intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức, Hiệp Đức” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG PTDTNT THCS HIỆP ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên:………………................. Môn: Lịch sử - Lớp 9 Lớp: 9 / …… Thời gian làm bài: 45 phút (KKTGGĐ) Chữ kí Chữ kí Lời phê Điểm bằng số Điểm bằng chữ Người coi Người chấm MÃ ĐỀ 01 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5.0 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái A,B,C hoặc D trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở vùng nào?. A. Bắc Phi. B. Nam Phi. C. Đông Phi. D. Tây Phi. Câu 2 : Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh” A. Ac-hen-ti-na. B. Bra-xin. C. Mê-hi-cô. D. Cu-Ba. Câu 3: Cuộc cách mạng nào đã được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân? A. Cách mạng trắng. B. Cách mạng chất xám. C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng nhung. Câu 4: Tình hình châu Á không ổn định từ nửa sau thế kỉ XX là vì A. Kinh tế chậm phát triển. B. Nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc. C. Nhà nước có nhiều cải cách. D. Nhiều nước giành độc lập. Câu 5: Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì? A. Bóc lột tàn bạo người da đen và da màu. B. Tước quyền tự do của người da đen và da màu. C. Gây chia rẽ nội bộ Nam Phi. D. Phân biệt, kì thị chủng tộc với người da đen và da màu. Câu 6: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh diễn ra dưới hình thức nào ? A. Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị. C.Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh vũ trang. Câu 7: Nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là gì? A. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. B. Tiến hành cải cách ruộng đất. C. Cải thiện đời sống nhân dân. D. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản Câu 8: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ XHCN Liên Xô và Đông Âu: A. Xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới C. Những sai lầm về chính trị, tha hoá về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo D. Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước. Câu 9: Thành tựu nổi bật sau 20 năm cải cách - mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã. A. Ổn định và phát triển mạnh. B. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. C. Không ổn định và bị chững lại. D. Phát triển không đồng đều.
  2. Câu 10: Đâu là điểm khác nhau trong công cuộc cải cách của Trung Quốc so với Liên Xô ? A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm Câu 11: Tại sao nhiều người dự đoán rằng "thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á"? A. Vì họ dựa vào dự đoán của Liên hợp quốc. B. Vì châu Á là nơi phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất. C. Vì hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp lại. D. Vì nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Câu 12: Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á đã A. giành được độc lập. B. là thuộc địa của Pháp. C. là thuộc địa của các nước đế quốc. D. là thuộc địa của Anh. Câu 13: Công cuộc cải cách của Goocba-chop không thành công là do A. không có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết. B. chủ quan, chậm sửa chữa những sai lầm. C. thiếu đường lối chiến lược đúng đắn, toàn diện. D. thiếu đường lối nhất quán trong cải cách. Câu 14: Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á, thành lập khối quân sự SEATO nhằm A.gây ảnh hưởng với các nước trong khu vực. B.ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. C.làm phân hóa trong đường lối ngoại của các nước D.hạn chế sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Câu 15: Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” ? A. có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. B. châu Phi là " Lục địa mới trỗi dậy”. C. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất. B. TỰ LUẬN: ( 5.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm): Nêu hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN. Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội gì ? Câu 2 (2.0 điểm): Bằng kiến thức đã học về những thành tựu Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, hãy chứng minh Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới. BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
  3. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG PTDTNT THCS HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2022-2023 Môn: LỊCH SỬ - Lớp 9 ĐỀ A. A. TRẮC NGHIỆM: (5, 0 điểm) Chọn câu trả lời đúng: Mỗi câu đúng được (0,33 điểm), (3 câu đúng được 1 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp A D C B D D A A B B D A C B C án B.TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu Nội dung Điểm Nêu hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN. Việt Nam tham gia vào tổ chức 3.0 ASEAN có những cơ hội gì ? a) Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN. - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức 0.5 1 rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước. - Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. 0.5 - Ngày 8 − 8 − 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) 0.5 - Với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po. 0.5 b) Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những cơ hội. - Tăng cường giao lưu, hợp tác, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư , tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại… 0.5 - Tranh thủ diễn đàn ASEAN để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh khu vực…. 0.5 (Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên ghi điểm cho phù hợp) Bằng kiến thức đã học về những thành tựu Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chứng minh Liên Xô là chỗ dựa 2.0 vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới. - Kinh tế. + Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%. 0.25 + Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2/thế giới 0.25 - Khoa học kĩ thuật + Năm 1945 chế tạo thành công bom nguyên tử. 0.25 2 + Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ 0.25 + Năm 1961 phóng tàu “phương Đông” đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay 0.25
  4. vòng quanh Trái Đất. 0.5 - Đối ngoại. Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc 0.25 - Đến những năm 70 của thế kỉ XX, với những thành tựu đạt được Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG PTDTNT THCS HIỆP ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên:………………................. Môn: Lịch sử - Lớp 9 Lớp: 9 / …… Thời gian làm bài: 45 phút (KKTGGĐ) Chữ kí Chữ kí Lời phê Điểm bằng số Điểm bằng chữ Người coi Người chấm MÃ ĐỀ 02 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5.0 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái A,B,C hoặc D trước câu trả lời đúng nhất Câu 1 : Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh” A. Cu-Ba. B. Bra-xin. C. Mê-hi-cô. D. Ac-hen-ti-na. Câu 2: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở vùng nào?. A. Tây Phi. B. Nam Phi. C. Đông Phi. D. Bắc Phi. Câu 3: Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” ? A. có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. B. châu Phi là " Lục địa mới trỗi dậy”. C. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất. Câu 4: Tình hình châu Á không ổn định từ nửa sau thế kỉ XX là vì A. Kinh tế chậm phát triển. B. Nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc. C. Nhà nước có nhiều cải cách. D. Nhiều nước giành độc lập. Câu 5: Đâu là điểm khác nhau trong công cuộc cải cách của Trung Quốc so với Liên Xô ? A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm Câu 6: Cuộc cách mạng nào đã được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân? A. Cách mạng xanh. B. Cách mạng chất xám. C. Cách mạng trắng. D. Cách mạng nhung.
  5. Câu 7: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La- tinh diễn ra dưới hình thức nào ? A.Bãi công của công nhân. B. Đấu tranh chính trị. C.Đấu tranh nghị trường. D. Đấu tranh vũ trang. Câu 8: Nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là gì? A. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. B. Tiến hành cải cách ruộng đất. C. Cải thiện đời sống nhân dân. D. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ XHCN Liên Xô và Đông Âu: A. Xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp. B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới C. Những sai lầm về chính trị, tha hoá về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo D. Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước. Câu 10: Công cuộc cải cách của Goocba-chop không thành công là do A. không có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết. B. chủ quan, chậm sửa chữa những sai lầm. C. thiếu đường lối nhất quán trong cải cách. D. thiếu đường lối chiến lược đúng đắn, toàn diện. Câu 11: Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á, thành lập khối quân sự SEATO nhằm A.gây ảnh hưởng với các nước trong khu vực. B.ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. C.làm phân hóa trong đường lối ngoại của các nước D.hạn chế sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Câu 12: Thành tựu nổi bật sau 20 năm cải cách - mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã. A. Ổn định và phát triển mạnh. B. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. C. Không ổn định và bị chững lại. D. Phát triển không đồng đều. Câu 13: Tại sao nhiều người dự đoán rằng "thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á"? A. Vì họ dựa vào dự đoán của Liên hợp quốc. B. Vì châu Á là nơi phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất. C. Vì hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp lại. D. Vì nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á đã A. giành được độc lập. B. là thuộc địa của Pháp. C. là thuộc địa của các nước đế quốc. D. là thuộc địa của Anh. Câu 15: Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì? A. Bóc lột tàn bạo người da đen và da màu. B. Tước quyền tự do của người da đen và da màu. C. Gây chia rẽ nội bộ Nam Phi. D. Phân biệt, kì thị chủng tộc với người da đen và da màu. B. TỰ LUẬN: ( 5.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm): Nêu quá trình phát triển từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”. Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN gặp những thách thức gì ? Câu 2 (2.0 điểm): Bằng kiến thức đã học về những thành tựu Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, hãy chứng minh Liên Xô là chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới. BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................
  6. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG PTDTNT THCS HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2022-2023 Môn: LỊCH SỬ - Lớp 9 Đề B. A. TRẮC NGHIỆM: (5, 0 điểm) Chọn câu trả lời đúng: Mỗi câu đúng được (0,33 điểm), (3 câu đúng được 1 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp A D C B B A D A A D B B D A D án B.TỰ LUẬN: (5,0 điểm). Câu Nội dung Điểm Nêu quá trình phát triển từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”. Việt Nam tham 3.0 gia vào tổ chức ASEAN gặp những thách thức gì ? a)Nêu quá trình phát triển từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”. - Năm 1984, sau khi giành độc lập, Bru-nây gia nhập là thành viên thứ 6 0.25 1 - Sau Chiến tranh lạnh, nhất là khi "vấn đề Cam-pu-chia" được giải quyết, tình hình Đông Nam Á đã được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở 0.25 rộng các thành viên của Hiệp hội. - Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN : Việt Nam năm 1995, Lào và Mi-an-ma 1.0 năm 1997, Cam-pu-chia năm 1999. - Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có 0.5 uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994). b) Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN gặp những thách thức. - Nếu không tận dụng cơ hội thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các 0.25 nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực. 0.25 - Hội nhập dễ “hoà tan”, đánh mất bản sắc văn hoá và truyền thống của dân tộc 0.5
  7. (Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên ghi điểm cho phù hợp) Bằng kiến thức đã học về những thành tựu Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chứng minh Liên Xô là chỗ dựa vững 2.0 chắc của hoà bình và cách mạng thế giới. - Kinh tế. + Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%. 0.25 + Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2/thế giới 0.25 - Khoa học kĩ thuật + Năm 1945 chế tạo thành công bom nguyên tử. 0.25 2 + Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ 0.25 + Năm 1961 phóng tàu “phương Đông” đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng 0.25 quanh Trái Đất. 0.5 - Đối ngoại. Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc 0.25 - Đến những năm 70 của thế kỉ XX, với những thành tựu đạt được Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2