Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị”, hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
- SỞ GDĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I NĂM HỌC 2021 2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Ngữ văn Lớp: 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh:………………..……………. Lớp:………………………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 Rễ sâu ai biết là hoa Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười. Im trong lòng đất rối bời Chắt chiu từng giọt, từng lời lặng im. Uống từng giọt nước đời quên Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồng. Nở rồi, trông dễ như không Một vùng sáng đọng, một vùng hương bay. Tụ, tan màu sắc một ngày Mặt trời hôm, mặt trời mai ngoảnh cười. Bắt đầu từ rễ em ơi! (Rễ…hoa – Chế Lan Viên) Câu 1 (0.75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (0.75 điểm): Để tạo nên hoa, hình tượng rễ trong bài thơ đã phải trải qua những gì? Câu 3 (1.0 điểm): Trình bày ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh rễ và hoa trong bài thơ? Câu 4 (0.5 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Bắt đầu từ rễ em ơi!”? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng biết ơn. Câu 2. (5 điểm) “…Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
- Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”. (Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục VN) Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó trình bày nhận xét về nghệ thuật văn chính luận của Hồ Chí Minh. HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm.
- KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 2022 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12. Mã đề 01 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu 0,75 đạt chính: Biểu cảm (HS trả lời không đúng như đáp án không cho điểm) 2 Để làm ra hoa, rễ đã 0,75 phải: xoắn đau núm ruột, chắt chiu từng giọt, uống từng giọt nước đời quên, ăn từng thớ đá. (HS trả lời đúng 2 ý cho 0,5 điểm; từ 3 ý trở lên cho 0,75 điểm) 3 Ý nghĩa biểu trưng 1,0 + Rễ: những giá trị nguồn cội + Hoa: thành quả tốt đẹp 4 Ý nghĩa lời khuyên: 0,5 Bắt đầu từ rễ em ơi! Lời khuyên sâu sắc, hướng con người đến một lối sống tích cực: biết trân trọng
- những giá trị cội nguồn làm nên những điều tươi đẹp trong cuộc sống. (GV cho điểm linh hoạt dựa vào lối diễn đạt, và cách hiểu đúng vấn đề của HS) II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn trình 2,0 bày suy nghĩ về lòng biết ơn a. Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận Ý nghĩa, tầm quan trọng của lòng biết ơn. c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận 1. Giải thích: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình. 2. Phân tích, bình
- luận: Biểu hiện của lòng biết ơn + Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong lòng + Có những hành động thể hiện sự biết ơn + Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình Tại sao phải có lòng biết ơn? + Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời. + Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người. + Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn. Mở rộng vấn đề Phê phán thái độ vô ơn của một số cá nhân VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ... 3. Bài học nhận
- thức và hành động: + Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. + Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm. + Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích một trích 5,0 đoạn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh và nhận xét về nghệ thuật văn chính luận của tác giả a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, nét đặc sắc trong nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu 0,5 về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm TNĐL Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích. Thân bài: 2,0 * Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa bản tuyên ngôn: Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hang chục vạn đồng bào. Bản tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới
- sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khảng định quyền độc lập, tự do của dân tộc VN. *Các luận điểm chính Đoạn văn tố cáo tội ác của thực dân Pháp là đoạn kế sau khi tác giả đưa ra những cơ 0,5 sở pháp lí về quyền tự do, về con đường đấu tranh hướng tới độc lập của dân tộc ta. Từ những luận điểm trên, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian xảo, tội ác của thực dân Pháp. Tác giả lần lượt bác bỏ những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp như: + Pháp kể công khai hóa thuộc địa, thì Bác đã dẫn chứng về việc chúng bốc lột ta về kinh tế, đàn áp dã man về chính trị: > Chúng thủ tiêu quyền tự do dân chủ của nhân dân ta > Thực hiện chính sách thâm độc như: chia để trị > Đầu độc nhân dân ta bằng rượu và
- thuốc phiện > Bóc lột vơ vét tận xương tủy: cướp không ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí… > Đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa của dân ta trong bể máu… + Pháp kể công bảo hộ thì Bác chỉ ra: > Trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật > Pháp đã khủng bố quân Việt Minh chống Nhật. * Nhận xét nghệ thuật: Bằng những dẫn chứng xác thực và lập luận chặt chẽ, Bác đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp và qua đó ngợi ca cuộc chiến đấu chính nghĩa, anh hùng của dân tộc ta. Bằng phương pháp liệt kê Bác đã nêu hàng loạt những tội ác của chủ nghĩa thực dân trên các mặt: văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục,
- ngoại giao…Bản tuyên ngôn đã vạch rõ những âm mưu thâm độc, những chính sách tàn bạo, những thủ đoạn không dung thứ của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đô hộ nước ta. * Đặc sắc nghệ 0,5 thuật văn chính luận Người thể hiện lối viết văn ngắn gọn, cực kì dễ hiểu; ngôn ngữ giản dị, gần gũi. Nội dung cô đọng. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, các dẫn chứng cụ thể thuyết phục người nghe, người đọc Kết bài: 0,5 Khảng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Nêu nhận định, cảm nghĩ cá nhân về đoạn văn.
