intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KT GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 12 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2024-2025 TT Kĩ năng Nội dung kiến Mức độ nhận thức thức/ Đơn vị kĩ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Tổng % năng hiểu cao điểm 1 Đọc hiểu Văn bản nghị 2 1 1 0 4 luận Văn bản thông tin Số câu Tỉ lệ % điểm 20 10 10 0 40 2 Viết Đoạn nghị luận xã hội Bài văn nghị luận so sánh, đánh giá 2 văn bản truyện Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 60 Tỉ lệ % điểm các mức độ 100 ------  Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. 1
  2. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ Môn: Ngữ văn – Lớp 12 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Kinh nghiệm là một người thầy vĩ đại. Chính nhờ kinh nghiệm mà các bạn học được chân lý của cuộc sống, và chính nhờ kinh nghiệm mà các bạn dần trưởng thành. Tôi đã đọc một cuốn sách của chính trị gia người Anh ở thế kỷ 18, Lord Philip Chesterfield, một tập thư ông viết cho con trai mình từ Hague lúc ông là Đại sứ ở Hà Lan. Trong một bức thư, ông kể với con trai mình rằng xã hội là cuốn sách đồ sộ nhất, và ông có thể học được nhiều từ xã hội hơn là từ tất cả những cuốn sách từng được in ra. Đây là lý do tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh nghiệm, bởi vì kinh nghiệm là cách học trực tiếp và hiệu quả nhất về xã hội. […] Vì thế, các bạn nên cố gắng trải nghiệm càng nhiều càng tốt khi các bạn còn trẻ để phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bằng cách đó, các bạn sẽ có thể học được những bí quyết của cuộc sống. Thậm chí, Khổng Tử cũng dạy rằng nếu ngài đi cùng hai người khác nữa thì ít nhất một trong số họ sẽ là thầy của ngài. (Kim Woo Choong, trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, NXB Văn hóa thông tin, 2003, tr.54, 55) Thực hiện các yêu cầu/ Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Tác giả dùng hình ảnh người thầy vĩ đại để so sánh với điều gì? Câu 2. Theo đoạn trích, mỗi người có được những gì nhờ vào kinh nghiệm? Câu 3. Việc tác giả dẫn ra lời dạy của Khổng Tử “rằng nếu ngài đi cùng hai người khác nữa thì ít nhất một trong số họ sẽ là thầy của ngài” nhằm mục đích gì? Câu 4. Từ nội dung của văn bản, anh/chị rút ra bài học nào có ý nghĩa nhất? Vì sao? II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận bàn về vấn đề: Tuổi trẻ cần những trải nghiệm. Câu 2. (4,0 điểm) Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận so sánh nhân vật Nguyệt và nhân vật Phương Định trong hai đoạn trích từ hai truyện ngắn sau: Tóm lược: Trong bối cảnh Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc ác liệt, Lãm, người chiến sĩ lái xe chở hàng ra tiền tuyến và Nguyệt, cô thanh niên xung phong yêu nhau qua mai mối, thư từ. Họ quyết định gặp mặt nhau. Nguyệt xin nghỉ ngày phép để về đơn vị gặp người yêu. Trên đường đến chỗ hẹn, Nguyệt đi nhờ xe Lãm. Họ gặp nhau nhưng không nhận ra nhau. Lúc này, Mỹ ném bom tọa độ. Dưới đây là đoạn truyện kể việc Nguyệt giúp Lãm bảo vệ xe an toàn trong bom lửa: […] Hai thằng địch khác lại sắp lao xuống, lại sắp một đợt khác! Tôi nắm tay kéo Nguyệt vào khe, nhưng Nguyệt nhất định không chịu. Nguyệt thét lên: - Anh bị thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp đó! Không ngần ngại, tôi bế xốc Nguyệt đặt giữa cái khe giữa hai gốc cây rồi chạy về phía xe đỗ. Địch bắn hai mươi ly đỏ lừ, nghe rát cả mặt. Xe tôi vẫn đứng đó, lửa đã bén vào lốp. Tôi dập lửa, trèo lên xe, nổ máy. Nguyệt cũng vừa chạy đến bên cánh cửa. 2
