intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ Văn 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Kiểm tra chung toàn khối 12 III. MA TRẬN: Mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số TT Kĩ năng kiến Tổng câu Số Số Số thức/Đơn Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ % câu câu câu vị kĩ năng1 Văn bản: 4 2 20% 1 10% 1 10% 40% -Thông tin I Đọc hiểu -Nghị luận xã hội -Văn hoc Viết đoạn 1 5% 10% 5% 20% văn II Viết Viết bài 1 10% 10% 20% 40% văn nghị luận Tỉ lệ % 10,5% 20% 25% 100% Tổng 6 100% 1Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì), đảm bảo theo ma trận, đặc tả đề kiểm tra; phù hợp với thời gian làm bài và năng lực học tập của học sinh. 1
  2. IV. ĐẶC TẢ MA TRẬN Mạch Câu Mức độ kiến thức, TT Phần nội dung hỏi kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá I Đọc Đọc hiểu Văn - Xác định được phương thức biểu đạt của văn bản. bản thông tin - Nhận diện, xác định được các chi tiết, dữ liệu (ngữ liệu ngoài trong văn bản. 1,2 - Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản. SGK) (Nhận - Nhận biết được đề tài, thông tin cơ bản của văn biết) bản. - Nhận biết được các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... được sử dụng trong văn bản. - Phân tích, lí giải được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. - Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; lí giải được thái độ và quan điểm của người viết. 3 - Phân tích, lí giải được sự phù hợp giữa nội dung (Thông và nhan đề văn bản. hiểu) - Chỉ ra được hiệu quả, tác dụng của cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản. Phân biệt được dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; nhận biết và đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản. - Phân tích được vai trò và cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản. 4 Đánh giá được mức độ chính xác, tin cậy, tính hữu (Vận ích của thông tin, tri thức trong văn bản. dụng) II Viết Đoạn văn nghị 1 Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc luận xã hội sống, hiểu biết về xã hội để bàn luận, nhận xét, đánh giá về vấn đề xã hội đặt ra. Bài văn nghị 2 Nhận biết: luận so sánh, - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên hai đánh giá hai tác tác phẩm, hai tác giả, loại hình nghệ thuật,… của hai tác phẩm thơ. phẩm thơ. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày được những điểm tương đồng của hai tác phẩm thơ. - Giới thiệu nét riêng và chỉ ra yếu tố tạo nên sự 2
  3. khác biệt của đối tượng so sánh - Phân tích được những biểu hiện riêng của loại hình nghệ thuật thể hiện trong hai tác phẩm thơ. - Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc thể hiện trong hai tác phẩm thơ. - Khẳng định vị trí, giá trị và sức hấp dẫn của hai tác phẩm thơ. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: -Nêu được ý kiến khẳng định về kết quả và ý nghĩa của việc so sánh - Nêu được những bài học rút ra từ hai đoạn trích/tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong hai tác phẩm thơ). Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. 3
  4. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I. NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Ngữ Văn - Lớp: 12 Thời gian:90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (đề có 03 trang) Họ tên học sinh:……………………………….-Lớp:…….. I. ĐỌC (4,0 điểm) Đọc văn bản: CHUNG TAY CÙNG LÀNG NỦ Sau những ngày tang thương và u ám, hai hôm trở lại đây không khí tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã bắt đầu tươi sáng và vui hơn, không chỉ bởi lãnh đạo các cấp, nhà hảo tâm về thăm hỏi, động viên và tặng quà mà số người bị mất tích nghi là chết đã lần lượt trở về khai báo tại địa phương, qua đó rút dần tỷ lệ thương vong và mất tích. Mặt khác, viễn cảnh về một ngôi làng mới tái sinh trên nền đất cũ cũng ngày càng rõ ràng hơn… Người mất tích trở về Ngay 12 giờ trưa 15/9, một thông tin vui đã đến với dân thôn Làng Nủ và cả đội ngũ phóng viên đang tác nghiệp tại hiện trường, các lực lượng liên ngành và cả nước: số người mất tích tại đây rút xuống chỉ còn 14 người (giảm 19 người so với số liệu ngày 14/9). Tính đến ngày 15/9, đã có 29 người được xem là mất tích trở về khai báo tại địa phương. Với lý do là thời điểm xảy ra lũ quét thông tin liên lạc bị ngắt/gián đoạn, giao thông bị chia cắt dẫn đến chưa kịp thời thống kê, báo cáo một cách chính xác. Một số trường hợp khi có thông tin nhưng lo sợ nguy hiểm nên chưa dám trở về; một số trường hợp do hoảng loạn khai báo bị trùng chéo thành phần giữa gia đình bố mẹ và gia đình riêng... Như vậy, đến ngày 15/9 đã có 87 người tại Làng Nủ an toàn, số người chết và mất tích đến nay chỉ còn 66 trường hợp (giảm 29 trường hợp so với số liệu công bố ban đầu). Gần tuần lễ đã trôi qua kể từ thời điểm cơn lũ quét tàn bạo ập xuống Làng Nủ (9/9) đã có hàng nghìn tấm lòng vàng hướng về Làng Nủ, mỗi người một việc, một hành động cùng góp sức với người dân nơi đây vượt qua khó khăn, mất mát. […] Tái thiết Làng Nủ Các ban, ngành chức năng đã bắt đầu bàn đến chuyện tái thiết Làng Nủ. Sáng 14/9, tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Thường trực UBND huyện Bảo Yên lấy ý kiến người dân về việc xây dựng vị trí khu tái định cư; phương án bố trí sắp xếp dân cư; kiến trúc nhà ở và tổ chức sản xuất... Đồng chí Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên thông tin cho chúng tôi phương án sắp xếp tái định cư cho người dân vùng lũ thôn Làng Nủ. Quan điểm là sẽ hỗ trợ hoàn toàn cho các hộ chịu ảnh hưởng bởi thiên tai; bảo đảm hệ thống giao thông thuận lợi, vị trí khu dân cư bảo đảm an toàn và điều kiện sống tốt nhất. Người dân cơ bản nhất trí với phương án khu tái định cư mới. Nhiều hộ đề nghị kiến trúc nhà ở theo truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, đồng thời, bảo đảm các điều kiện sinh hoạt và sản xuất. […] 4
  5. Như vậy, ngay trên đống đổ nát của ngôi làng cũ bị thiên tai vùi dập, một dự án tái thiết và xây mới thôn Làng Nủ đang từng bước được vạch ra và định hình. Sau những ngày tháng kinh hoàng do thiên tai, giờ đây những người dân thôn Làng Nủ đang nỗ lực từng bước vượt qua đau thương, mất mát. Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước cùng sẻ chia những mất mát này là nguồn động viên vô cùng to lớn để họ dần ổn định cuộc sống. (Tâm Thời, Chung tay cùng Làng Nủ. Báo Nhân Dân, https://nhandan.vn/chung-tay-cung-lang-nu-post831158.html, ngày 16/9/2024) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Câu 2. (1,0 điểm) Xác định đoạn sa-pô của bài viết? Câu 3. (1,0 điểm) Các số liệu được nêu trong phần thứ nhất của bài viết có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt thông tin chính của văn bản? Câu 4. (1,0 điểm) Thông tin của văn bản đem đến cho anh/chị những suy nghĩ gì? II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Cuộc sống con người luôn phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách. Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm về cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. Câu 2. (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) so sánh, đánh giá hình tượng người phụ nữ trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương. TỰ TÌNH (Bài 2) - Hồ Xuân Hương- Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! Thơ Hồ Xuân Huơng, NXB Văn học, Hà Nội, 1987 5
  6. THƯƠNG VỢ -Trần Tế Xương- Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. Thơ Tú Xương – NXB Văn học, Hà Nội, 1987 CHÚ THÍCH: 1.Hồ Xuân Hương (1772-1822). Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái. Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo. Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”. Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương. 2. Trần Tế Xương (1871-907) là một nhà thơ trào phúng – trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời của ông không mấy thuận lợi trong thi cử, trải qua 8 khoa thi đều hỏng thế nhưng ông vẫn lựa chọn kiên trì đến cùng. Sự nghiệp văn học của ông đã để lại cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị đến ngày nay. Thương vợ là bài thơ ông viết tặng vợ trong hoàn cảnh nghèo khó và thất bại trên đường danh lợi, nhà thơ và các con phải sống nhờ sự tần tảo của vợ. -----------HẾT ---------- 6
  7. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 4,0 Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh. Hướng dẫn chấm: 1 1,0 - Trả lời được 02 phương thức: 1.0 điểm - Trả lời được 01 phương thức: 0.5 điểm. Sa-pô (đoạn mở đầu) của bài viết: Sau những ngày tang thương và u ám, hai hôm trở lại đây không khí tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã bắt đầu tươi sáng và vui hơn, không chỉ bởi lãnh đạo các cấp, nhà hảo tâm về thăm hỏi, động viên và tặng quà mà số người bị mất tích nghi là chết đã lần lượt trở về khai báo tại địa phương, 2 1,0 qua đó rút dần tỷ lệ thương vong và mất tích. Mặt khác, viễn cảnh về một ngôi làng mới tái sinh trên nền đất cũ cũng ngày càng rõ ràng hơn…/ Sau những ngày tang thương và u ám…. ngày càng rõ ràng hơn… I Hướng dẫn chấm: - Trả lời như Đáp án: 1.0 điểm - Các số liệu trong phần thứ nhất của bài viết: cung cấp thông tin về số người bị mất tích đã lần lượt trở về. - Tác dụng: bày tỏ niềm vui khi tỷ lệ thương vong và mất tích tại 3 1,0 Làng Nủ được rút dần. - Trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương : 1,0 điểm - Trả lời được 01 ý: 0.5 điểm. Một vài suy nghĩ: - Cảm thương, chia sẻ; chung tay cùng các nạn nhân vượt qua mất mát; tình người trong hoạn nạn. - Cách sống hoà hợp với thiên nhiên, môi trường. 4 1,0 - Trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương 1,0 điểm - Trả lời được 01 ý: 0.5 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được II VIẾT 6,0 … 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày quan 2,0 điểm về cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn 0,25 văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 7
  8. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận 1,0 Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: * May mắn là khái niệm dùng để chỉ những điều tốt đẹp, tích cực, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. * Cách tạo ra điều may mắn : - Xây dựng cho mình niềm tin, tâm thế chủ động tìm kiếm, nắm giữ cơ hội. - Duy trì thái độ sống tích cực: có ước mơ, khát vọng, nhiệt huyết, đam mê, sáng tạo... - Dám nghĩ, dám hành động để tạo ra cái mới, sự khác biệt. - Tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp, lan tỏa điều tốt đẹp đến cộng đồng. - Phê phán lối sống thụ động, bi quan, thiếu ý chí phấn đấu. - Bài học cho bản thân. Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong văn bản e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) so sánh, đánh giá 4,0 hình tượng người phụ nữ trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương. a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài 0,25 Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hình tượng người phụ nữ trong Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài 2,5 viết - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận, sau đây 8
  9. là một số gợi ý: c.1.Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…). - Địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phong kiến - Nêu nội dung khái quát cần so sánh, đánh giá hình tượng người phụ nữ trong hai bài thơ. c.2.Thân bài * Hai bài thơ là những hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến: luôn chịu những bất công, gian khổ. * Vẻ đẹp của người phụ nữa xưa chịu nhiều khổ cực - Trong “Thương vợ”: bà Tú hằng ngày vất vả ngược xuôi buôn bán nuôi chồng, nuôi con, một nắng hai sương vì miếng cơm cho cả nhà. - Trong “Tự tình II”: một người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”, chịu nhiều tổn thương, thiệt thòi, cuộc đời cô độc, tình duyên lận đận. * Người phụ nữ với khao khát được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc cùng nhiều phẩm chất tốt đẹp - Trong “Tự tình II”: người phụ nữ có niềm khao khát mạnh mẽ là được yêu thương - Trong “Thương vợ”: người phụ nữ - một người vợ, người mẹ tần tảo, nhân hậu và chịu thương chịu khó, không ngải khó khăn hi sinh vất vả vì chồng vì con c.3.Kết bài: - Khẳng định lại một cách khái quát về hình tượng người phụ nữ trong hai bài thơ. - Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân: ý nghĩa của bài thơ với người viết. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10,0 9
  10. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2