intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2023 - 2024 -------------------- MÔN: LỊCH SỬ 12 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Số báo Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 101 danh: ............. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 ĐIỂM) Câu 1. Việc xác định vĩ tuyến 38 độ Bắc làm ranh giới chia cắt quốc gia nào theo quyết định tại hội nghị Ianta? A. Trung Quốc. B. Đức. C. Triều Tiên. D. Nhật. Câu 2. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta, hai nước trở thành những nước trung lập là A. Áo và Phần Lan B. Pháp và Phần Lan. C. Phần Lan và Thổ Nhĩ Kì D. Áo và Hà Lan. Câu 3. Sự kiện nào khởi đầu cho chiến tranh lạnh? A. Thông điệp của tổng thống Truman (3/1947). B. Sự ra đời của kế hoạch Mác san (6/1947). C. Sự ra đời tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (4/1949). D. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1/1949). Câu 4. Cho các sự kiện: 1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo; 2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử; 3. Liên Xô thực hiện đường lối cải tổ. Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: A. 2 – 1 – 3. B. 2 – 3 – 1. C. 3 - 2 – 1. D. 1 – 3 – 2. Câu 5. Việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN được xem là biểu hiện của xu thế nào trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XX? A. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển của các quốc gia trên thế giới. B. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. C. Sự điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước của các nước sau chiến tranh lạnh. D. Mĩ đẩy mạnh thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau chiến tranh lạnh. Câu 6. Đánh giá nào sau đây là đúng về chính sách đối ngoại nổi bật của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cạnh tranh và hợp tác. B. Mở rộng và kiềm chế. C. Đối thoại và thỏa hiệp. D. Tích cực và tiến bộ. Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tác động của cao trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc. C. Làm sụp đổ hoàn toàn trật tự thế giới hai cực Ianta. D. Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Câu 8. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc. B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới. Câu 9. Nét chung khái quát nhất của kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 là A. tăng trưởng liên tục, địa vị của Mĩ dân phục hồi trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới. B. giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính đứng đầu thế giới. C. trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới. D. tương đối ổn định, không có suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng. Câu 10. Trong khoảng ba thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực A. sản xuất nông nghiệp. Mã đề 101 Trang Seq/3
  2. B. công nghiệp dầu mỏ. C. công nghiệp nặng. D. công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân. Câu 11. Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất A. phần mềm lớn nhất thế giới. B. tàu thủy lớn nhất thế giới. C. hóa chất lớn nhất thế giới. D. máy bay lớn nhất thế giới. Câu 12. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và sự kiện nước Mĩ bị khủng bố (11/9/2001) là minh chứng cho A. những biểu hiện về sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố. B. di chứng của Chiến tranh lạnh và sự đối đầu Mĩ - Trung C. những bất ổn, khó lường của tình hình quốc tế. D. dấu hiệu mới trong mâu thuẫn của trật tự “đa cực”. Câu 13. Hiện nay còn bộ phận lãnh thổ nào của Trung Quốc nhưng vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nước này? A. Ma Cao. B. Hồng Công. C. Tây Tạng. D. Đài Loan. Câu 14. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới? A. Thúc đẩy sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu. B. Chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên phạm vi toàn thế giới. C. Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kì thoái trào, trật tự hai cực Ianta sụp đổ. D. Mĩ vươn lên nắm quyền lãnh đạo thế giới, xác lập trật tự thế giới “một cực”. Câu 15. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai siêu cường Xô – Mĩ giữ mối quan hệ như thế nào? A. Đối đầu – chiến tranh lạnh B. Hợp tác chống phát xít C. Hợp tác, ủng hộ hòa bình D. Đối đầu – chiến tranh quân sự Câu 16. EU là một tổ chức liên minh hợp tác về A. Quân sự và văn hóa. B. Chính trị và quân sự. C. Kinh tế - chính trị. D. Kinh tế và quân sự. Câu 17. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là: A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. B. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm. C. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. D. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận Câu 18. Sau khi Liên Xô tan rã, “quốc gia kế tục Liên Xô” được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là A. Hà Lan. B. Thụy Sĩ. C. Nhật Bản. D. Liên bang Nga. Câu 19. Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la? A. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la. B. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân. C. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-gie-ri. Câu 20. Ý nghĩa sự giúp đỡ của Liên Xô đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là A. là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. B. tăng sức mạnh cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng chủ nghĩa xã hội C. xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế. D. củng cố đoàn kết dân tộc. Câu 21. Từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện nào? A. Cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng. B. Cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”. C. Liên Xô và Trung Quốc kí nhiều hiệp ước hợp tác hữu nghị. D. Sự hợp tác giữa Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng. Câu 22. Ý nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là gì? A. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. B. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và Mĩ. Mã đề 101 Trang Seq/3
  3. C. Mĩ không còn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí tên lửa. D. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học-kĩ thuật Xô viết. Câu 23. Kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ Latinh là A. Thành lập các chính phủ liên hiệp bao gồm cả Mĩ và người bản xứ. B. Tất cả các nước đều được độc lập và trở thành các nước công nghiệp mới. C. Thiết lập các chính phủ mới, thi hành chính sách thân Mĩ, chống phong trào cách mạng thế giới. D. Xóa bỏ chính quyền độc tài thân Mĩ, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ. Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế? A. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm. B. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên C. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng và cấm vận. D. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế. Câu 25. Yếu tố bên ngoài nào giúp cho nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển? A. Hợp tác có hiệu quả với các quốc gia trong khu vực. B. Giá nguyên liệu rẻ. C. Nguồn viện trợ của Mĩ. D. Giá nguyên liệu rẻ và nguồn viện trợ của Mĩ. Câu 26. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Nhật B. Pháp C. Mĩ D. Anh Câu 27. "Kế hoạch Mác-san" (1948) còn được gọi là A. Kế hoạch phục hưng Châu Âu. B. Kế hoạch phục hưng kinh tế Châu Âu. C. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu. D. Kế hoạch phát triển Châu Âu. Câu 28. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm mục tiêu cơ bản nào sau đây? A. trở thành chủ nợ của thế giới. B. làm bá chủ thế giới. C. trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa. D. trở thành trung tâm tài chính số 1 thế giới. II. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày các giai đoạn phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Vì sao năm 1995 Việt Nam mới ra nhập tổ chức này? Câu 2 (1.0 điểm): Làm rõ mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời Tổng thống B.Clintơn ở Mĩ. Bước sang thế kỉ XXI, một trong những nhân tố đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ là gì? ------ HẾT ------ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Mã đề 101 Trang Seq/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1