Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025- Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam
lượt xem 0
download
Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025- Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024-2025- Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN LỊCH SỬ 12_CT2018 Thời gian làm bài : 45 Phút. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 603 PHẦN I.Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (6.0 điểm )Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án Câu 1: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển A. thể thao. B. quân sự. C. kinh tế. D. vũ khí hạt nhân. Câu 2: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc từ tháng 12 - 1989, nhưng hậu quả của nó vẫn còn để lại đến ngày nay là A. NATO mở rộng phạm vi ảnh hưởng về phía đông. B. tình trạng chia cắt trên bán đảo Triều Tiên C. sự khác biệt về chính trị giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. D. sự tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông. Câu 3: Nội dung nào sau đây là thách thức chung mà Cộng đồng ASEAN đang phải tìm ra giải pháp ứng phó, A. Âm mưu xâm lược của Trung Quốc. B. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản. C. Âm mưu bá chủ thế giới của nước Mỹ. D. Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Câu 4: Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là A. không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. B. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực bằng biện pháp hoà giải. C. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo. D. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước. Câu 5: Trật tự thế giới đa cực được hình thành sau khi A. Chiến tranh lạnh chấm dứt. B. xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện. C. chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. D. Mỹ phát động chiến tranh lạnh. Câu 6: Một trong những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN là A. Củng cố được an ninh, quốc phòng và trở thành quốc gia trung tâm của khu vực. B. Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực. C. Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực. D. Hội nhập và đánh mất bản sắc và truyền thống văn hoá của dân tộc. Câu 7: So với trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh, trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh có điểm gì nổi bật? A. Xu thế đa cực, lấy phát triển kinh tế là trọng tâm. B. Xu thế nhiều cực, chú trọng công nghiệp quân sự. C. Tập trung lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân. D. Tập trung một mặt duy nhất là quan hế đội ngoại. Câu 8: Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào? A. Đa cực. B. Hòa hoãn Đông - Tây. C. Liên kết khu vực. D. Toàn cầu hóa. Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Sự suy giảm thế mạnh kinh tế của Mĩ và Liên Xô Trang 1/3 - Mã đề 603
- B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. D. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu. Câu 10: Liên hợp quốc ra đời trong bối cảnh lịch sử nào ? A. Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai . B. Chiến tranh lạnh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới. C. Phe phát xít Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản phát triển và mở rộng bành trướng. D. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Câu 11: Theo quyết định của hội nghị Ianta ( 2 - 1945), Trung Quốc A. trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ. B. thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. C. trở thành quốc gia phong kiến quân phiệt. D. thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Câu 12: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia thành lập tổ chức ASEAN là A. Việt Nam, Lào, Malaixia, Inđônêxia và Brunây. B. Xingapo, Mianma, Thái Lan, Brunây và Inđônêxia. C. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo và Thái Lan. D. Philippin, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Mianma. Câu 13: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập đã A. góp phần làm suy yếu trật tự thế giới hai cực I-an-ta. B. tăng cường phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô. C. làm sụp đổ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. D. đánh dấu trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ hoàn toàn. Câu 14: Sự kiện nào sau đây đã chính thức đánh dấu Liên hợp quốc được thành lập? A. Ngày 12-6-1945, các nước Đồng minh kí bản tuyên bố cùng hợp tác. B. Tháng 2-1945, Hội nghị I-an-ta thống nhất thành lập Liên hợp quốc. C. Tháng 4-1945, đại diện 50 quốc gia thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. D. Ngày 24-10-1945, các nước thành viên phê chuẩn Hiến chương Liên hợp quốc. Câu 15: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào và là thành viên gia nhập thứ mấy trong các quốc gia ASEAN? A. 27/8/1995, thành viên thứ 8 B. 28/8/1995, thành viên thứ 10. C. 27/8/1996, thành viên thứ 9. D. 28/7/1995, thành viên thứ 7. Câu 16: Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi A. Tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) bị giải thể. B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động. C. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. D. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Câu 17: Theo quy định của Hội nghị Ianta, các vùng của châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây là A. Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Á. B. Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á. C. Đông Bắc Á, Tây Á, Nam Á. D. Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á. Câu 18: Tại Hội nghị I-an-ta (2-1945), nguyên thủ 3 nước nào sau đây thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc? A. Đức , Pháp , Mỹ. B. Mỹ , Anh , Pháp. C. Liên Xô ,Anh ,Mỹ. D. Liên Xô , Anh , Pháp. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai.(4.0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu Trang 2/3 - Mã đề 603
- chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật”. (Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001. tr.401) a. Hợp tác về kinh tế - chính trị làm suy yếu tiềm lực phát triển của từng nước. b. Tình trạng đối đầu về chính trị - quân sự của Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh lạnh khiến cho hai nước chịu nhiều tổn thất. c. Thực lực kinh tế và khoa học - kĩ thuật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. d. Đoạn tư liệu thể hiện xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu: “Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển vǎn hoá trong khu vực thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tǎng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng. Thúc đẩy hoà bình ổn định khu vực bằng việc tôn trọng pháp lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học - kĩ thuật và hành chính”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.358) a.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 nhằm mục đích chính là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển và hội nhập với khu vực, thế giới. b.Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không dựa trên những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. c.Một trong những mục đích thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) là duy trì hoà bình ổn định của khu vực. d.Ngay từ khi ra đời, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hướng dến xây dựng một cộng đồng vì hoà bình và thịnh vượng. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Không tham gia vào bất kì một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kì một quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN, Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng”. (Trích: Điều 2, Hiến chương ASEAN, ngày 20 - 11 - 2007) a.Nội dung tư liệu thể hiện hai mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của ASEAN từ khi thành lập. b.Nội dung tư liệu thể hiện tinh thần “thống nhất trong đa dạng" của ASEAN và Đông Nam Á. c.Hiến chương ASEAN là văn kiện quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. d.Hiến chương ASEAN tiếp tục là cơ sở pháp lý cho hoạt động của ASEAN hiện nay. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 603
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 39 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 31 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 186 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 18 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn