
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành
lượt xem 1
download

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành
- MA TRẬN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1, NĂM HỌC: 2024 – 2025 MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ 8 TT Mức độ nhận thức Số Chương/ Nội dung/đơn Nhận Thông Vận Vận câu- Mức độ đánh giá chủ đề vị kiến thức biết hiểu dụng dụng Số cao điểm Phân môn Lịch sử 1 Bài 1. Cách -Biết được nét chung về 2 2 mạng tư sản nguyên nhân làm bùng 0,5đ Anh và nổ cuộc Cách mạng tư Chiến tranh sản Anh (năm 1642). giành độc -Biết được những nét lập của 13 chung về nguyên nhân thuộc địa làm bùng nổ cuộc Anh ở Bắc Chiến tranh giành độc Mỹ lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Chương 1: 2 Châu Âu và Bài 2. Cách -Biết được mục tiêu cơ 2 2 Bắc Mĩ từ mạng tư sản bản của giai cấp tư sản 0,5đ nửa sau TK Pháp cuối Pháp (1789 – 1799). XVI đến TK thế kỉ XVIII -Biết được khẩu hiệu XVIII nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 3 Bài 3. Cách Trình bày được những 1 1 mạng công thành tựu tiêu biểu của 0,25đ nghiệp (nửa cuộc cách mạng công sau thế kỉ nghiệp. XVIII – giữa thế kỉ XIX) Chương 2: Bài 4. Đông Biết được những nét 1 1 Đông Nam Nam Á từ chính trong quá trình 0,25đ Á từ nửa nửa sau thế xâm nhập của các nước sau TK kỉ XVI đến tư bản phương Tây vào XVI đến giữa thế kỉ các nước Đông Nam Á giữa TK XIX XIX. Chương 3: Bài 5. Cuộc – Giải thích được nguyên 0,5 0,5 1 Việt Nam xung đột nhân bùng nổ xung đột 1đ 1đ 2đ từ đầu TK Nam – Bắc Nam – Bắc triều, Trịnh – XVI đến triều và Nguyễn. TK XVIII Trịnh – – Nêu được hệ quả của Nguyễn xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. 6 0,5 0,5 7 1
- 1,5đ 1đ 1đ 3,5đ Tỉ lệ 15% 10% 10% 35% TT Mức độ nhận thức Số Chương/ Nội dung/đơn Nhận Thông Vận Vận câu- Mức độ đánh giá chủ đề vị kiến thức biết hiểu dụng dụng Số cao điểm Phân môn Địa lý 1 Nội dung 1: -Trình bày được đặc 4 1 5 Vị trí địa lí 3đ điểm vị trí địa lí. và phạm vi lãnh thổ Việt – Phân tích được ảnh Nam hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. Chương 1. 2 Vị trí địa lí Nội dung 2: – Trình bày được một 4 1 5 và phạm vi Địa hình Việt trong những đặc điểm 3đ lãnh thổ Nam. chủ yếu của địa hình Việt Nam. Việt Nam – Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa. (4câu) - Ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế. 3 Chương 2: Nội dung 3: – Trình bày được đặc 2 2 Khí hậu và Khí hậu Việt điểm khí hậu nhiệt đới 0,5đ thủy văn Nam ẩm gió mùa của Việt Nam. 10 1 1 12 2,5đ 2đ 2đ 6,5đ Tỉ lệ 25% 20% 20% 65% Tỉ lệ chung cho cả môn 40% 30% 20% 10% 100% 2
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I; NĂM HỌC 2024 – 2025 TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 8 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: A (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Học sinh chọn một đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là A. mâu thuẫn quyền lợi và nghĩa vụ giữa người da trắng với người da đen. B. mâu thuẫn về kinh tế và chính trị giữa nông dân với địa chủ phong kiến. C. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu. D. mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế công thương nghiệp của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ với chính sách cai trị của thực dân Anh. Câu 2: Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để vì A. quyền lợi của nhân dân không được áp ứng B. do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa. Câu 3. Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII, những đẳng cấp không phải đóng thuế A. Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. B. Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc. C. Đẳng cấp thứ ba và Tăng lữ. D. Giai cấp tư sản và nông dân. Câu 4. Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là: A.Tự do - Bình đẳng - Bác ái. B. Độc lập -Tự do - Hạnh phúc. C. Dân chủ - Văn minh - Tiến bộ. D. Hòa bình - Hạnh phúc - Phát triển. Câu 5. Đoạn đường sắt đầu tiên của nước Anh nối liền 2 thành phố A. Luân Đôn – Man-che-xto. B. Luân Đôn – Li-vơ-pun. C. Man-che-xto – Li-vơ-pun. D. Luân Đôn- Bơc-min-ham. Câu 6. Bước sang thế kỉ XVI, tình hình các nước trong khu vực Đông Nam Á là A. Chế độ phong kiến suy thoái trầm trọng. B. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển rực rỡ. C. Hầu hết bị các nước thực dân phương Tây đặt ách thống trị. D. Chế độ phong kiến bước vào thời kì suy thoái, lún sâu vào các cuộc khủng hoảng. Câu 7. Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh A. Lai Châu. B. Hà Giang. C. Điện Biên. D. Hòa Bình. Câu 8. Việt Nam có vị trí cầu nối giữa các lục địa A. Nam Mĩ với Á - Âu. B. Á - Âu với Thái Bình Dương. C. Ô-xtrây-li-a với Á - Âu. D. Bắc Mĩ với Thái Bình Dương. Câu 9. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh thành nào dưới đây? A. Khánh Hòa. B. Đà Nẵng. C. Quảng Nam. D. Quảng Ngãi. Câu 10. Năm 2023, nước ta có bao nhiêu tỉnh/thành phố tiếp giáp với Biển Đông? A. 27 tỉnh/ thành phố. B. 28 tỉnh/ thành phố. C. 26 tỉnh/ thành phố. D. 29 tỉnh/ thành phố. Câu 11. Ở nước ta, địa hình đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảng 3
