intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Phú Châu, Đông Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Phú Châu, Đông Hưng" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Phú Châu, Đông Hưng

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHÚ CHÂU MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2024-2025 ( Thời gian làm bài 90 phút) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi. Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (“Mẹ”, 1972, Trần Quốc Minh) Câu 1 (0.5 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Lục bát C. Sáu chữ D. Tám chữ Câu 2 (0.5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3 (0.5 điểm). Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: A. Con ve B. Người con C. Người mẹ D. Ngọn gió Câu 4 (0.5 điểm). Trường hợp nào sau đây không phải là từ ghép? A. Con ve B. Mùa thu C. Ngôi sao D. Mẹ ru Câu 5 (0.5 điểm). Người mẹ trong bài thơ có phẩm chất nổi bật nào? A. Tần tảo, chịu thương chịu khó B. Yêu thương, hi sinh thầm lặng vì con C. Giản dị, chắt chiu D. Bao dung, nhân hậu Câu 6 (0.5 điểm). Trong bài thơ, người con đã bộc lộ cảm xúc gì về người mẹ của mình? A. Yêu thương, trân trọng và biết ơn mẹ
  2. B. Lo lắng trước nỗi vất vả của người mẹ C. Xót xa trước những đêm không ngủ của mẹ D. Cảm phục trước những việc làm của mẹ Câu 7 (0.5 điểm). Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào? “Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.” A. So sánh, ẩn dụ B. Ẩn dụ, hoán dụ C. Hoán dụ, nhân hóa D. Nhân hóa, so sánh Câu 8 (0.5 điểm). Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Câu 9 (1.0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng: “Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” Câu 10 (1.0 điểm). Từ bài thơ trên, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện tình cảm với mẹ? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 4 - 5 dòng) II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Mỗi câu chuyện truyền thuyết, cổ tích đều là những giấc mơ đẹp, hãy nhập vai một nhân vật trong câu truyện mà em yêu thích để kể lại truyện đó (truyện ngoài chương trình SGK). ------------------------- Hết -------------------------
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC 6,0 1 B 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 7 D 0,5 8 A 0,5
  4. 9 - HS chỉ ra được: “Mẹ” được so sánh với “ngọn gió của con suốt 1.0 đời.” - Tác dụng: + Hình ảnh hiện lên cụ thể, sinh động, giàu sắc thái biểu cảm. + Làm nổi bật vai trò của người mẹ và sự trân trọng, biết ơn của con đối với mẹ. 10 - Hình thức: 1 đoạn văn khoảng 4 -5 dòng. 1.0 - Nội dung: HS nêu được 1 số việc làm cụ thể. + Biết lắng nghe những lời dạy bảo của mẹ. + Giúp mẹ những việc vừa với sức của mình. + Chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành người có ích. ….. II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Kể lại một truyện dân gian đã học mà em thích c. Kể lại một truyện dân gian đã học mà em thích 0,5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đóng vai được nhân vật trong câu chuyện 2.5 - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được một truyện dân gian đã học - Các sự việc chính trong truyện. + Truyện kể về ai? Về sự việc gì? + Truyện xảy ra bao giờ ? + Nguyên nhân xảy ra sự việc? + Diễn biến của sự việc ? + Kết quả của sự việc? + Ý nghĩa ,bài học của truyện
  5. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức Tổng độ % điểm TT Nội nhận dung/ thức Kĩ đơn Thôn Vận năng vị Nhận Vận g dụng kiến biết dụng hiểu cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q - Truyệ n dân gian 60 1 (Truy 0 5 0 0 2 0 ền Đọc thuyết 3 , cổ tích …) -Thơ (thơ lục bát) Kể lại 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 một truyệ n 2 Viết truyề n thuyết , hoặc cổ
  6. tích Kể lại một trải nghiệ m của bản thân. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ 40% 30% 10% 20% % Tỉ lệ chung 60% 40%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2