intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

  1. Trường THCS Võ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2023-2024 Thị Sáu MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Họ và tên: Ngày kiểm tra: /11/2023 …………………...... ........... Lớp 9/... Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B,C, D đứng đầu ý trả lời đúng nhất Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân trực tiếp nào đòi hỏi Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế đất nước? A. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận. B. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh. C. Cần nâng cao địa vị trên trường quốc tế. D. Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô. Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (năm 1949) là gì? A. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. B. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ. C. Tăng cường năng lực quốc phòng. D. Khẳng định vai trò của Liên Xô trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Thành tựu lớn nhất về khoa học - kĩ thuật mà Liên Xô đạt được từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì? A. Chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Hoàn thành các kế hoạch dài hạn. C. Là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ. D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. Câu 4. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng về A. văn hóa, giáo dục. B. quân sự, xã hội. C. quốc phòng an ninh. D. chính trị, kinh tế. Câu 5. Hậu quả nghiêm trọng nhất từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là A. hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại trên thế giới. B. chấm dứt sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực I-an-ta. C. Mĩ vươn lên xác lập trật tự thế giới “một cực”. D. gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế cho Liên bang Nga. Câu 6. Bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đầu thập niên 90 của thế kỉ XX? A. Thực hiện đổi mới toàn diện, đồng bộ từ chính trị đến xã hội. B. Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng Cộng sản. C. Tập trung thực hiện cải cách triệt để về kinh tế, chính, trị, văn hóa. D. Thực hiện chính sách đối ngoại để hạn chế tác động của bên ngoài. Câu 7. Ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX là A. xóa bỏ hoàn toàn chế độ A-pác-thai. B. xóa bỏ ách thống trị của thực dân Bồ Đồ Nha. C. Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. D. Làm sụp đổ cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Câu 8. Bài học về sự thành công của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là
  2. A. lợi dụng sự suy yếu của các nước tư bản phương Tây. B. đề cao ý thức độc lập dân tộc và sự đoàn kết của các lực lượng dân tộc. C. chớp lấy thời cơ khi phe Đồng minh giành thắng lợi trong chiến tranh thế giới thứ hai. D. nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản. Câu 9. Biến chuyển quan trọng nhất của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Chính trị không ổn định. B. bị các nước đế quốc tái xâm lược. C. phân hóa về đường lối đối ngoại. D. các nước lần lượt giành được độc lập. Câu 10. Thắng lợi có ý nghĩa to lớn ở khu vực Mĩ La - tinh mở đầu cho cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ là A. cách mạng Cu-ba. B. cách mạng Ni-ca-ra-goa. C. cách mạng Chi-lê. D.cách mạng Vi-nê-xu-ê-la. Câu 11. Sự kiện nào mở đầu cho cuộc đấu tranh vũ tranh giành chính quyền ở Cu - ba? A. Cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê. B. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa. C. Cuộc chiến đấu ở vùng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra. D. Cuộc tấn công tiêu diệt lính đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hê-rôn. Câu 12. Cuộc cách mạng nào giúp Ấn Độ phát triển kinh tế nông nghiệp? A. Cách mạng chất xám. B. Cách mạng trắng. C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng nhung. Câu 13. Đâu không phải là nguyên tắt hoạt động của tổ chức ASEAN? A. Tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau. B. Không can thiệp vào công việc nọi bộ của nhau. C. Hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên. D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 14. Vì sao nói: năm 1960 là “năm châu Phi”? A. Có 17 quốc gia giành được độc lập. B. Cách mạng An-giê-ri thành công, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. C. Thắng lợi của cách mạng Ai- cập mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu phi. D. Nước Cộng hòa Nam Phi ra đời, xóa bỏ tận gốc chế độ A-pác-thai. Câu 15. Đâu không phải là nội dung cải cách dân chủ ở Cu-ba? A. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp. B. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục. C. Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp tư bản nước ngoài. D. Củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị. II. TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai: a) Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai. b) Vì sao nói: “Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, Đông Nam Á có sự phân hóa về đường lối đối ngoại”? Câu 2. (3.0 điểm) a) Trình bày nội dung công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. b) Từ thành công của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………
  3. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………........................ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2023-2024 MÔN LỊCH SỬ 9 I. TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: Mỗi câu đúng được 0.33 điểM (3 câu đúng được 1 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B B C D A B C B D A B C C A D II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm a) Nét chính về tình hình ĐNÁ trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai 2 - Trước 1945, hầu hết là thuộc địa của thực dân Phương Tây (trừ Thái Lan) 0.5 - Sau 1945, đến nữa sau thế kỷ XX tình hình phức tạp căng thẳng: 0.5 + Nhân dân nhiều nước nổi dậy giành chính quyền như In-đô-nê-xi-a, VN và 0.5 Lào từ tháng 8 đến tháng 10-1945, đến giữa những năm 50, hầu hết các nước giành được độc lập. 1 + Từ năm 50, tình hình trở nên căng thẳng do Mĩ can thiệp thành lập khối (3,0 đ) quân sự SEATO (1954) để đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và phong trào giải 0.5 phóng dân tộc, Mĩ xâm lược VN, Lào, Cam-pu-chia. b) Từ giữa những năm 50, ĐNÁ có sự phân hóa về đường lối đối ngoại 1 - Năm 1954, Mĩ thành lập khối quân sự SEATO lôi kéo Thái Lan, Phi-lip- 0,25 pin tham gia vào khối này nên trở thành đồng minh của Mĩ. - Mĩ xâm lược 3 nước Đông Dương nên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trở 0,25 thành kẻ thù của Mĩ. - Một số nước đứng ở vị trí trung lập như In-đô-nê-xi-a, Miến Điện 0,25 => Nên các nước ĐNÁ có sự phân hóa về đường lối đối ngoại. 0,25 a) Nội dung cải cách - mở cửa của Trung Quốc 1.0 Tháng 12-1978, Trung ương ĐCS Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới: 0.25 Xây dựng CNXH theo màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm 0.5 trọng điểm, cải cách, mở cửa. Nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh. 0.25 b) Bài học kinh nghiệm của Việt Nam từ công cuộc cải cách – mở cửa 1.0 của Trung Quốc - Trọng tâm là thực hiện cải cách về kinh tế, không cải cách chính trị … 0.25 2 - Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng Cộng sản, đặt lợi ích 0.25 (2.0 đ) dân tộc lên hàng đầu - Mở cửa, tạo điều kiện thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 0.25 - Tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế… 0.25 ( Lưu ý: Học sinh có thể nêu ra ý khác và lập luận phù hợp thì dùng để thay thế ý trong hướng dẫn chấm này) ----------------------------------HẾT------------------------------------- Tiên Mỹ, ngày 24 tháng 10 năm 2023 Tổ trưởng GVBM
  4. Hồ Thị Quyên Trần Thiện Thu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2