intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KT GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 11 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2024-2025 TT Kĩ năng Nội dung kiến Mức độ nhận thức thức/ Đơn vị kĩ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng % năng hiểu cao điểm 1 Đọc hiểu Truyện ngắn 3 3 1 1 8 Thơ Số câu Tỉ lệ % điểm 15 30 10 5 60 2 Viết Phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Câu chuyện, điểm nhìn trần thuật, nhân vật, ….) Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 ------  Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ Môn: Ngữ văn – Lớp 11 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: Bà Hảo bị mù cả hai mắt từ khi tôi chưa ra đời. Tôi và cháu nội bà - cái Hoa - cùng sinh một năm. Bà Hảo đón cái Hoa về nuôi mà không chịu ra thị trấn với bố mẹ nó. Thế là cái Hoa trở thành bạn thân thuở bé của tôi. Chúng tôi quấn quýt với nhau như hai anh em ruột. Hàng ngày tôi đều sang với cái Hoa và hai đứa thường bí mật bày ra đủ trò tinh quái. Bà Hảo ngồi ở bờ hiên và bà luôn luôn tìm được việc gì đó vừa làm vừa canh chừng chúng tôi. Bà biết khi nào chúng tôi đang ở gần bờ ao, gióng lên một câu thật nghiêm: - Cả hai đứa quay vào! Cấm chỉ ra bờ ao. Tôi và cái Hoa chỉ còn biết lấm lét nhìn nhau phục tài bà. Có lần chúng tôi vờ im lặng đến cạnh bà. Đang yên trí là bà Hảo không biết thì tiếng bà thản nhiên cất lên: - Giận gì nhau mà im như thóc thế? Chúng tôi phá lên cười. Bà Hảo mắng yêu: - A, gớm cái quân này, định trêu bà phỏng. Chúng mày có độn thổ bà vẫn biết để moi lên như moi khoai ấy. Chúng tôi bèn mỗi đứa một bên áp vào ngực bà: - Làm sao bà trông thấy chúng cháu? - Lớn lên khắc biết - bà Hảo chớp chớp cặp mắt - người ta chẳng ai chỉ toàn gặp rủi đâu. Chúng tôi chỉ cảm nhận từ lời nói của bà một điều gì đó mơ hồ mà thiêng liêng. Điều chắc chắn là bà Hảo không thể nhìn thấy chúng tôi nếu bà không yêu chúng tôi như những báu vật. Lớn lên, đứa trước, đứa sau cả tôi và cái Hoa cùng ra thị trấn, cách làng đúng một ngày xe ngựa. Thời gian đầu chưa quen môi trường mới, cả hai đứa thường xin bố mẹ về làng thăm bà. Khi bác xà ích vui tính và tốt bụng ghìm con ngựa để tôi và cái Hoa nhảy xuống, đã thấy bà Hảo chống gậy chờ sẵn ở đó. Chúng tôi, mỗi đứa một bên dìu bà về nhà. Bà Hảo bảo bà đã nghe thấy tiếng lọc cọc, lọc cọc của chiếc xe ngựa từ trong giấc mơ của bà những đêm trước. Sau này tôi mới biết, chiều nào bà cũng đợi chúng tôi tại nơi chiếc xe ngựa dừng trả khách ở điểm cuối cùng. Những chuyến thăm bà Hảo của chúng tôi thưa dần. […] Vẫn bác xà ích năm xưa, thêm vào quãng thời gian hơn 10 năm nhuộm lên mái tóc và chòm râu của bác. Duy cặp mắt bác là vẫn linh hoạt, thấu hiểu và hóm hỉnh như ngày nào. Chỉ thoáng qua bác đã biết tôi đang trong tâm trạng của kẻ vừa nếm thất bại. Bác cười khà khà: - Cái cậu bé tuấn tú, nhanh nhẹn và đa cảm của tôi ngày xưa đâu rồi nhỉ? Sau hơn 10 năm cậu ta cứng cáp thế này sao? - Thưa bác - tôi nói nhỏ - xin bác cho xe chạy chầm chậm một chút được không ạ… - Cũng chả thể nhanh được nếu so với ô tô, máy bay… cậu cứ yên trí. Rồi cậu xem, có những thứ càng nhanh càng hỏng! Câu nói đầy ẩn ý của bác xà ích càng làm tôi buồn. Chiếc xe lọc cọc lăn bánh, đều đặn như tiếng gõ nhịp thời gian, vang lên một cách da diết. Lạ kỳ thay, y hệt như cậu bé chìm dần vào giấc ngủ bởi lời ru ngọt ngào, lòng tôi cứ dần yên tĩnh trở lại. Tôi hơi khép mắt để cảm nhận được cả màu thời gian trong suốt, bị khuấy động bởi những đốm nắng tinh nghịch. Tôi đã trở về được với thời gian của ký ức. Sau rất nhiều năm, bầu trời trong xanh trước mắt tôi lại trở nên bí ẩn, đầy vẫy gọi. Xen vào tiếng lọc cọc, là lời bác xà ích già:
