intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Châu Văn Liêm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Châu Văn Liêm” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Châu Văn Liêm

  1. TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM KIỂM TRA GIỮA KỲ I LỚP 10 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn- Năm học 2023-2024 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: THẦN GIÓ Thần Gió có hình dạng kỳ quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của thần là một thứ quạt mầu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Khi thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoáy, dân gian thường gọi là thần Cụt đầu. Thần Gió có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện: có một hôm gặp khi thần đi vắng, đứa con ở nhà giở quạt của cha làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, cái ăn tìm không ra. Hôm đó, trong nhà lại có vợ đau nặng, ông ta phải cất công đi rất xa hơn một ngày đường mới xin được một bát gạo để về nấu cháo cho vợ. Về đến nhà, ông mang gạo xuống ao để vo. Lúc đó trời quang mây tạnh. Đột nhiên một trận gió do con thần Gió quạt lên tứ tung làm cho bát gạo của người kia đựng trong rá văng xuống ao. Người nọ khóc lóc thảm thiết không biết bắt đền ai, căm tức thần Gió vô hạn, quyết tâm kiện lên thiên đình. Ngọc Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió thú thật là có đứa con ở nhà nghịch bậy. Ngọc Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được mới đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo kia. Sau đó được ít lâu, Ngọc Hoàng lại bắt con thần Gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Người hạ giới gọi là cây ngải gió hoặc cây ngải tướng quân. Mỗi lần cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người hạ giới biết là trời sắp nổi gió, nổi mưa. Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy lá cây ngải để chữa, vì cho rằng nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo. (Theo Nguyễn Đổng Chi-Tác phẩm được tặng Giải Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr.93,94) Câu 1. Xác định thời gian và không gian của văn bản trên. Câu 2. Ngoại hình của thần Gió được miêu tả như thế nào? Câu 3. Nêu các sự kiện chính của truyện. Câu 4. Chi tiết con trai thần gió nghịch quạt của cha được tác giả dân gian tạo ra nhằm lí giải điều gì? Câu 5. Truyện Thần Gió phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới tự nhiên như thế nào? Câu 6. Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện trên là gì? Câu 7. Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy có còn phù hợp với xã hội hiện nay không? Vì sao? Câu 8. Chỉ ra điểm tương đồng giữa văn bản Thần Gió và Thần Trụ Trời II. VIẾT (4.0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Thần Gió. ----------- HẾT ----------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM TỔ NGỮ VĂN KIỂM TRA GIỮA KỲ I- LỚP 10 (Đáp án gồm có 03 trang) NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 6.0 1 Thời gian và không gian của văn bản: 0,5 - Thời gian: không xác định - Không gian: cõi trời, trần gian Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. + Trả lời được đúng một trong hai ý: 0,25 điểm + Câu trả lời khác: không cho điểm. 2 Ngoại hình của thần Gió được miêu tả: 0.5 - Có một hình dạng kì quặc - Thần không có đầu Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. + Trả lời được đúng một trong hai ý: 0,25 điểm + Câu trả lời khác: không cho điểm. 3 Sự kiện chính của truyện: 0.5 - Thần Gió có ngoại hình kỳ quặc. Với chiếc quạt nhiệm mầu, cùng với lệnh của Ngọc Hoàng thần làm ra gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau. - Đứa con Thần Gió nghịch gây ra hậu quả nghiêm trọng. -Thần Gió đã bị Ngọc Hoàng quở trách. Con của ông bị đày xuống trần. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời 2/3 sự kiện chấm 0.5 điểm. + Trả lời được một sự kiện chấm 0,25 điểm. + Trả lời sai không cho điểm.. 4 Chi tiết con trai thần gió nghịch quạt của cha được tác giả dân 1.0 gian tạo ra nhằm lí giải: - Hiện tượng tự nhiên: tính chất bất trắc khó lường của gió gây tổn hại cuộc sống con người. - Nguồn gốc tên gọi của cây ngải gió và kinh nghiệm sử dụng nó vào việc chưa bệnh cảm trâu. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án: 1.0 điểm. + Trả lời được đúng một trong hai ý: 0,5 điểm + Câu trả lời khác: không cho điểm. 5 Truyện Thần Gió phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới tự 1.0 nhiên: - Vạn vật cũng như mọi hiện tượng trong tự nhiên đều do các vị thần tạo ra. - Nhận thức hồn nhiên, thô sơ, giản đơn chủ yếu dựa vào trí tưởng tượng. - Hướng dẫn chấm: + Học sinh giải thích được như đáp án: 1,0 điểm.
  3. + Học sinh giải thích được 01 ý hợp lí: 0,5. + Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng. + Câu trả lời chưa làm rõ, chưa hợp lí: không cho điểm. 6 Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện trên là: người 1.0 mắc lỗi cần bị xử phạt nghiêm minh hoặc làm sai thì cần sửa sai và cần có trách nhiệm trong công việc được giao. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời được như đáp án: 1,0 điểm. + Chấp nhận HS có cách diễn đạt tương đồng. + Học sinh trả lời chung chung thì chấm 0,5. + Câu trả lời chưa rõ ràng, chưa hợp lí: không cho điểm. 7 Học sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau. 1.0 - Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn tuy đã tạo nên sức hấp dẫn cho thần thoại. Nhưng điều ấy có phần không phù hợp với xã hội hiên nay vì: + Điều đó chỉ dựa vào trí tưởng tượng phong phú của con người thời cổ sơ, không có cơ sở khoa học; + Niềm tin ấy dễ dẫn con người đến với việc mê tín; - Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn tuy đã tạo nên sức hấp dẫn cho thần thoại. Điều ấy vẫn phù hợp với xã hội hiên nay vì: + Giúp con người sống hòa hợp, gần gũi thiên nhiên; + Ở Việt Nam vẫn còn tục thờ cúng thần linh; Hướng dẫn chấm: + Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục: 1,0 điểm. + Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng. + Câu trả lời chung chung: 0,5 điểm. + Câu trả lời chưa hợp lí: không cho điểm. 8 Điểm tương đồng giữa 2 văn bản”Thần Gió” và “Thần Trụ Trời”: 0.5 Cả hai truyện đều thuộc thể loại truyện thần thoại, có các đặc trưng của truyện thần thoại về thời gian, không gian, nhân vật là các vị thần có sức mạnh, tài năng siêu nhiên; đều có những yếu tố tưởng tượng, hư cấu… Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời được như đáp án: 0.5 điểm. + Học sinh trả lời được 1 ý: 0.25 điểm. - Câu trả lời chưa làm rõ, chưa hợp lí: không cho điểm. II PHẦN VIẾT 4.0 Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Thần Gió. a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và 0.25 những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể b Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một truyện kể 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng kiểu bài: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng kiểu bài: không cho điểm c Triển khai vấn đề 2.5 Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương
  4. thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, đánh giá về chủ đề và những đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện Thần Gió. Giới thiệu thể loại (0.25 điểm), truyện Thần Gió (0.25 điểm) 0.5 - Nêu chủ đề và đánh giá chủ đề. 1.5 Truyện lí giải hiện tượng tự nhiên (tính chất bất trắc, khó lường của gió có thể gây tổn hại cho cuộc sống cho con người); lí giải nguồn gốc tên một loài cây báo hiệu sự thay đổi thời tiết và kinh nghiệm sử dụng nó để chữa bệnh. - Phân tích, đánh giá về nghệ thuật: Tác phẩm thể hiện rõ nét một số đặc điểm của thể loại thần thoại: thời gian thần thoại, không gian thần thoại, cốt truyện thần thoại, nhân vật thần thoại; sự phong phú trong trí tưởng tượng của người Việt cổ….. Hướng dẫn chấm: + Học sinh phân tích, đánh giá đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm. + Học sinh phân tích, đánh giá chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 điểm - 1,25 điểm. + Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện, chưa đánh giá: 0,75 điểm - 1,0 điểm. + Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện, chưa đánh giá: 0,25 điểm - 0,5 điểm. - Khẳng định giá trị chủ đề và các hình thức nghệ thuật của truyện 0.5 Thần Gió; Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc. Hướng dẫn chấm: + Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. +Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e Sáng tạo 0.5 - So sánh với các truyện thần thoại khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10.00
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2