (2 - 1945)? A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. B. Giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế. C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng D. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. Câu 38: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. chế độ phân biệt chủng tộc. B. chế độ độc tài thân Mĩ. C. chủ nghĩa thực dân cũ. D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Câu 39: Nhân tố quan trọng nào giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 1946 – 1950? A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật. C. Tinh thần tự lực tự cường. D. Sự hợp tác giữa các nước XHCN. Câu 40: Từ năm 1945 đến năm 1954, nhân dân Lào đấu tranh chống lại kẻ thù nào sau đây? A. Pháp. B. Hà Lan. C. Mêhicô. D. Nam Phi. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 001 - https://thi247.com/
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài : 45 phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 A D A A 2 A A A D 3 D D D A 4 A B B B 5 A C A C 6 A C D A 7 D D B B 8 D B D C 9 D A C A 10 D D D A 11 A B A D 12 B B B C 13 A D B D 14 A A B A 15 C A A A 16 A D D A 17 B D A B 18 D C B A 19 A C B B 20 D C A C 21 A B A A 22 B C B A 23 C C D A 24 A C C B 25 D B B A 26 C D C D 27 C C D B 28 C A A A 29 D C B A 30 C D A C 31 D B D B 32 A B D C 33 B B C D 34 C C C B 35 B D C D 36 B A A B 37 B B A A 38 B A A B 39 C C C A 40 A D B A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 202 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 270 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 187 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 233 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 173 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 180 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 198 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 179 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 183 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 36 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 21 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu
8 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 173 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 167 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 180 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn