intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh "Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội", luyện tập giải đề giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp giải bài tập, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022 LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút 1. MA TRẬN Mức độ TỔNG Nội dung Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao Lãnh địa phong Sự hình thành Chuyển biến kiến. và phát triển của xã hội Tây Phát kiến Giai cấp cơ bản của xá hội Âu. địa lí ở Tây trong xã hội phong kiến ở Đặc điểm của Âu phong kiến châu châu Âu nông nô. Âu. 4 (2, 3, 4 ,7) 3 (1, 5, 6) 1 (9) Câu 8 (2đ) (1đ) (0,75đ) 0 (0,25đ) Tỉ lệ 20% 10% 7,5% 2,5% Sự suy vong Người nông nô của chế độ Sự hình thành phải làm thuê phong kiến và Chủ nghĩa tư chủ nghĩa tư trong các xí sự hình thành bản ở châu Âu bản ở châu Âu nghiệp của tư chủ nghĩa tư bản bản ở châu Âu 3 (10, 11, 12) 5 Câu 1 (8) (0,25đ) 1 (13) (0,25đ) (0,75đ) (1,25đ) Tỉ lệ 2,5% 2,5% 7,5% 12,5% Hình thành và Công trình Trung Quốc xác lập. phòng ngự nổi Trung Quốc thời phong Nhiều phát minh tiếng của thời phong kiến kiến quan trọng. Trung Quốc 2 (16, 18) 5 Câu 2 (15, 17) (0,5đ) 1 (14) (0,25đ) (0,5đ) (1,25đ) Tỉ lệ 5% 2,5% 5% 12,5% Sự giống nhau giữa vương Ấn Độ thời Thành tựu văn triều Hồi giáo phong kiến hóa Đê-li và vương triều Ấn Độ Mô-gôn 3 Câu 2 (20, 21) (0,5đ) 1 (19) (0,25đ) 0 (0,75đ) Tỉ lệ 5% 2,5% 7,5% Đông Nam Á Các vương triều Điều kiện tự thời phong phong kiến nhiên kiến Đông Nam Á 3 Câu 1 (23) (0,25đ) 2 (22, 24) (0,75đ) Tỉ lệ 2,5% (0,5đ) 5% 7,5% Thời Ngô – “Loạn 12 sứ Nhân vật nào Ý thức độc lập, Công lao Đinh – Tiền quân” trong lịch sử tự chủ của Ngô của triều Lê Tổ chức các đơn Việt Nam Quyền Ngô –
  2. vị hành chính Đinh – Tiền Lê 7 (26, 28, 30, 5 (27, 29, 32, 3 (25, 38, 39) 1 (40) Câu 31, 35, 36, 37) 16 (4đ) 33, 34) (1,25đ) (0,75đ) (0,25đ) Tỉ lệ (1,75đ) 40% 12,5% 7,5% 2,5% 17,5% Tổng câu 17 (4,25đ) 13 (3,25đ) 8 (2đ) 2 (0,5đ) 40(10đ) Tỉ lệ 42,5% 32,5% 20% 5% 100% TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2021 - 2022 MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian làm bài: 45 phút Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng Câu 1. Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn nào? A. Dân số gia tăng. B. Sự xâm nhập của người Giéc-man. C. Công cụ sản xuất được cải tiến. D. Kinh tế hàng hóa phát triển. Câu 2. Lãnh địa phong kiến là gì? A. Vùng đất rộng lớn của nông dân. B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến. C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô. D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự. Câu 3. Đặc trưng của lãnh địa phong kiến là gì? A. Tự cung tự cấp, tự do trao đổi buôn bán. B. Kinh tế hàng hóa, trao đổi mua bán tự do. C. Khép kín, sản xuất hàng hóa nhiều. D. Tự cung tự cấp, ít trao đổi buôn bán. Câu 4. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành hai giai cấp cơ bản nào? A. Quý tộc và nông dân. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và nông dân. Câu 5. Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô? A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa. B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác. C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa. D. Giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng. Câu 6. Nguyên nhân nào dẫn tới sự hình thành các thành thị trung đại ở châu Âu? A. Sản xuất bị đình trệ. B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại. C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa. D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.
  3. Câu 7. Cư dân chủ yếu của thành thị xã hội phong kiến châu Âu là A. lãnh chúa và nông nô. B. lãnh chúa và thương nhân. C. thợ thủ công và thương nhân. D. thợ thủ công và nô lệ. Câu 8. Điều kiện nào đã đưa đến cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI? A. Nhu cầu tìm kiếm con đường mới. B. Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến đáng kể. C. Nhu cầu giao lưu thương mại qua Địa Trung Hải. D. Nhu cầu tiêu dùng của quý tộc phong kiến ngày càng tăng. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ảnh hưởng của phát kiến địa lí ở Tây Âu thời hậu kì trung đại đến Việt Nam? A. Đem lại sự phát triển mạnh của kinh tế hàng hóa. B. Xuất hiện sự giao lưu buôn bán với các nước phương Tây xâm lược. C. Việt Nam đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược. D. Văn minh phương Tây bước đầu du nhập vào Việt Nam. Câu 10. Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu? A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B. Trung Quốc và các nước phương Đông. C. Nhật Bản và các nước phương Đông. D. Các nước phương Tây. Câu 11. Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ? A. B. Đi-a-xơ. B. Va-xcô đơ Ga-ma. C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan. Câu 12. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào? A. Sự sụp đổ của chế độ phong kiến. B. Sự hình thành của các thành thị trung đại. C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông. D. Vốn và nhân công làm thuê. Câu 13. Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản? A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn. B. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản. C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp. D. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất. Câu 14. Quốc gia phong kiến nào có thể chế quân chủ hoàn chỉnh nhất ở phương Đông? A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Chân Lạp. D. Đại Cồ Việt. Câu 15. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành và xác lập vào thời nào? A. Hạ - Thương. B. Tần – Hán.
  4. C. Tống – Nguyên. D. Minh – Thanh. Câu 16. Triều đại nào được coi là giai đoạn phát triển thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc? A. Nhà Tống. B. Nhà Đường. C. Nhà Minh. D. Nhà Thanh. Câu 17. Những phát minh quan trọng ở thời nhà Tống là A. kĩ thuật in. B. kĩ thuật nhuộm, dệt vải. C. la bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết. D. đóng tàu, chế tạo súng. Câu 18. Công trình phòng ngự nổi tiếng của Trung Quốc tên gọi là gì? A. Vạn lý trường thành. B. Tử cấm thành. C. Ngọ môn. D. Lũy Trường Dục. Câu 19. Sự giống nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Ấn Độ Mô-gôn là gì? A. Đều theo đạo Hồi. B. Đều theo đạo Phật. C. Đều có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì. D. Đều là vương triều của nước ngoài. Câu 20. Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào? A. Đạo Phật. B. Đạo Bà-la-môn. C. Đạo Hồi. D. Đạo Thiên chúa. Câu 21. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ là A. Krixna-Rađa và Mê-ga-đu-ta. B. I-li-at và Ô-đi-xê. C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta. D. Xat-sai-a và Prit-si-cat. Câu 22. Các quốc gia Đông Nam Á có nét chung gì về điều kiện tự nhiên? A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới. C. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới. D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu hàn đới. Câu 23. Vương triều nào đã thống nhất được In-đô-nê-xi-a? A. Xu-ma-tơ-ra B. Xu-la-vê-di. C. Mô-giô-pa-hít. D. Ca-li-man-tan.
  5. Câu 24. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Ấn Độ. D. Phương Tây. Câu 25. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền? A. Bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập triều đình mới ở trung ương. B. Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. C. Quy định lễ nghi trong triều, trang phục quan lại. D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán. Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân Đinh Bộ Lĩnh dẹp được “loạn 12 sứ quân”? A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài. B. Được nhân dân ủng hộ. C. Có sự giúp đỡ của sứ quân khác. D. Được sự giúp đỡ của nhà Tống. Câu 27. Nguyên nhân nào dẫn tới “loạn 12 sứ quân”? A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô. B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô. C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền, ổn định đất nước. D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán. Câu 28: “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam? A. Lê Hoàn. B. Trần Quốc Tuấn. C. Đinh Bộ Lĩnh. D. Trần Thủ Độ. Câu 29. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì? A. Đại Việt B. Đại Cồ Việt C. Đại Nam D. Đại Ngu Câu 30. Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô? A. Có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư. B. Địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt. C. Địa hình hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ đất nước. D. Tập trung nhiều nhân tài có thể giúp vua xây dựng đất nước. Câu 31. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì? A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc. C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình. D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền.
  6. Câu 32. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử nào? A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất. B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh nhường ngôi. D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi. Câu 33. Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ. B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội. C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua. D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư. Câu 34: Nhà Tiền Lê đã tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước ra sao? A. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu. B. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và huyện. C. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có châu và huyện. D. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có huyện và xã. Câu 35. Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời tiền Lê? A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo. Câu 36. Tình hình Nho giáo dưới thời tiền Lê như thế nào? A. Nho giáo được du nhập và phát triển mạnh mẽ. B. Nho giáo vẫn chưa được du nhập vào nước ta. C. Vua Lê ban hành chính sách cấm đạo Nho. D. Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Câu 37. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống? A. Buộc nhà Tống phải cắt đất cho Đại Cồ Việt. B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân. C. Giữ vững nền độc lập non trẻ của đất nước. D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt. Câu 38. Truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Tống như thế nào? A. Quân ta truy kích, tiêu diệt quân Tống. B. Trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao. C. Giết chết tướng Hầu Nhân Bảo. D. Ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Câu 39. Dòng sông nào được nhắc đến trong câu thơ sau: “Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã Cũng là bãi đất xưa, thủa trước Ngô Chúa phá Hoằng Thao” (Trương Hán Siêu) A. Sông Mã B. Sông Cả C. Sông Đà
  7. D. Sông Bạch Đằng Câu 40. Công lao lớn nhất của các triều đại phong kiến thời Ngô – Đinh – Tiền Lê đối với dân tộc là gì? A. Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. B. Phát triển kinh tế nông nghiệp. C. Củng cố và giữ vững nền độc lập dân tộc. D. Ổn định xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2