intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Điện Biên" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, Điện Biên

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I ĐÔN NĂM HỌC 2023 – 2024 Tổ: Ngữ văn MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 CƠ BẢN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỀ 1 Nội dung Mức độ nhận thức Kĩ kiến thức / Vận dụng Tổng TT Thông Vận dụng năng Đơn vị kĩ Nhận biết cao % hiểu năng điểm Truyện Tỉ lệ 35,0 Tỉ lệ 10,0 Tỉ lệ 5,0 Tỉ lệ Tỉ lệ 20,0 % % % 60,0 % % 1 Đọc (2,5 (1,0 (0,5 (6,0 Thơ (2,0 điểm) điểm) điểm) điểm) điểm) Viết văn bản Tỉ lệ 2,5 Tỉ lệ 20,0 nghị luận Tỉ lệ 7,5 % Tỉ lệ % phân tích, Tỉ lệ 10% % (0,25 40,0 % (2,0 2 Viết đánh giá một (1,0 (0,75 điểm) (4,0 điểm) đoạn trích/ điểm) điểm) điểm) tác phẩm truyện Tỉ lệ 30% Tỉ lệ Tỉ lệ 17,5 Tỉ lệ 7,5 Tỉ lệ (3,0 45,5% % % 100% Tỉ lệ điểm) (4,5 (1,75 (0,75 (10,0 điểm) điểm) điểm) điểm) ĐỀ 2 Nội dung Mức độ nhận thức Kĩ kiến thức / Vận dụng Tổng TT Thông Vận dụng năng Đơn vị kĩ Nhận biết cao % hiểu năng điểm Truyện Tỉ lệ 35,0 Tỉ lệ 10,0 Tỉ lệ 5,0 Tỉ lệ Tỉ lệ 20,0 % % % 60,0 % % 1 Đọc (2,5 (1,0 (0,5 (6,0 Thơ (2,0 điểm) điểm) điểm) điểm) điểm) Viết văn bản Tỉ lệ 2,5 Tỉ lệ 20,0 nghị luận Tỉ lệ 7,5 % Tỉ lệ % phân tích, Tỉ lệ 10% % (0,25 40,0 % (2,0 2 Viết đánh giá một (1,0 (0,75 điểm) (4,0 điểm) đoạn trích/ điểm) điểm) điểm) tác phẩm truyện Tỉ lệ 30% Tỉ lệ Tỉ lệ 17,5 Tỉ lệ 7,5 Tỉ lệ (3,0 45,5% % % 100% Tỉ lệ điểm) (4,5 (1,75 (0,75 (10,0 điểm) điểm) điểm) điểm)
  2. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I ĐÔN NĂM HỌC 2023 – 2024 Tổ: Ngữ văn MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 CƠ BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TT Kĩ Đơn vị Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận năn kiến thức g thức/Kĩ Vận Nhận Thông Vận năng dụng biết hiểu dụng cao 1.Truyệ Nhận biết: n - Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu, không gian, thời gian, nhân vật trong truyện. - Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện. - Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật. - Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn. Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện của truyện theo trình tự thời gian và trật tự kể của tác giả. - Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh Như ma trận thể của tác phẩm. - Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện, lí giải được ý nghĩa của nhân vật. - Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm. - Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá
  3. nhân với văn học và cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản. Vận dụng cao: - Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. - So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm. 2. Thơ . Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ - Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, Như ma trận thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ. Vận dụng cao: - Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. - Đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của
  4. yếu tố tương trưng (nếu có) trong bài thơ. - So sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. - Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ. 2 Viết Viết Nhận biết: văn - Giới thiệu được đầy đủ thông bản tin chính về tên tác phẩm, tác nghị giả, thể loại,… của đoạn luận trích/tác phẩm truyện. phân - Trình bày được những nội tích, dung khái quát của đoạn đánh trích/tác phẩm truyện. giá một Thông hiểu: đoạn - Triển khai vấn đề nghị luận trích/ thành những luận điểm phù tác hợp. Phân tích được những đặc phẩm sắc về nội dung, hình thức nghệ truyện thuật và chủ đề của tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn Như ma trận chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/tác phẩm truyện. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức của đoạn trích/tác phẩm truyện. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.
