Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I QUẢNG NAM NĂM HỌC 2022 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC Môn: Ngữ văn Khối: 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hoàng. Nhiệm vụ của hai cô hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vòng, luân phiên nhau. Cô chị Mặt Trời được ngồi kiệu có bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hóa dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng, ngày ngắn lại. Cô Mặt Trăng nguyên xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cô. Việc ấy về sau đến tai Ngọc Hoàng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm; cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt ngày trước hiện bụi ra. (Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Dấu hiệu nào sau đây giúp anh/chị xác định văn bản trên là thần thoại. A. Nhân vật chính là con người ở dưới trần gian. B. Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng, họ là các vị thần sáng tạo vũ trụ. C. Nhân vật chính là con người, giữ vai trò trong việc lý giải và chinh phục tự nhiên. D. Nhân vật chính là Ngọc Hoàng giữ việc chăm lo cuộc sống con người. Câu 2. Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được giao nhiệm vụ:
- A. Chăm lo cuộc sống trên trời. B. Chiếu sáng cho con người làm việc. C. Làm cho ngày đêm dài ngắn khác nhau. D. Thay nhau coi việc dưới trần gian. Câu 3. Các cụ già khiêng kiệu thì lo làm tròn phận sự mà không nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần Mặt Trời đi được nhanh chóng đã dẫn đến chuyện gì? A. Ngày ngắn lại B. Ngày dài ra C. Ngày và đêm dài bằng nhau D. Các cụ già bị trời trách phạt Câu 4. Nhân dân dưới trần gian khổ sở điều gì về nữ thần Mặt Trăng? A. Nữ thần làm cho ngày dài. B. Tính tình gay gắt của nữ thần C. Nữ thần bỏ bê công việc chiếu sáng trần gian D. Cả 3 ý trên. Câu 5. Câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng không nhằm lý giải hiện tượng gì? A. Ngày ngắn, ngày dài. B. Trăng sáng, trăng quầng. C. Trăng rằm D. Mặt trời có sức nóng dữ dội. Câu 6: Chỉ ra 2 từ Hán Việt được sử dụng trong câu: Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hóa dài ra. A. Bản tính, hạ giới B. Bản tính, bọn trẻ C. Hạ giới, đến lượt D. Cho nên, hạ giới Câu 7. Trong câu chuyện thần thoại trên, người kể chuyện là ai? A. Người trẻ B. Người già C. Người trực tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công chúng D. Ngọc Hoàng Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8. Nêu nội dung khái quát của văn bản trên. Câu 9. Qua truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, anh/chị có nhận xét gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc thế giới của người Việt xưa?
- Câu 10. Là thế hệ trẻ, anh/chị đã rút ra được bài học nhận thức gì qua câu chuyện trên? II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá về nghệ thuật, nội dung, chủ đề của đoạn thơ sau: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển n ửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... (Quê hương, Tế Hanh, thilieu.net) Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I QUẢNG NAM NĂM HỌC 2022 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC Môn: Ngữ văn Khối: 10 Thời gian làm bài: 90 phút ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm Phần Câu Nội dung Điểm chấm dành cho HS hòa nhập I ĐỌC HIỂU 6.0 6.0 1 B 0.5 2 D 0.5 3 A 0.5 4 B 0.5 5 D 0.5 6 A 0.5 Theo khung 7 C 0.5 điểm chung 8 Nội dung khái 0.5 Đạt được ½ quát của văn nội dung bản: Câu chuyện lí
- giải về những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày liên quan đến Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua đó, khẳng định rằng mỗi sự việc xuất hiện trên Trái Đất này đều có nguồn gốc rõ ràng. Hướng dẫn chấm: Trả lời như Đáp án: 0.5 điểm. Trả lời được 01 trong 02 ý: 0.25 điểm. 9 Nhận xét và 1.0 Đạt được ½ cách lí giải nội dung nguồn gốc thế giới cách lý giải của người Việt xưa : Lý giải các hiện tượng theo trí tưởng tượng, hết sức tự nhiên, gần gũi. Thể hiện nhận thức sơ khai, đơn giản
- của dân gian về các hiện tượng tự nhiên. Khát vọng muốn khám phá, giải thích quá trình tạo lập thế giới xung quanh của người xưa. Hướng dẫn chấm: Trình bày thuyết phục: 1.0 điểm. Trình bày chung chung: 0.5 điểm 0.75 điểm. Trình bày thiếu thuyết phục: 0.25 điểm. 10 Nhận thức của 1.0 Đạt được ½ thế hệ trẻ: nội dung Có thể giải thích được những thắc mắc của mình về thế giới xung quanh, về nguồn gốc những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống hằng ngày.
