intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh (Đề 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh” bao gồm dạng bài trắc nghiệm và tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Gio Linh (Đề 2)

  1. SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN NGỮ VĂN 10 NĂM 2022 ­ 2023 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:   Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang  ra để  gọi buổi chiều.   Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước   mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả  như ru, văng vẳng tiếng  ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng   theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả   thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm   hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của   ngày tàn. ­ Em thắp đèn lên chị Liên nhé? Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời: ­ Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo trong ấy muỗi. An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài ch õng ngồi; chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót   két. ­ Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ? ­ Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào. Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả  rồi, đèn treo trong nhà bác   phở  Mĩ, đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách...Những nguồn   ánh sáng đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hònđá   nhỏ một bên sáng một bên tối. Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi,   vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen   thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng   về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít   câu nữa. Mấy đứa trẻ  con nhà nghèo  ở  ven chợ  cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt   nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể  dùng được của các người bán hàng để  lại, Liên   trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.[…] (Hai đứa trẻ, Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11, tập I) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: A. Tự sự, miêu tả B. Miêu tả, biểu cảm C. Tự sự, biểu cảm D. Tự sự, biểu cảm, miêu tả Câu 2. Xác định ngôi kể của văn bản trên: A. Ngôi thứ 1 B. Ngôi thứ 2 C. Ngôi thứ 3 D. Ngôi kể khác
  2. Câu 3.Xác định nhịp điệu của lời văn: A. Chậm rãi B. Gấp gáp C. Dồn dập D. Dứt khoát Câu 4. Các chi tiết khắc hoạ bức tranh thiên nhiên lúc chiều tàn là: A. Phương tây đỏ rực như lửa cháy; những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn; dãy tre làng, tiếng  ếch nhái kêu ran… B.  Đèn treo trong nhà bác phở Mĩ; đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu; đèn dây sáng xanh trong hiệu  khách. C. Rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. D. Mùi âm ẩm bốc lên; hơi nóng của ban ngày; mùi cát bụi quen thuộc; chiếc chõng nan. Thực hiện yêu cầu: Câu 5. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:Phương tây đỏ rực như lửa  cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Câu 6. Xác định nội dung của đoạn văn dưới đây. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.   Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước   mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.” Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả  như ru, văng vẳng tiếng  ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng   theo gió nhẹ đưa vào” Câu 7. Nhận xét vềtình cảm tác giả thể hiện trong văn bản.  Câu 8. Từ văn bản, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày cảm nhận của anh/chị về  ý nghĩa của tình yêu thương con người.  II. VIẾT (4.0 điểm) Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh, Trên con đường viền trắng mép đồi xanh, Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc; Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, Vài cụ già chống gậy bước lom khom, Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ, Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu, Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ)
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 A 0,5 Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:Phương tây đỏ  rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. ­ Biện pháp: So sánh ­ Tác dụng: + Lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi cảm. 5 + Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên chiều tối: đầy màu sắc, nhưng thoáng vẻ lụi  1,0 tàn, đượm buồn.  + Thể hiện tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên của tác giả.  Hướng dẫn chấm: ­ Học sinh trả lời biện pháp: 0,25 điểm. ­ Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm (ý 2 đạt 0,5 điểm). 6 Xác định nội dung của đoạn văn: Bức tranh thiên nhiên chiều tối: bình dị,  1,0 êm ả, nên thơ, vắng lặng, đượm buồn.  Hướng dẫn chấm: ­ Học sinh trả lời như đáp án/ tương đương đáp án: 1,0 điểm. ­ Học sinh trả lời ý khái quát (bức tranh thiên nhiên chiều tối): 0,25 điểm ­ Học sinh trả lờimỗi ý cụ thể hoặc tương đương: 0,25 điểm.
  4. Nhận xét về tình cảm tác giả thể hiện trong văn bản. ­ Tình cảm của tác giả: yêu quý, gắn bó với thiên nhiên;trân trọng,nâng niu nét  đẹp tâm hồn con người; cảm thương cho những số phận bé nhỏ, nghèo khổ.  7 ­ Nhận xét: Đó là những tình cảm rất nhân văn, đẹp đẽ, đáng ngợi ca.  1,0 Hướng dẫn chấm: ­ Học sinh trả lời tình cảm của tác giả: 1 ý: 0,75 điểm ­ Học sinh trả lời phần nhận xét: 0,25 điểm. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày cảm nhận của anh/chị về ý  nghĩa của tình yêu thương con người. ­ HS viết đúng hình thức đoạn văn, có thể triển khai nhiều cách khác nhau  nhưng phải làm rõ ý nghĩa của tình yêu thương con người. 8 Gợi ý: Bồi dưỡng tâm hồn; giúp con người có đủ động lực vượt qua khó khăn,  1,0 xoa dịu nỗi đau; làm cho xã hội tốt đẹp… Hướng dẫn chấm: ­ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:0,25 điểm. ­ Ý nghĩa: 0,75 điểm VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát  0,25 được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  0,5 Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề  * Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,25 *Cảm nhận đoạn thơ 2,0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao  II tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài  gợi ý cần hướng tới: ­ Vẻ đẹp khung cảnh chợ Tết ở làng quê: + Thiên nhiên: tươi tắn, sống động, rực rỡ, và tràn trề sức sống.  + Con người: giản dị, đáng yêu, vui tươi, rộn ràng, tưng bừng, phấn khởi. ­ Đặc sắc nghệ thuật: nghệ thuật phối sắc(trắng, hồng, xanh, đỏ…), biện  pháp tu từ (nhân hoá, so sánh, ẩn dụ…), giọng điệu tươi vui, ngôn từ giàu sức  gợi… Hướng dẫn chấm: ­ Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. ­ Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. ­ Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.  ­ Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thiết tha  của nhà thơ và sự gắn bó, nâng niu, tự hào với những giá trị văn hoá cổ truyền  0,25 của dân tộc. 
  5. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt  0,5 mới mẻ; vận dụng lí luận văn học; liên hệ, so sánh… I + II 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0