- d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Tổng điểm 10,0 SỞ GDĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I NĂM HỌC 2021 2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Ngữ văn Lớp: 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể gian giao đề) thời Họ và tên học sinh:………………..……………. Lớp:………………………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 “Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Khi mặt trời khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, thứ quả ngọt trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” (Mẹ và quả Nguyễn Khoa Điềm) Câu 1 (0.75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được của văn bản? Câu 2 (0.75 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ? Câu 3 (1.0 điểm): Hãy chỉ ra và trình bày ý nghĩa của một biện pháp tu từ trong câu thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”
- Câu 4 (0.5 điểm): Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ bài thơ trên? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tình yêu thương. Câu 2. (5 điểm) “…Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”. (Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục VN)
- Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó trình bày nhận xét về nghệ thuật văn chính luận của Hồ Chí Minh. HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm. KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 2022 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12. Mã đề 02 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu 0,75 đạt chính: Biểu cảm (HS trả lời không đúng như đáp án không cho điểm) 2 Nội dung: Bằng sự 0,75 trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu suy tư, Nguyễn Khoa Điềm đã thức nhận được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt
- thơm. (GV cho điểm linh hoạt dựa vào lối diễn đạt, và cách hiểu đúng vấn đề của HS) 3 Nghệ thuật hoán 1,0 dụ: “bàn tay mẹ mỏi”: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ. Nghệ thuật ẩn dụ: “quả non xanh”, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con. Câu hỏi tu từ: “Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” Ý nghĩa: nhấn mạnh về lòng biết ơn và sự ân hận của người con; câu thơ như lời “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm mong mỏi của mẹ. (HS chỉ cần trả lời đúng 1 trong 3 biện pháp tu từ trên: 0,5 điểm/ Ý nghĩa: 0,5 điểm). 4 Thông điệp từ bài 0,5 thơ: Mỗi người con phải biết yêu thương, trân trọng mẹ khi còn có thể, đừng để ta nuối tiếc cả một đời khi mẹ không còn nữa.
- II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn trình 2,0 bày suy nghĩ về lòng biết ơn a. Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận Ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận 1. Giải thích: Lòng yêu thương là phẩm chất tốt đẹp, là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người. 2. Phân tích, bình luận: Biểu hiện của tình yêu thương + Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác. + Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ + Biết hy sinh, tha thứ cho người
- khác. + Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ... Ý nghĩa? + Mang lại hạnh phúc cho nhân loại. + Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn. + Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người. Mở rộng vấn đề Phê phán những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau. 3. Bài học nhận thức và hành động: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Cần biết yêu thương con người nhiều hơn. d. Chính tả, ngữ 0,25 pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ
- sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích một trích 5,0 đoạn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh và nhận xét về nghệ thuật văn chính luận của tác giả a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, nét đặc sắc trong nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu 0,5 về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm TNĐL Dẫn dắt vào vấn đề
- cần phân tích. Thân bài: 2,0 * Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa bản tuyên ngôn: Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hang chục vạn đồng bào. Bản tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khảng định quyền độc lập, tự do của dân tộc VN. *Các luận điểm chính Đoạn văn tố cáo tội ác của thực dân Pháp là đoạn kế sau khi tác 0,5 giả đưa ra những cơ sở pháp lí về quyền tự do, về con đường đấu tranh hướng tới độc lập của dân tộc ta. Từ những luận điểm trên, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian xảo, tội ác của
- thực dân Pháp. Tác giả lần lượt bác bỏ những luận điệu xảo trá của thực dân Pháp như: + Pháp kể công khai hóa thuộc địa, thì Bác đã dẫn chứng về việc chúng bốc lột ta về kinh tế, đàn áp dã man về chính trị: > Chúng thủ tiêu quyền tự do dân chủ của nhân dân ta > Thực hiện chính sách thâm độc như: chia để trị > Đầu độc nhân dân ta bằng rượu và thuốc phiện > Bóc lột vơ vét tận xương tủy: cướp không ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí… > Đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa của dân ta trong bể máu… + Pháp kể công bảo hộ thì Bác chỉ ra: > Trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật > Pháp đã khủng bố quân Việt Minh chống Nhật.
- * Nhận xét nghệ thuật: Bằng những dẫn chứng xác thực và lập luận chặt chẽ, Bác đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp và qua đó ngợi ca cuộc chiến đấu chính nghĩa, anh hùng của dân tộc ta. Bằng phương pháp liệt kê Bác đã nêu hàng loạt những tội ác của chủ nghĩa thực dân trên các mặt: văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục, ngoại giao…Bản tuyên ngôn đã vạch rõ những âm mưu thâm độc, những chính sách tàn bạo, những thủ đoạn không dung thứ của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đô hộ nước ta. * Đặc sắc nghệ 0,5 thuật văn chính luận Người thể hiện lối viết văn ngắn gọn, cực kì dễ hiểu; ngôn ngữ giản dị, gần gũi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 204 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 271 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 188 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 176 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 204 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 180 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 184 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 174 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn