intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian: 45 Phút; (Không kể thời gian phát đề) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 601 PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN. (Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ trả lời một phương án). Câu 1: Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là A. quá trình hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản. B. sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính. C. sự phát triển của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. D. sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền. Câu 2: Nhận định nào về vị trí, vai trò của Liên Hợp quốc trên trường quốc tế là không đúng ? A. Là diễn đàn quốc tế lớn nhất, vừa hợp tác vừa đấu tranh. B. Giúp đỡ các quốc gia dân tộc về y tế, văn hóa, giáo dục. C. Là tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh. D. Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc. Câu 3: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào sau đây? A. Thế giới và khu vực đang có những chuyển biến quan trọng. B. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây trở thành chủ đạo trên thế giới. C. Chiến tranh lạnh kết thúc, các dân tộc đang hòa hợp, hòa giải. D. Tất cả các nước khu vực Đông Nam Á đều giành được độc lập. Câu 4: Một trong những khu vực được hội nghị 1-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ là A. Trung Đông. B. Đông Âu. C. Mông Cổ. D. Tây Âu. Câu 5: Vì sao đến nay Mỹ vẫn không thể thực hiện ý đồ thiết lập trật tự thế giới "đơn cực A. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố đã ngăn cản mưu đồ của Mỹ. B. Do sự vươn lên của các cường quốc như Đức, Nhật Bản, Nga... C. Nước Mỹ đã suy yếu một cách nghiêm trọng từ đầu thế kỷ XX. D. Do có sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu 6: Biểu hiện nào của xu thế Toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau? A. Các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ra đời. B. Sự phát triển nhanh chóng của mỗi quan hệ thương mại quốc tế C. Sự phát triển và những tác động của các công ty xuyên quốc gia. D. Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn. Câu 7: Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN khi thành lập là A. tăng cường quan hệ hợp tác mọi mặt nhằm phát triển kinh tế - xã hội. B. để giải quyết vấn đề xung đột Campuchia và tranh chấp ở Biển Đông. C. để cùng cố quan hệ chính trị, giúp đỡ Đông Dương giành lại độc lập. D. phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung. Câu 8: Mục tiêu chung được các cường quốc thỏa thuận trong hội nghị 1-an-ta (2/1945) là A. tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. B. xây dựng nước Đức trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ. C. thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. D. chấm dứt tình trạng nội chiến ở Trung Quốc, Áo và Phần Lan. Trang 1/3 - Mã đề 601
  2. Câu 9: Nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế hiện nay là về lĩnh vực A. Kinh tế. B. An ninh. C. Văn hoá. D. Chính trị. Câu 10: Trong quá trình phát triển của ASEAN, giai đoạn từ 1976 - 1999 có đặc điểm là gì? A. Xây dựng quan hệ chính trị ổn định. B. Phát triển rất thần kỳ. C. Tránh đổi đầu quân sự. D. Xây dựng nền móng. Câu 11: Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít? A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. B. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực. C. Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới. D. Phân chia lại thuộc địa của các nước. Câu 12: Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định bởi văn kiện quan trọng nào? A. Tuyên ngôn. B. Hiệp định. C. Hiến chương. D. Hiến pháp. Câu 13: Sự ra đời của khối NATO (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955) dẫn đến hệ quả gì trong quan hệ quốc tế? A. Chấm dứt mối quan hệ đồng mình giữa Xô - Mỹ. B. Đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai nước. C. Hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới ra đời. D. Đánh đầu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Câu 14: Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới? A. Ban thư ký. B. Tòa án quốc tế. C. Đại hội đồng. D. Hội đồng bảo an. Câu 15: Văn kiện nào đã nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức ASEAN? A. Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Tuyên bố ASEAN. C. Hiệp định Paris. D. Tuyên bố Lahay. Câu 16: Từ sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm vì A. hóa bình và an ninh thế giới được bảo vệ ở mức cao nhất. B. kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. C. sức mạnh quốc gia không dựa trên lực lượng quốc phòng. D. giữa các cường quốc đã chấm dứt việc chạy đua vũ trang. Câu 17: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh? A. Thông điệp Tổng thống Tơ-ru-man (3/1947). B. Thành lập Tổ chức quân sự NATO (4/1949). C. Hội đồng tương trợ kinh tế ra đời (1/1949). D. Sự ra đời của kế hoạch Mác-san (6/1947). Câu 18: Những quốc gia nào sau đây tham dự hội nghị l-an-ta (2/1945)? A. Liên Xô, Mỹ, Anh. B. Liên Xô, Anh, Pháp. C. Trung Quốc, Mỹ, Anh. D. Liên Xô, Mỹ, Pháp. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. (Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d, ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.) Câu 19. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu 1: "Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân". Tư liệu 2: "Sự kết thúc của Trật tự hai cực 1-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học, công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình Toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia, khu vực trên phạm vi toàn cầu." (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 18,19) Trang 2/3 - Mã đề 601
  3. a. Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia điều chỉnh chiến lược, lấy kinh tế làm trọng tâm. b. Xu thế Toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của trật tự đa cực trong quan hệ quốc tế. c. Với xu thế Toàn cầu hóa, các mối quan hệ quốc tế mọi mặt đều được quốc tế hóa cao, d. Sau Chiến tranh lạnh, cách mạng khoa học công nghệ hình thành và phát triển mạnh. Câu 20. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội (2020) đã nhất trí thông qua việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025, hướng tới việc gần kết chặt chẽ các nội dung hợp tác trên cả ba trụ cột (Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội), đồng thời bổ sung những nội dung mới như: hợp tác về chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh...". (Sách giáo khoa Lịch sử 12. bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 29.) a. Đến năm 2015, Cộng đồng ASEAN đã được thành lập với hợp tác ở ba trụ cột, b. Cộng đồng ASEAN là tổ chức thay thế cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. c. Hợp tác Chính trị - an ninh là nội dung quan trọng và duy nhất của Cộng đồng ASEAN. d. Cộng đồng ASEAN đang xây dựng quá trình nhất thể hóa về chính trị, kinh tế. Câu 21. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Trong nội khối, những thách thức cơ bản đối với Cộng đồng ASEAN về chính trị là sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương... Về kinh tế, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển.... giữa các nước gây khó khăn trong hợp tác nội khối, sự tương đồng trong sản xuất một số ngành nghề cũng tạo ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu." (Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 29.) a . Các nước ASEAN có những khác biệt về chế độ chính trị. b. Tất cả các nước ASEAN đều có mâu thuẫn trong quan hệ. c. Sự chênh lệch về kinh tế gây khó khăn cho hợp tác nội khối. d. Để giải quyết khó khăn, cần nhất thể hóa về chính trị, kinh tế. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 601
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2