  3. - Tôi chỉ chờ nốt cái ngày này để đưa cậu về. Sau đây tôi xong việc. Tôi muốn dành ra ít thời gian để đếm lại những ngày tháng mình bỏ sau lưng. […] Gần như ngay lúc ấy, tôi nghe thấy một âm thanh rất lạ. Ban đầu nó còn mơ hồ. Càng về sau càng rõ dần để thành tiếng khua gậy tìm đường của ai đó. Bác xà ích cũng dỏng tai rồi cười hồn nhiên: - Bà cụ lại chậm hơn hôm qua rồi. - Bác nói ai? - Tôi hỏi cuống cuồng. - Bà cụ mù. Hôm nào cụ cũng khua gậy ra đây đứng đúng vào lúc xe của tôi dừng bánh. Độ gần một năm nay cụ yếu dần nên mỗi hôm lại chậm một chút. Tôi lại dỏng tai đón nhận thứ âm thanh giống như dao động tắt dần của quả lắc đồng hồ. Lát sau thì bà Hảo hiện ra ở lối rẽ. Bà dò đường một cách chật vật, toàn bộ tinh lực hướng về bến xe ngựa. Không cầm được, tôi lao như tên bắn về phía bà: - Bà! - Tôi nghẹn ngào - cháu bị người ta phản bội rồi… Bà Hảo lần lần từ đầu đến vai tôi như thể xem bà có đang mơ không rồi cười một cách mãn nguyện: - Bố mày, lớn thế còn khóc như con nít ấy. Dễ thường suôn sẻ cả có khi nó chả thèm biết bà sống hay chết. - Làm sao bà biết điều đó? - Tôi hỏi bà bằng nỗi sợ hãi. - Lớn lên khắc biết - bà Hảo vẫn trả lời tôi như từng trả lời hồi tôi còn bé. Tôi có cảm giác bà Hảo cũng thuộc số người quyết sống chỉ để làm việc không thể bỏ dở. Bởi vì ngay sau đó bà bảo tôi: - Từ ngày mai bà có thể chết mà không luyến tiếc điều gì. Tôi đứng chết lặng, cảm thấy vang lên trong lồng ngực tiếng gõ da diết và tàn nhẫn của thời gian. Trước mắt tôi giờ đây là những bến thời gian trắng xoá mà tôi sẽ phải một mình vượt qua. ( Tạ Duy Anh, Bến thời gian, http://vietnamthuquan.eu/truyen/tacpham) --------------- * Nhà văn Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mĩ-tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới. Ông luôn luôn trăn trở tìm cách đổi mới tư duy, quan niệm nghệ thuật, làm mới tác phẩm từ nội dung tới hình thức, từ ngôn ngữ tới cấu trúc. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định ngôi kể của truyện ngắn trên. Câu 2. (0,5 điểm) Truyện Bến thời gian chủ yếu được kể dưới điểm nhìn của nhân vật nào? Câu 3. (0,5 điểm) Bà Hảo làm việc gì vào mỗi chiều từ khi hai đứa cháu xa làng? Câu 4. (1,0 điểm) Điều gì khiến nhân vật bà Hảo khẳng định: “Từ ngày mai bà có thể chết mà không luyến tiếc điều gì”? Câu 5. (1,0 điểm) Trên con đường về làng, nhân vật tôi có sự thay đổi nào trong tâm trạng, cảm xúc? Câu 6. (1,0 điểm) -Bà Hảo vẫn khua gậy ra ngõ chờ “tôi” mỗi chiều. -Người xà ích vẫn chờ để đưa “tôi” về làng trên chuyến xe cuối cùng. Hai chi tiết trên góp phần thể hiện nội dung tư tưởng gì của tác phẩm? Câu 7. (1,0 điểm) Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong các câu văn sau: “A, gớm cái quân này, định trêu bà phỏng. Chúng mày có độn thổ bà vẫn biết để moi lên như moi khoai ấy.” Câu 8. (0,5 điểm) Từ tuyện ngắn trên, anh/chị có suy nghĩ gì về thái độ cần có của mỗi người đối với những người thân yêu? Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích nhân vật bà Hảo trong truyện ngắn Bến thời gian của tác giả Tạ Duy Anh.
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NGỮ VĂN 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Truyện được kể theo ngôi thứ nhất 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai đáp án hoặc không trả lời: 0,0 đ 2 Truyện chủ yếu được kể dưới điểm nhìn của nhân vật tôi 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm 3 Bà Hảo vẫn ra ngõ chờ hai đứa cháu mỗi chiều. 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai đáp án hoặc không trả lời: 0,0 đ 4 Điều khiến nhân vật bà Hảo khẳng định “Từ ngày mai bà có thể chết mà 1,0 không luyến tiếc điều gì”: -Chờ đợi 2 đứa cháu trở về là lẽ sống mỗi ngày của bà Hảo. -Bà đã không bỏ lỡ việc đó, bà đã đón được “tôi" trở về sau 10 năm chờ đợi. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 1,0 đ - HS trả lời đúng ½ đáp án hoặc hiểu nhưng diễn đạt không rõ ràng: 0,5 đ - HS trả lời sơ sài: 0,25 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 5 Sự thay đổi trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên con 1,0 đường về làng: -“Tôi” trở về làng trong tâm trạng buồn bã, chán nản của một kẻ thất bại. - Nhưng những âm thanh, hình ảnh quen thuộc của làng quê khiến “tôi” cảm thấy yên tĩnh, nhẹ nhõm, thư thái. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 1,0 đ - HS trả lời đúng ½ đáp án hoặc hiểu nhưng diễn đạt không rõ ràng: 0.5đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 6 Hai chi tiết góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm: 1,0 Dù qua bao thời gian, những người thân yêu, quê hương vẫn luôn là bến đợi, là nơi ta trở về. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 1,0 đ - HS hiểu nhưng diễn đạt không rõ ràng: 0,5-0.75 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 7 Các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong câu văn: 1,0 - Đây là lời của bà Hảo nói với 2 đứa cháu khi giao tiếp trực tiếp trong một cuộc đối thoại. - Có các từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ thể hiện cảm xúc, từ hô gọi, từ địa phương: a, gớm cái quân này, chúng mày, phỏng… Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 1,0 đ - HS trả lời được ½ đáp án : 0,5 đ - HS trả lời sơ sài: 0,25 đ -HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm
  5. 8 Suy nghĩ về thái độ cần có của mỗi người đối với những người thân yêu: 0,5 Cần phải yêu thương, quan tâm, quý trọng, dành thời gian cho những người thân yêu. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 0,5 đ - HS hiểu nhưng diễn đạt không rõ ràng: 0.25 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời : 0,0 đ II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng vấn để nghị luận: Nhân vật bà Hảo trong truyện ngắn Bến 0,25 thời gian của tác giả Tạ Duy Anh Hướng dẫn chấm: -HS xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 đ -HS xác định không đúng vấn đề nghị luận: 0,0 đ c. Triển khai: 2,5 HS vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận, hướng đến các nội dung sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận, khái quát tác giả, tác phẩm. - Phân tích nhân vật bà Hảo: + Bà Hảo là một người đàn bà có cuộc sống đau khổ, tội nghiệp: già nua, nghèo khổ, mù lòa, cô đơn. + Bà là người giàu tình cảm, sâu sắc, bao dung: yêu thương, quý trọng, luôn bảo vệ, che chở cho cháu; dù 2 đứa cháu có vô tâm, lãng quên bà nhưng bà không trách móc, vẫn một mực chờ đợi, an ủi, vỗ về. - Nghệ thuật: xây dựng nhân vật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật tôi- người kể chuyện ở ngôi thứ nhất; ngôn ngữ giản dị, gần gũi; thể hiện sâu sắc nội tâm nhân vật. - Đánh giá: Nhân vật bà Hảo tiêu biểu cho hình ảnh người bà trong đời sống nói chung: giản dị, giàu tình thương và bao dung, là nhân vật quan trọng để nhà văn thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Đầy đủ các luận điểm, lập luận chặt chẽ sâu sắc: 2,5 điểm. - Chưa đầy đủ các luận điểm, lập luận chưa thật sự lôgic: 1,0 điểm – 2,.25 điểm. - Các ý còn chung chung, sơ sài: dưới 1,0 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp Tiếng 0.5 Việt.. e. Sáng tạo: Thể hiện cách nhìn sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có 0,5 cách diễn đạt mới mẻ. I + II 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2