  3. - Cho xe chạy đi anh, nó còn tiếp tục đánh ngầm đấy! - Chạy chứ! Một loạt bom rất gần, hơi bom xô Nguyệt ngã dúi. Tôi kéo Nguyệt vào trong đóng cửa buồng lái rồi chẳng đèn đóm gì hết, cứ theo lời Nguyệt chỉ đường, tôi cho xe phóng. Địch quây tròn trên đầu như xay lúa, rất thấp, thả pháo sáng và bắn hai mươi ly. Mặc, tôi cứ chạy, và Nguyệt cứ nói rành rọt như người đếm bên cạnh: - Anh ngoặt sang trái... Trước mặt có hố bom đấy... Chuẩn bị, sắp lên một cái dốc có "cua"... Qua một quãng khó đi và tối quá, Nguyệt nhảy xuống đi dò trước. Tôi cứ nhằm cái bóng trắng nhờ nhờ của Nguyệt trước mặt mà lái theo. Lên quá độ hai kilômét, tôi dừng xe nép vào bên một "ta luy" cao có cây rậm. Tôi bật đèn buồng lái. Cái tôi trông thấy đầu tiên là có vết máu bên vai Nguyệt, vết máu chảy xuống đỏ cả cánh tay áo xanh. Chết thật, cô ta bị thương rồi! Không biết Nguyệt bị thương loạt bom đầu tiên, lúc tôi nấp dưới khe, hay khi cô vùng chạy theo tôi trở về xe? Thú thực, lúc ấy trong lòng tôi dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục. Nguyệt nhìn vết thương, cười. Khuôn mặt hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp. Từ đầu đến chân, cô ta ướt như một con công vừa tắm. Tôi rút chiếc mùi xoa đầy vết dầu mỡ trong túi, buộc ngoài lần áo xanh để cầm máu. Tôi đề nghị đưa Nguyệt sang bên kia ngầm về đơn vị, nhưng Nguyệt gạt đi: - Đây là giang sơn của em rồi. Anh đi đi, không trời sáng mất! - Rồi Nguyệt lại cười: - Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng, em có thể đi lên đến tận trời được!. (Nguyễn Minh Châu(1), Mảnh trăng cuối rừng, Tuyển tập Nguyễn Minh Châu – NXB Văn học) Tóm tược: Thao, Phương Định và Nho là ba cô thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ. Nhiệm vụ của họ là phá bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom thông đường cho đoàn xe ra mặt trận. Công việc vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là lời kể của Phương Định: […] Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo: “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”. Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm. Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung... (Lê Minh Khuê(2), Những ngôi sao xa xôi, NXB Kim Đồng, tái bản 2016) -------------------------------- (1) Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam 1954 – 1975, có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong thời kì chiến tranh và thời kỳ Đổi mới. (2) Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa. từng tham gia vào lực lượng thanh niên xung phong. Nữ nhà văn chuyên viết truyện ngắn về đề tài tuổi trẻ Việt Nam trên cung đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. -----Hết---- 3
  4. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIŨA KÌ I – NGỮ VĂN 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Tác giả dùng hình ảnh người thầy vĩ đại để so sánh với kinh nghiệm / Kinh 1,0 nghiệm là một người thầy vĩ đại. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0 đ - HS trả lời sai đáp án hoặc không trả lời: 0,0 đ 2 Nhờ kinh nghiệm mà các bạn học được chân lý của cuộc sống, và chính nhờ 1,0 kinh nghiệm mà các bạn dần trưởng thành. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0 đ - HS trả lời sai đáp án hoặc không trả lời: 0,0 đ 3 Tác giả dẫn ra lời dạy của Khổng Tử nhằm mục đích: 1,0 - Làm cho lập luận trở nên vững chắc, tạo ấn tượng và thuyết phục người đọc. - Nhấn mạnh quan điểm: người nào cũng đều có những cái đáng để chúng ta học hỏi. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 1,0 đ - HS trình bày được ½ đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai đáp án hoặc không trả lời: 0,0 đ 4 - Gợi ý những bài học có thể rút ra từ nội dung văn bản: 1,0 + Muốn trưởng thành trong cuộc sống phải cần tích lũy kinh nghiệm. + Khi còn trẻ cần cố gắng trải nghiệm càng nhiều càng tốt. + Ngoài sách vở, mỗi người phải học nhiều từ xã hội. + Ai cũng có những cái đáng để chúng ta học hỏi. - HS có lí giải phù hợp Hướng dẫn chấm: - HS rút ra được bài học và lí giải thuyết phục: 1,0 đ - HS rút ra được bài học và có lí giải tương đối hợp lí: 0,75 đ - HS rút ra bài học mà lí giải không hợp lí: 0,5 đ - - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ II Câu VIẾT 4,0 1 2,0 a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng 0,25 - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ cần những trải nghiệm 0,25 Hướng dẫn chấm: HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 đ HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 đ c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu 1,0 Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở bảo đảm những nội dung theo những gợi ý sau: - Vì sao tuổi trẻ cần những trải nghiệm? - Để có những trải nghiệm người trẻ tuổi cần phải làm gì? 4
  5. Hướng dẫn chấm: - Đầy đủ các luận điểm, lập luận chặt chẽ sâu sắc: 1,0 điểm. - Chưa đầy đủ các luận điểm, lập luận chưa thật sự lôgic: 0,75 điểm. - Các ý còn chung chung, sơ sài: dưới 0,5 điểm. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. đ. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,25 diễn đạt mới mẻ. 2 4,0 a. Bảo đảm bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: đối sánh 2 nhân vật Nguyệt (Mảnh 0,5 trăng cuối rừng – NMC) và Phương Định (Những ngôi sao xa xôi- LMK) Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm a. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: 2,5 Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: *Mở bài: Giới thiệu 2 tác phẩm (đoạn trích), nêu đối tượng so sánh, đánh giá (2 nhân vật Nguyệt và Phương Định), nêu mục đích và cơ sở so sánh, đánh giá. *Thân bài: - Thông tin chung về hai văn bản - Phân tích, đánh giá những điểm tương đồng: + Đề tài: tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ + Vẻ đẹp của các nhân vật: gan dạ, dũng cảm, tâm hồn trong sáng,… + Nguyên nhân của những điểm tương đồng: 2 tác giả cùng thời đại, giống nhau về cách tiếp cận hiện thực và cảm hứng sáng tác,… - Phân tích, đánh giá về những nét riêng biệt: lựa chọn ngôi kể, tình huống, cách xây dựng tinh cách nhân vật,…Điều kiện làm nên sự khác biệt: phong cách sáng tác của mỗi nhà văn khác nhau,… - Đánh giá chung về sự tương đồng và khác biệt: cùng đề tài nhưng mỗi tác phẩm có cách tiếp cận riêng, đặc sắc: nhân vật Nguyệt được đặt trong câu chuyện tình yêu lãng mạn, nhân vật Phương Định được đặt trong hoàn cảnh nhiều thử thách *Kết bài: Qua so sánh, đánh giá thấy được vẻ đẹp lí tưởng của thế hệ trẻ VN trong những năm chống Mỹ và cách tiếp cận hiện thực đời sống cũng như cảm hứng sáng tác của các nhà văn đa dạng, phong phú. Hướng dẫn chấm: - Phân tích, đánh giá đầy đủ, triển khai rõ ràng, mạch lạc: 2,0-2,5 điểm - Phân tích, đánh giá được một số nét chính, triển khai ý chưa mạch lạc: 1,0 – 1,5 điểm - Phân tích chung chung, không biết cách triển khai ý: dưới 1.0 điểm b. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, 0,25 liên kết văn bản. đ. Sáng tạo 0,5 5
  6. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 -------Hết------- 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2