- Các câu chuyện thần thoại còn giúp thế hệ trẻ hiểu được cách con người đã hình dung về vũ trụ trong thế giới hoang sơ thuở ban đầu. Thể hiện sự tôn trọng với di sản văn học dân gian của người xưa. Hướng dẫn chấm: Trình bày thuyết phục: 1.0 điểm. Trình bày chung chung: 0.5 điểm 0.75 điểm. Trình bày thiếu thuyết phục: 0.25 điểm. II LÀM VĂN 4.0 4.0 Hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật, nội dung, chủ
- đề của đoạn thơ. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Đạt được ½ nội Thân bài triển 0.25 dung khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề Đặc sắc nghệ Đạt được ½ 0.25 thuật, nội dung, nội dung chủ đề của đoạn thơ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác 0.5 Đạt được ½ giả, tác phẩm/ nội dung đoạn thơ và nêu nội dung khái quát của đoạn thơ cần phân tích. Tác giả: + Sinh 1921 + Quê: Quảng
- Ngãi. + Là nhà thơ góp mặt ở chặng cuối của phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1975, ông chuyển sang sáng tác phục vụ cách mạng. Những bài thơ của ông thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết và khao khát đất nước thống nhất. Tác phẩm : Bài thơ sáng tác năm 1939, là bài thơ mở đầu cho nguồn cảm hứng viết về quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn. Trong 2 khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu chung về làng quê vùng biển tươi đẹp và cảnh thuyền ra khơi đánh cá đầy hăng say,
- sinh động. Hướng dẫn chấm: Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0.25 điểm Khái quát nội dung cần phân tích : 0.25 điểm * Chủ đề, nội 2.0 Đạt được ½ dung: nội dung Đoạn thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và cảnh sinh hoạt lao động làng chài lưới. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, thiết tha, đồng thời gợi nỗi niềm yêu nhớ quê hương trong mỗi con người. * Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ: 8 tiếng,
- Nhịp thơ : 3/2/3, 3/5. Dùng từ ngữ mộc mạc, bình dị để giới thiệu thật tự nhiên về quê hương ven biển của mình. Biện pháp tu từ so sánh, dùng động từ, tính từ mạnh (hăng, phăng, vượt…) để miêu tả khí thế dũng mãnh,vẻ đẹp hùng tráng của con thuyền ra khơi sức sống mãnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng, đầy sức sống của con thuyền lúc ra khơi. Biện pháp tu từ so sánh , ẩn dụ đã nâng hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên lớn lao, thiêng liêng như là biểu tượng, là linh hồn của làng chài. Hướng dẫn chấm: Trình bày đầy
- đủ, sâu sắc: 2.0 điểm Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.25 điểm 1.75 điểm. Trình bày chung chung, chưa rõ: 0.25 điểm 1.0 điểm * Đánh giá: 0.5 Đạt được ½ Tổng kết lại nội dung giá trị về chủ đề và nghệ thuật, thông điệp câu chuyện Nêu suy nghĩ, nhận thức bản thân. + Thơ trữ tình biểu cảm kết hợp miêu tả, hình ảnh thơ sáng tạo, biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. + Bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng và hình ảnh con người lao động đầy hứng khởi, dào dạt sức sống.
- Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0.25 điểm. * Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn Đạt được ½ 0.25 chấm: nội dung Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. * Sáng tạo Vận dụng hợp lý các thao tác nghị luận; thể hiện suy nghĩ Đạt được ½ sâu sắc về vấn 0.25 nội dung đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. TỔNG ĐIỂM (I + II) 10.0 10.0
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I QUẢNG NAM NĂM HỌC 2022 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC Môn: Ngữ văn Khối: 10 Thời gian làm bài: 90 phút I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ IMÔN NGỮ VĂN LỚP 10 Mức Tổng độ nhận Nội thức dung/ Thôn Vân ̣ Kĩ Nhân ̣ Vân ̣ đơn g dung ̣ năng biêt́ dung ̣ TT vi kĩ ̣ hiêu ̉ cao (Số (Số năng (Số (Số câu) câu) câu) câu) TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Thần 3 0 3 1 0 2 0 10 thoại. Thực 1 0 0 0 0 0 0 hành tiếng Việt Tỉ lệ 20 0 15 10 0 15 0 60 điểm (%) 2 Làm Viết văn văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.
- Tỉ lệ 10 10 0 10 0 10 điểm từng loại 0 100 câu hỏi (%) Ti lê đi ̉ ̣ ểm các mức độ nhận 35 25 10 30 thức (%) II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 TT Kĩ năng Đơn vị Mưc đô ́ ̣ Sô câu hoi theo m ́ ̉ ưc đô nhân th ́ ̣ ̣ ưć kiêń đánh giá Nhâṇ Thông Vận Vận thưc/́ biêt́ hiểu Dụng dụng cao Kĩ năng 1 1. Đọc 1. Thần Nhận 3 câu TN 1 câu Tl 1 câu TL hiểu thoại. biết: 4 câu TN 01 câu Nhận TL biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện
- thần thoại. Nhận biết được bối cảnh lịch sử văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: Tóm tắt được cốt truyện. Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. Nêu được chủ đề, tư
- tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong truyện thần thoại. Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện
- thần thoại. Vận dụng: Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: V ận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện
- trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. 2 Thực 1. Sử Nhận hành dụng từ biết: Tiếng Hán Việt Nhận Việt. diện được từ Hán Việt thường gặp trong văn bản. Thông hiểu: Hiểu được nghĩa của từ Hán Việt; ý
- nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt. Vận dụng: V ận dụng những hiểu biết về từ Hán Việt để tự phân biệt giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt. 2. Lỗi Nhận về liên biết: kết đoạn Nhận văn và diện các văn bản. dấu hiệu của lỗi liên kết đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: Phân tích, lí giải được các lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản. Phân
- biệt giữa lỗi về liên kết văn bản với cách thức tạo bố cục đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Vận dụng: Biết cách sửa các lỗi liên kết đoạn văn và văn bản. Sử dụng linh hoạt các phép liên kết để tạo lập văn bản. V ận dụng những hiểu biết về liên kết văn bản để tránh mắc lỗi khi tạo lập văn bản. Vận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn