intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum

  1. SỞ GD & ĐT KON TUM TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024 -2025 MÔN: NGỮ VĂN 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Thành phần Mạch nội dung Số câu Cấp độ tư duy Tổng % năng lực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số câu Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ 50% câu câu I Năng lực Đọc Thơ Đường 6 3 25% 2 15% 1 10% luật II Năng lực Viết Viết văn bản 1 15% 15% 20% 50% nghị luận về một vấn đề xã hội Tỉ lệ 40% 30% 30% 100% Tổng 7 100% Chú thích: - Tất cả câu hỏi đều là tự luận - Phần viết đánh giá 3 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm. Cụ thể: + Yêu cầu nhận biết gồm các mục a (0,5 điểm), b (0,5 điểm), ý 1 mục c (0,5 điểm): Mở bài (Giới thiệu vấn đề nghị luận); + Thông hiểu: c (1,5 điểm) – đảm bảo yêu cầu về nội dung/ ý (trừ ý 1); + Vận dụng: c (1,25 điểm) – phần yêu cầu lập luận, d (0,25), đ (0,5 điểm).
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024 -2025 MÔN: NGỮ VĂN 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Kĩ Nội dung/ Mức độ đánh giá. Số câu hỏi theo mức độ Tỉ lệ năng đơn vị nhận thức TT kiến thức Nhận Thông Vận dụng/ biết hiểu Vận dụng cao 1 ĐỌC Đọc hiểu văn Nhận biết: 3 2 1 HIỂU bản/ đoạn trích- Xác định được thể thơ văn học thuộccủa văn bản. thể loại thơ- Dựa vào văn bản chỉ ra Đường luật. được những chi tiết, từ ngữ, hình ảnh theo yêu cầu. - Xác định được vần của bài thơ. Thông hiểu: 50 - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được tác dụng phép tu từ được sử dụng trong bài thơ. Vận dụng: Rút ra được trách nhiệm, bài học cho bản thân gợi ra từ bài thơ. 2 Nhận biết: VIẾT Viết bài văn - Đảm bảo cấu trúc, bố cục nghị luận về của một văn bản nghị luận. một vấn đề xã - Xác định được vấn đề cần hội. bàn luận. - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thông hiểu: 1* 50 - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  3. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm. - Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo; thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội. Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100 Tỉ lệ chung 70% 30% % (1*) Một bài văn đánh giá 3 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trong đáp án và hướng dẫn chấm.
  4. SỞ GD & ĐT KON TUM TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn, lớp 10 Thời gian : 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ (Bà Huyện Thanh Quan) Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, NXB Văn học, 1987, trang 680) Chú thích: - bảng lảng: lờ mờ, chập chờn, không rõ nét - Tiếng ốc: tiếng tù và làm bằng vỏ ốc biển - viễn phố: bến xa; cô thôn: làng quê hẻo lánh - ngư ông: người đàn ông làm nghề đánh cá; mục tử: người chăn trâu. - Kẻ chốn Chương Đài: người ở nhà (có thể hiểu theo điển tích); người lữ thứ: người xa quê - hàn ôn: lạnh và ấm, ý nói kể chuyện tâm tình cho nhau nghe.. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0,75 điểm). Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2 (0,75 điểm). Tìm những chi tiết miêu tả âm thanh trong bài thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra các chữ có hiệp vần trong bài thơ. Câu 4 (0,75 điểm). Nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ: Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Câu 5 (0,75 điểm). Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? Câu 6 (1,0 điểm). Từ nội dung bài thơ, hãy nêu rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng quê hương đất nước (khoảng 6 - 8 dòng). II. PHẦN VIẾT (5,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn của con người trong cuộc sống. …… HẾT ……..
  5. SỞ GD & ĐT KON TUM TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2024- 2025 ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 (gồm có 04 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Tổng điểm toàn bài là 10,0 điểm, điểm lẻ được làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Ví dụ 0,25 → 0,3; 0,75 → 0,8. II. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung/ ý Điểm ĐỌC HIỂU 5,0 1 Thể thơ của văn bản: Thất ngôn bát cú Đường luật/ Thất ngôn bát cú. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Nếu HS chỉ trả lời thể thơ thất ngôn/ thơ Đường luật: 0,25 điểm - Học sinh trả lời khác: 0,0 điểm. 2 Những chi tiết miêu tả âm thanh trong bài thơ: Tiếng ốc, trống dồn, 0,75 Gõ sừng Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời đúng một chi tiết: 0,25 điểm - Học sinh trả lời sai/ chưa làm phần này: 0,0 điểm 3 Những chữ có hiệp vần trong bài thơ: hôn, dồn, thôn, dồn, ôn 1,0 Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời chính xác như đáp án; hoặc 4 từ (trong đó có từ dồn) I :1,0 điểm - Học sinh trả lời chính xác 3 từ: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời chính xác 2 từ: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời chính xác được 1 từ: 0,25 điểm. 4 Tác dụng của phép đối trong hai câu thơ: 0,75 Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. - Phép đối: Gác mái - Gõ sừng; ngư ông - mục tử; về viễn phố - lại cô thôn. - Tác dụng: + Khắc họa hình cuộc sống thôn quê bình dị, yên ả vào thời điểm cuối ngày, mọi người chuẩn bị về nhà nghỉ ngơi. + Giúp cho câu thơ cân xứng, tăng hiệu quả diễn đạt. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác 03 ý như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời chính xác 02 ý như đáp án: 0,5 điểm.
