intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu" được chia sẻ nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu

  1.              PHÒNG GDĐT HỘI AN    BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I    TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU                Năm học: 2021­2022               Môn: Lịch sử 7           Thời gian làm bài: 45phút Họ và tên: Điểm: Lớp:  I. TRẮC NGHIỆM: (7điểm) Em hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau Câu 1. Việc làm nào của người Giec­man đã tác động trực  tiếp đến sự hình thành xã hội phong  kiến châu Âu? A. Tiêu diệt đế quốc Rô­ma.                                          B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới. C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec­man. D. Thành lập các thành thị trung đại. Câu 2.  Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là A. địa chủ và nông dân                                                    B. chủ nô và nô lệ C. lãnh chúa và nông nô                                                  D. tư sản và nông dân Câu 3. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào? A. Sự sụp đổ của chế độ phong kiến.                     B. Sự hình thành của các thành thị trung đại. C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông.     D. Vốn và nhân công làm thuê. Câu 4. Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là  A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.  B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.  C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên.  D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người. Câu 5. Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì?  A. Kĩ thuật in.                                                                              B. Kĩ thuật nhuộm, dệt vải.  C. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.                                  D. Đóng tàu, chế tạo súng. Câu 6.Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian  nào? A. Thời Nguyên.               B. Thời Minh.                C. Thời Thanh.                      D. Thời Tống. Câu 7. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục  hưng và phát triển? A. Vương triều Gúp­ta.                                                      B. Vương triều Hồi giáo Đê­li. C. Vương triều Mô­gôn.                                                    D. Vương triều Hác­sa. Câu 8. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ là A. Krixna­Rađa và Mê­ga­đu­ta                                         B. I­li­at và Ô­đi­xê. C. Ra­ma­ya­na và Ma­ha­bha­ra­ta.                                  D. Xat­sai­a và Prit­si­cat. Câu 9. Chủ nhân đầu tiên của đất nước Lào là A. Người Lào Lùm.        B. Người Khơ­me.         C. Người Lào Xủng.      D. Người Lào Thơng.
  2. Câu 10. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông? A. Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài. B. Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài. C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh. D. Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh Câu 11. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông là gì? A. Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn. B. Nghề nông trồng lúa nước.                                            C. Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến. D. Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi. Câu 12.Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc? A. Đặt kinh đô ở Cổ Loa.                                     B. Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua. C. Đặt lại lễ nghi trong triều đình.                        D. Đặt lại các chức quan trong triều đình Câu 13. Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”? A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà  Ngô. B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô. C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và  ổn định đất nước. D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta. Câu 14.  Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân? A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.                                              B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.   D. Được nhà Tống giúp đỡ. Câu 15.  Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất. B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh nhường ngôi. D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi. Câu 16.  Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê? A. Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. B. Làm cho nhà Tống và các triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược  nước ta một lần nữa. C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước  Đại Cồ Việt. D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ. Câu 17. Đơn vị hành chính cấp địa phương thời tiền Lê là  A. Châu ­ Phủ ­ Lộ.  B. Phủ ­ Huyện ­ Châu      C. Châu ­ Huyện ­ Xã      D. Lộ ­ Phủ ­ Châu  Câu 18. Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long? A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.     B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế  và văn hóa của một quốc gia độc lập. Câu 19. Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?
  3. A. 1008.                          B. 1009.                               C. 1010.                                 D. 1011. Câu 20. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.                        B. Trâu, bò là động vật quý hiếm. C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.                                      D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 21. Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C. Giảm bớt ngân quỹ chi cho quốc phòng. D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều xung vào lính, nên lực  lượng vẫn đông. II. TỰ LUẬN :( 3đ) Câu 1. (1,0 điểm)  Dựa vào kiến thức đã học,  trình bày  công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh trong  công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước. Câu 2. (1.0 điểm)  Em hãy nêu  những thành tựu tiêu biểu nhất về văn hóa của Trung Quốc trong  thời kì phong kiến. Câu 3.( 1.0 điểm) Tại sao đất nước ta  thời Đinh­ Tiền Lê đã thành công bước đầu trong việc xây  dựng nền kinh tế tự chủ?   ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔM LỊCH SỬ 7 GIỮA KÌ I( 2021­ 2022) I. TRẮC NGHIỆM: 7Đ 1 2 3 5 6 7 8 9 1 11 12 13 14 15 16 17 18 19 2 21 CÂU 0 0 C C D C C A B D A A B C D B B D D B D D Đ. ÁN II. TỰ LUẬN: CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 Công lao to lớn của Đinh Bộ  Lĩnh trong công cuộc củng cố   1đ nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước: ­ Là người có công lớn trong việc dẹp “Loạn 12 sứ quân”.   0,5 ­  Đặt tên nước, chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của  0,5 hoàng đếTrung Quốc để khẳng định nước ta là “ nước Việt  lớn”. Nhà Đinh có ý thức xây dựng nền tự chủ. 2 Những thành tựu tiêu biểu nhất về  văn hóa của Trung Quốc  1 trong thời kì phong kiến: ­  Tư tưởng: Nho giáo thành hệ  tư tưởng và đạo đức của giai  0,25 cấp  phong kiến. 0,25
  4. ­ Văn học: xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch,  Đỗ Phủ...; những bộ tiểu thuyết có giá trị như Tam quốc diễn  nghĩa, Tây du kí... 0,25 ­ Sử học: có các bộ Sử kí (Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường  0,25 thư….   ­  Nghệ  thuật kiến trúc: với nhiều công trình độc đáo như Cố   cung, những bức tượng Phật sinh động…. 3 *Nước ta thành công trong bước đầu xây dựng nền kinh tế tự  1 chủ là vì: ­ Nông nghiệp: nhà nước quan tâm thực hiện các biện pháp  0,5 khuyến nông: đào vét kênh, khai hoang, đắp đê, vua tổ chức  cày tịch điền,.... ­ Thủ công nghiệp: đất nước được độc lập, các thợ thủ công  0,5 lành nghề không còn bị bắt sang Trung Quốc, chợ búa mọc lên  nhiều, đúc tiền lưu thông để tăng sức mua, buôn bán nước  ngoài được chú trọng...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2