intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My

  1.        UBND HUYỆN NAM TRÀ MY                 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG              Năm học: 2023 – 2024                                                                                         Môn: Ngữ văn 6 (Đề thi gồm 2 trang) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)         ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: GẦN LẮM TRƯỜNG SA (Lê Thị Kim) “ Biết rằng xa lắm Trường Sa Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào Viết làm sao, viết làm sao Câu thơ nào phải con tàu ra khơi Thế mà đã có lòng tôi Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ Phải đâu chùm đảo san hô Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Sóng bào mãi vẫn không mòn Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa [….] Ở nơi sừng sững niềm tin Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”. Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do. B. Lục bát. C. Ngũ ngôn. D. Song thất lục bát. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? A. Tự sự. B. Miêu tả. C . Biểu cảm. D. Thuyết minh. Câu 3. Dòng thơ: Viết làm sao, viết làm sao được ngắt nhịp như thế nào? A. Nhịp 2/2/2. B. Nhịp 3/3. C. Nhịp 2/4. D. Nhịp 4/2. Câu 4. Đoạn thơ trên có bao nhiêu từ láy? 1
  2. A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 5. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ: “Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con”. A. Giúp người đọc cảm thấy quần đảo của Tổ quốc ở quá xa. B. Giúp người đọc cảm thấy hạt thóc trở nên thân thuộc với mỗi người Việt Nam. C. Giúp người đọc cảm thấy quần đảo rất nhỏ bé trong mắt người quan sát. D.Giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi của Tổ quốc trở nên gần gũi, thân thương. Câu 6. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa: “ đảo cuối trời xanh”, “trăm hạt thóc vãi thành đảo con”, “ Sóng bào mãi vẫn không mòn” giúp em hình dung như thế nào về địa danh này? A. Là nơi xa xôi của Tổ quốc, tuy nhỏ bé mà kiên cường. B. Là hòn đảo gần đất liền, là địa điểm du lịch hấp dẫn. C. Là nơi xa xôi của Tổ quốc, không có người ở. D. Là nơi xa xôi, tác giả chưa ra lần nào. Câu 7. Em hiểu như thế nào là “quần đảo” ? A. Là một hòn đảo lớn. B. Là một hòn đảo nhỏ. C. Là một hòn đảo ở xa đất liền. D. Là một dãy hoặc một nhóm đảo nằm gần nhau. Câu 8.Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần” ? Câu 9. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm gì với đất nước, với biển đảo quê hương? Câu 10. Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo quê hương? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…) ---------- Hết ---------- 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2