- A. 55% của phần đất liền Việt Nam. B. 65% của phần đất liền Việt Nam. C. 75% của phần đất liền Việt Nam. D. 85% của phần đất liền Việt Nam. Câu 12. Địa hình nhân tạo là A. Địa hình cac - xtơ. B. Đồng bằng ven biển. C. Các đê sông, đê biển. D. Địa hình cao nguyên. Câu 13. Các cao nguyên badan phân bố ở vùng A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 14. Địa hình đồi núi nước ta chia thành A. 2 vùng. B. 3 vùng. C. 4 vùng. D. 5 vùng. Câu 15. Số giờ nắng nước ta nhận được mỗi năm là A. 1300 - 4000 giờ trong năm. B. 1400 - 3500 giờ trong năm. C. 1400 - 3000 giờ trong năm. D. 1300 - 3500 giờ trong năm. Câu 16. Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây? A. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. B. Từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. C. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. D. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm). Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn. Câu 2 (2 điểm). Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm sinh vật và đất Việt Nam. Câu 3 ( 2 điểm). Hãy lấy ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực địa hình đồi núi của nước ta. 4
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I ; NĂM HỌC 2024 – 2025 TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP 8 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: B (Đề gồm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Học sinh chọn một đáp án đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ cuộc Cách mạng tư sản Anh (năm 1642) là A. kinh tế Anh suy yếu, đứng trước nguy cơ bị Pháp và Đức xâm lược. B. nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổi dậy chống lại chính quyền. C. kinh tế tư bản Anh phát triển mạnh nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở. D. cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi, cổ vũ cho nhân dân Anh làm cách mạng. Câu 2. Quý tộc mới lãnh đạo cuộc cách mạng A. Cách mạng Anh B. Cách mạng Mỹ C. Cách mạng Mỹ và Anh D. Cách mạng Hà Lan. Câu 3. Những đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là A. Rút-xô; Mông-te-xki-ơ; Vôn-te. B. Rô-be-spi-e; Ô. Crôm-oen; Vôn-te. C. Mông-te-xki-ơ; Vôn-te; Ô. Crôm-oen. D. Rút-xô; Mông-te-xki-ơ; T. Giép-phép-xơn. Câu 4. Nội dung dưới đây nói về nhà phát minh - Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh của con người. - Động cơ hơi nước là phát minh vĩ đại của cuộc cách mạng công nghiệp. A. R. Ác-rai. B. Giêm Oát. C. E.Các-rai. D.Xti-phen-xơn. Câu 5. Những câu thơ dưới đây gợi cho em nhớ đến cuộc xung đột Cả một vùng từ đông sang tây Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy Chiến tranh cứ nối tiếp nhau Tai họa thật là cùng cực. (Thương loạn – Nguyễn Bỉnh Khiêm) A. Nam – Bắc triều. B. Trịnh – Nguyễn. C. Đông Tấn – Lâm Ấp. D. Đường – Nam Chiếu. Câu 6. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII – XVIII) có ý nghĩa A. Đặt cơ sơ cho sự thành lập Vương triều Nguyễn. B. Tránh được sự xâm lược, nhòm ngó của thực dân Pháp. C. Khẳng định chủ quyền duy nhất của Việt Nam trên khu vực Biển Đông. D. Khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Câu 7. Điểm cực Đông của nước ta thuộc tỉnh A. Lai Châu. B. Khánh Hòa. C. Điện Biên. D. Hòa Bình. Câu 8. Trên đất liền, nước ta không có đường biên giới với quốc gia A. Thái Lan. B. Cam-pu-chia. C. Lào. D. Trung Quốc. Câu 9. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh A. Khánh Hòa. B. Đà Nẵng. C. Quảng Nam. D. Quảng Ngãi. Câu 10. Năm 2023, nước ta có số tỉnh/thành phố tiếp giáp với Biển Đông là 5
- A. 25 tỉnh/ thành phố. B. 26 tỉnh/ thành phố. C. 27 tỉnh/ thành phố. D. 28 tỉnh/ thành phố. Câu 11. Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là A. Tây - Đông. B. Bắc - Nam. C. Tây Bắc - Đông Nam. D. Đông Bắc - Tây Nam. Câu 12. Ở nước ta, đồi núi chiếm A. 2/3 diện tích đất liền. B. 1/2 diện tích đất liền. C. 1/4 diện tích đất liền. D. 3/4 diện tích đất liền. Câu 13. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng A. 40000 km2. B. 25000 km2. C. 35000 km2. D. 15000 km2. Câu 14. “Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 15. Ở Việt Nam, gió mùa mùa đông gần như bị chặn lại ở dãy núi A. Ba Vì. B. Bạch Mã. C. Tam Điệp. D. Ngân Sơn. Câu 16. Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo độ cao. Từ thấp lên cao, Việt Nam có A. 2 đai khí hậu. B. 3 đai khí hậu. C. 4 đai khí hậu. D. 5 đai khí hậu. II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 ( 2 điểm). Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều. Câu 2 (2 điểm). Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt Nam. Câu 3 ( 2 điểm). Hãy lấy ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực địa hình bờ biển của nước ta. 6
- TRƯỜNG THCS PHAN BÁ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM PHIẾN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I; NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 8 Đề A I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 D A B A C D C B Đáp án 9 10 11 12 13 14 15 16 A B D C D C C C II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu hỏi Nội dung đáp án Biểu điểm Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn: Câu 1 - Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai còn nhỏ tuổi, con rể 0,33 điểm ( 2 điểm) là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. - Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh, Nguyễn trở nên gay gắt. 0,33 điểm - Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 - 1672). 0,33 điểm Hậu quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn: - Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. 0,5 điểm - Gây ra nhiều đau thương, tổn thất cho nhân dân. 0,5 điểm Câu 2 Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất (2 điểm) - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là 0.5 điểm cảnh quan tiêu biểu. - Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do: 0,5 điểm + Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương. + Nằm liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động 0,5 điểm thực vật; + Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa. 0,5 điểm Câu 3 - Ví dụ (ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến phát triển kinh tế):Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi (2 điểm) Chúa thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, nên khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng. 7
- TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I; NĂM HỌC 2024 - 2025 Đề B MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 8 PHÂN MÔN: LỊCH SỬ I.TRẮC NGHIỆM (4,0điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 C A A B A D B A Đáp án 9 10 11 12 13 14 15 16 B D C D A D B B II. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu hỏi Nội dung đáp án Biểu điểm Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Nam – Bắc triều: Câu 1 - Năm 1545, Nguyễn Kim lấy damh nghĩa “ phù Lê diệt Mạc” lập 0,33 điểm ( 2 điểm) ra Nam triều, còn nhà Mạc được gọi là Bắc triều - Xung đột giữa 2 dòng họ diễn ra gần 60 năm của thế kỉ XVI. 0,33 điểm - Họ Mạc thất bại phải chạy lên Cao Bằng. 0,33 điểm Hậu quả của cuộc xung đột Nam- Bắc triều: - Đất nước bị chia cắt, kinh tế đình trệ. 0,5 điểm - Đời sống nhân dân đói khổ. 0,5 điểm Câu 2 Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm (2 điểm) khí hậu: - Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong 0,5 điểm vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt. - Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là 1 điểm nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn 0,5 điểm bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương. Câu 3 Ví dụ (ảnh hưởng của địa hình bờ biển đến phát triển kinh tế): Vịnh Vân Phong nằm ở phía bắc tỉnh Khánh Hòa, thuộc vùng (2 điểm) Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là một trong những vịnh kín gió khi được bán đảo Hòn Gốm che chắn. Xét về địa hình, Vân Phong có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng nước sâu khi có độ sâu tự nhiên lớn (khoảng 60 km bờ biển có độ sâu từ 15 - 22 m), không bị bồi lắng và luồng vào cảng ngắn với độ sâu trên 22 m. Với vị trí nằm gần đường hàng hải quốc tế, nơi đây có điều kiện thuận 8
- lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và phát triển kinh tế biển. Duyệt tổ chuyên môn GVBM TTCM Nguyễn Đức Nghiễm Phan Thị Thu 9
- 10

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p |
641 |
13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p |
698 |
9
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
456 |
7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p |
640 |
7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p |
452 |
6
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p |
458 |
5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p |
605 |
5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p |
612 |
5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
447 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p |
409 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p |
418 |
3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p |
433 |
3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p |
454 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p |
607 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p |
439 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p |
604 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p |
597 |
3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p |
374 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