  5. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I Tổ: Ngữ văn NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 CƠ BẢN (Đề kiểm tra gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên: ………………………………………, lớp………………………………… ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: “Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược... Chao ôi! Buồn biết mấy?... Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá... À, thì ra ông phải đi nơi khác làm ăn, chẳng phải vì cớ gì khác mà chỉ vì Dần phải đi lấy chồng, Dần đi lấy chồng, không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa... Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn. (…) Đến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai. Ông bố vợ đã tưởng không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì hai đứa bé cũng không thể đi mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không chịu nốt. Ông đành kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy. Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách. Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ... Đến nhà trai, bà mẹ chồng mời bố Dần uống nước ăn trầu. Rồi bà giết một con gà, dọn cho ba bố con ông một mâm cơm. (Dần vừa thẹn vừa buồn không chịu ngồi ăn). Ba bố con lặng lẽ ăn. Người cha ăn có vài lượt cơm, rồi buông bát đĩa, ngồi xỉa răng, đợi cho hai đứa con ăn. Ông thúc chúng ăn nhanh lên, rồi còn về kẻo khuya. Thằng lớn và cơm phùng mồm ra, bị nghẹn mấy lần. Khi cả hai con đã thôi cơm, ông cho chúng uống nước rồi đứng lên, chào bà mẹ chồng Dần để ra về. Ông dắt thằng lớn và cõng thằng bé trên lưng. Dần đứng đợi cha ở ngoài sân. Nó vẫn còn dụi mắt. Người cha ái ngại, đứng lại nhìn con một thoáng rồi âu yếm bảo: - Thôi! Thầy cho em về nhé. Dần khóc nấc lên. Hai đứa em không còn chế nhạo nữa. Thằng lớn chực khóc. Thằng bé ngây mặt ra vì không hiểu sao cả. Người cha mắng yêu con: - Mẹ chúng mày! Bà mẹ chồng thấy Dần khóc quá, chạy ra. Bố Dần vội bước đi. Dần chạy theo cha, nức nở: - Thầy!...Thầy… - Mẹ mày! Nín đi cho thầy về. - Thầy đừng…đi …lên rừng.
  6. Người cha trong lòng thổn thức và đáp liều: - Ừ, thì thôi…Mẹ mày!” (Trích Một đám cưới, Truyện ngắn tuyển chọn , Nam Cao, NXB Văn học, 1998, tr.110 - 112) Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. ………………………………………………………………………………………....... Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? ………………………………………………………………………………………....... Câu 3: Tìm chi tiết miêu tả trang phục Dần mặc trong ngày cưới? ………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 4: Dựa vào đoạn trích nêu lí do vì sao bố Dần lại buồn trong ngày cưới của con gái mình? ………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………... Câu 5: Xác định sự kiện chính của đoạn trích nói trên. …………………………………………………………………………………………... Câu 6: Nhận xét ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật? ………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………... Câu 7: Thông qua đoạn trích trên, tác giả Nam Cao thể hiện tình cảm, thái độ gì? ………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 8: Hình ảnh Dần “ sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về số phận con người? (Trình bày từ 5 – 7 dòng) ………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………....... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... II. VIẾT (4.0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá về nội dung và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn truyện trong phần Đọc hiểu. ………………………………Hết………………………………
  7. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I Tổ: Ngữ văn NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 CƠ BẢN (Đề kiểm tra gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: “Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược... Chao ôi! Buồn biết mấy?... Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá... À, thì ra ông phải đi nơi khác làm ăn, chẳng phải vì cớ gì khác mà chỉ vì Dần phải đi lấy chồng, Dần đi lấy chồng, không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa... Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn. (…) Đến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai. Ông bố vợ đã tưởng không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì hai đứa bé cũng không thể đi mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không chịu nốt. Ông đành kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy. Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần cồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách. Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ... Đến nhà trai, bà mẹ chồng mời bố Dần uống nước ăn trầu. Rồi bà giết một con gà, dọn cho ba bố con ông một mâm cơm. (Dần vừa thẹn vừa buồn không chịu ngồi ăn). Ba bố con lặng lẽ ăn. Người cha ăn có vài lượt cơm, rồi buông bát đĩa, ngồi xỉa răng, đợi cho hai đứa con ăn. Ông thúc chúng ăn nhanh lên, rồi còn về kẻo khuya. Thằng lớn và cơm phùng mồm ra, bị nghẹn mấy lần. Khi cả hai con đã thôi cơm, ông cho chúng uống nước rồi đứng lên, chào bà mẹ chồng Dần để ra về. Ông dắt thằng lớn và cõng thằng bé trên lưng. Dần đứng đợi cha ở ngoài sân. Nó vẫn còn dụi mắt. Người cha ái ngại, đứng lại nhìn con một thoáng rồi âu yếm bảo: - Thôi! Thầy cho em về nhé. Dần khóc nấc lên. Hai đứa em không còn chế nhạo nữa. Thằng lớn chực khóc. Thằng bé ngây mặt ra vì không hiểu sao cả. Người cha mắng yêu con: - Mẹ chúng mày! Bà mẹ chồng thấy Dần khóc quá, chạy ra. Bố Dần vội bước đi. Dần chạy theo cha, nức nở: - Thầy!...Thầy… - Mẹ mày! Nín đi cho thầy về. - Thầy đừng…đi …lên rừng. Người cha trong lòng thổn thức và đáp liều: - Ừ, thì thôi…Mẹ mày!” (Trích Một đám cưới, Truyện ngắn tuyển chọn , Nam Cao, NXB Văn học, 1998, tr.110 - 112) Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Văn bản trên được sáng tác theo thể loại nào? Câu 2: Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích trên? Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích là ai? Câu 4: Theo anh/chị, vì sao Dần lại “sụt sịt khóc” trong ngày cưới của mình ? Câu 5: Xác định các điểm nhìn trong đoạn trích. Câu 6: Nhận xét về giọng điệu của người kể chuyện? Câu 7: Thông qua đoạn trích trên, tác giả Nam Cao thể hiện tình cảm, thái độ gì?
  8. Câu 8: Anh/chị suy nghĩ gì về cảnh tượng đám cưới trong đoạn trích trên ? (Trình bày từ 5 – 7 dòng) II. VIẾT (4.0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá về nội dung và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn truyện trong phần Đọc hiểu. ………………………………Hết………………………………
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11 ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 2 - Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 3 - Trang phục Dần mặc trong ngày cưới: Dần mặc những áo vải ngày thường 1,0 nghĩa là một cái quần sồng cộc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tay rách quá, đã xé cụt gần đến nách. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 4 - Trong ngày cưới của con gái, bố Dần lại buồn vì: nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ; 1,0 Dần đi lấy chồng, không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 5 - Sự kiện chính của đoạn trích: Cảnh đưa dâu - Dần về nhà chồng 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 6 - Nhận xét ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật: Tự nhiên, gần gũi và giàu cảm 0.5 xúc… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 7 Tình cảm, thái độ của tác giả Nam Cao được thể hiện trong đoạn trích: 1,0 + Cảm thông, thấu hiểu cuộc sống cơ cực, nghèo khổ của người nông dân + Niềm thương cảm, nghẹn ngào, chua xót đối với người dân nghèo khổ. (HS có thể trả lời theo quan điểm cá nhân, GV linh hoạt cho điểm nếu câu trả lời hợp lý)
  10. 8 - Hình ảnh Dần” sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng” gợi suy nghĩ về số phận 1,0 con người: + Số phận cơ cực, đói nghèo của người nông dân trước Cách mạng tháng 8 + Một đám cưới giữa ngày đói ảm đảm, buồn thảm đến xót xa cho số phận con người. (HS có thể trả lời theo quan điểm cá nhân, GV linh hoạt cho điểm nếu câu trả lời hợp lý) II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5 Phân tích, đánh giá về nội dung và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn truyện trong phần Đọc hiểu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Một số đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn truyện trích tác phẩm “Một đám cưới” của Nam Cao * Phân tích, đánh giá: - Phân tích: + Nội dung: Tâm trạng buồn bã, xót xa vì thương con của người cha. Khung cảnh đám cưới sơ sài, ảm đạm, vắng vẻ và buồn thảm của người dân nghèo. Tấm lòng thương cha, thương em nghẹn ngào của Dần khi về nhà chồng. + Nghệ thuật: Ngôi kể điểm nhìn – ngôi kể thứ 3, điểm nhìn chủ yếu của tác giả Nam Cao tạo tính khách quan, đáng tin cậy cho câu chuyện kể. Lời người kể chuyện trong đoạn trích giúp miêu tả, trần thuật, đánh giá về nhân vật, về câu chuyện đám cưới., giúp người đọc hình dung theo dõi mạch kể. Lời nhân vật trong đoạn trích (độc thoại, đối thoại) tự nhiên, giản dị, xúc động, buồn thương. (HS kết hợp phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm) - Đánh giá chung: + Tái hiện bức tranh chân thực về cuộc sống đói khổ của người dân lao động trước cách mạng tháng 8. + Thấy được tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo đồng cảm, yêu thương, trân trọng con người của nhà văn Nam Cao. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.
  11. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. (HS có thể trả lời theo quan điểm cá nhân, GV linh hoạt cho điểm nếu câu trả lời hợp lý) d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện cách phân tích, đánh giá sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.5 cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11 ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 - Thể loại: Truyện ngắn 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 2 - Những nhân vật xuất hiện trong đoạn trích là: Bố Dần, Dần, 2 em của Dần, mẹ 0.5 chồng và chồng Dần. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 3 - Người kể chuyện trong đoạn trích là tác giả 1,0 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1.0 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 4 - Dần “sụt sịt khóc” trong ngày cưới của mình vì: Dần không muốn đi lấy chồng, 1,0 Dần không muốn xa bố và các em… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm 5 - Các điểm nhìn trong đoạn trích: Điểm nhìn của tác giả, điểm nhìn của nhân vật, 0.5 điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 6 - Nhận xét giọng điệu của người kể chuyện trong đoạn trích: Buồn thương, xót 0.5 xa, ngậm ngùi, thương cảm… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm. 7 Tình cảm, thái độ của tác giả Nam Cao được thể hiện trong đoạn trích: 1,0 + Cảm thông, thấu hiểu cuộc sống cơ cực, nghèo khổ của người nông dân + Niềm thương cảm, nghẹn ngào, chua xót đối với người dân nghèo khổ. (HS có thể trả lời theo quan điểm cá nhân, GV linh hoạt cho điểm nếu câu trả lời hợp
  12. lý) 8 - Suy nghĩ về cảnh tượng đám cưới trong đoạn trích: 1,0 + Đám cưới ảm đảm, vắng vẻ, buồn thảm + Trong cảnh nghèo khổ con người vẫn yêu thương, đùm bọc, che chở nhau. + Tấm lòng đồng cảm, yêu thương sâu sắc của Nam Cao dành cho người lao động nghèo khổ. (HS có thể trả lời theo quan điểm cá nhân, GV linh hoạt cho điểm nếu câu trả lời hợp lý) II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0.5 Phân tích, đánh giá về nội dung và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn truyện trong phần Đọc hiểu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Một số đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn truyện trích tác phẩm “Một đám cưới” của Nam Cao * Phân tích, đánh giá: - Phân tích: + Nội dung: Tâm trạng buồn bã, xót xa vì thương con của người cha. Khung cảnh đám cưới sơ sài, ảm đạm, vắng vẻ và buồn thảm của người dân nghèo. Tấm lòng thương cha, thương em nghẹn ngào của Dần khi về nhà chồng. + Nghệ thuật: Ngôi kể điểm nhìn – ngôi kể thứ 3, điểm nhìn chủ yếu của tác giả Nam Cao tạo tính khách quan, đáng tin cậy cho câu chuyện kể. Lời người kể chuyện trong đoạn trích giúp miêu tả, trần thuật, đánh giá về nhân vật, về câu chuyện đám cưới., giúp người đọc hình dung theo dõi mạch kể. Lời nhân vật trong đoạn trích (độc thoại, đối thoại) tự nhiên, giản dị, xúc động, buồn thương. (HS kết hợp phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm) - Đánh giá chung: + Tái hiện bức tranh chân thực về cuộc sống đói khổ của người dân lao động trước cách mạng tháng 8. + Thấy được tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo đồng cảm, yêu thương, trân trọng con người của nhà văn Nam Cao. Hướng dẫn chấm:
  13. - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. (HS có thể trả lời theo quan điểm cá nhân, GV linh hoạt cho điểm nếu câu trả lời hợp lý) d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện cách phân tích, đánh giá sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.5 cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2