  6. - Học sinh trả lời chính xác ý 1 như đáp án: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời khác: 0,0 điểm. Chấp nhận cách diễn đạt khác, miễn hợp lý vẫn cho điểm tối đa. 5 Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ: 0,75 Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? - Nhân vật trữ tình trong hai câu thơ mang tâm trạng buồn, cô đơn, sầu muộn, ngậm ngùi khi nhớ về quê nhà; không có người tâm sự bầu bạn, sẻ chia và thẩu hiểu. - Nỗi niềm ấy tạo được sự đồng cảm, xúc động sâu sắc với người đọc. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được ý 1: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được ý 2 hoặc trả lời chung chung, chưa thật rõ: 0,25 điểm Chấp nhận cách diễn đạt khác miễn là phù hợp vẫn cho điểm tối đa. 6 Từ nội dung bài thơ, nêu rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây 1,0 dựng quê hương đất nước (khoảng 5 đến 8 dòng). - Nội dung bài thơ: Mượn phong cảnh chiều buồn, để thể hiện tâm trạng cô đơn, lạc lõng, nỗi niềm sầu muộn của một lữ khách xa quê nhớ nhà, nhớ quê hương. - Trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng quê hương trên các phương diện nhận thức (quê hương là máu thịt, là một phần không thể thiếu của mỗi con người); tình cảm (tự hào, yêu mến, quý trọng,… ) và hành động (học tập, sáng tạo, cống hiến để giữ gìn, xây dựng và phát triển quê hương,…) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm - Học sinh trả lời chính xác một trong hai ý trên: 0,5 điểm - Học sinh trả lời chung chung: 0,25 điểm - Học sinh trả lời thiếu chính xác, không làm: 0,0 điểm - Chấp nhận cách diễn đạt khác, miễn là phù hợp vẫn cho điểm tối đa. II VIẾT 5,0 Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn của con người trong cuộc sống. a. Đảm bảo bố cục và dung lượng của một bài văn nghị luận: Đảm bảo 0,5 bố cục và dung lượng 600 chữ; mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; thân bài triển khai các luận điểm, luận cứ trật tự, logic; kết bài đánh giá, khái quát lại vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về lòng biết ơn của 0,5 con người trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng yêu cầu: 0,5 điểm. - Học sinh xác định còn thiếu chính xác so với yêu cầu: 0,25 điểm - Học sinh xác định không đúng yêu cầu: 0,0 điểm.
  7. c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu 3,0 Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: *Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (sự cần thiết phải có lòng biết ơn). *Thân bài: - Giải thích lòng biết ơn: Hiểu và thể hiện tình cảm sâu sắc, khắc ghi công ơn của người khác đối với mình,… - Bàn luận: + Biểu hiện của lòng biết ơn: Biết nói lời cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ; trân trọng những hành động, cử chỉ, việc làm,… của người khác đã quan tâm, giúp đỡ mình, cho mình những điều tốt đẹp, như con cái biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, học trò ghi nhớ công ơn dạy dỗ, bảo ban của thầy cô; trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần của cha ông để lại;… + Sự cần thiết phải có lòng biết ơn trong cuộc sống ++ Lòng biết ơn là đạo lí, là lẽ sống, là truyền thống quý báu của dân tộc, giúp ta biết kế thừa và phát huy những điều tốt đẹp trong cuộc sống. ++ Lòng biết ơn là một tình cảm thiêng liêng, là cơ sở của những hành động đẹp, góp phần cải thiện, tạo dựng các mối quan hệ xung quanh. ++ Con người sống có tình nghĩa, biết yêu thương, sẻ chia những giá trị tốt đẹp, sống biết ơn sẽ được yêu mến, kính trọng. ++ Lòng biết ơn chính là nền tảng, là tiền đề, là cơ sở để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh, hiện đại. … + Lấy ví dụ, dẫn chứng tiêu biểu để thể hiện suy nghĩ của bản thân về lòng biết ơn. - Bình luận: phê phán; mở rộng vấn đề; trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác. - Rút ra bài học: nhận thức, hành động, liên hệ bản thân,… *Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận; liên hệ, mở rộng Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và dẫn chứng), đảm bảo các ý cơ bản như đáp án: 3,0 điểm. - Lập luận tương đối chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng; có dẫn chứng nhưng không thật tiêu biểu), chỉ đảm bảo 2/3 số ý: 2,0 – 2,75 điểm. - Lập luận chưa được chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ tương đối xác đáng; dẫn chứng sơ sài, không tiêu biểu), chỉ đảm bảo 1/3 số ý: 1,0 - 1,75 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục (lí lẽ không xác đáng, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp), chưa làm rõ vấn đề hoặc còn sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm - Viết một đoạn văn, không liên quan đến vấn đề nghị luận: 0,0 điểm d. Diễn đạt 0,5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, ngữ pháp theo chuẩn tiếng Việt, liên
  8. kết văn bản Hướng dẫn chấm: - Đảm bảo cơ bản đúng qui tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt: 0,5 điểm. - Còn vài lỗi về chính tả, ngữ pháp hoặc lỗi dùng từ, diễn đạt: 0,25 điểm. - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc chỉ viết 1 đoạn văn. đ. Sáng tạo. 0,5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề nghị luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. DUYỆT CỦA BGH TTCM Trương Văn Trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2