Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Núi Thành
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Núi Thành" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Núi Thành
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề MA TRẬN ĐỀ TT Kĩ Nội Mức Tổng % số điểm năng dung độ /Đơn kiến vị thức kiến thức Nhận Thôn Vận Vận biết g dụng dụng hiểu cao 1 TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Truy hiểu ện Số 3 0 4 1 0 1 0 1 10 câu Tỉ lệ 15 20 10 10 5 60 2 Viết Kể lại 1* 1* 1* 1* một trải nghiệ m. Số 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 câu Tỉ lệ 10 10 10 10 40 Tỉ lệ % các mức độ 65 35 100 BẢNG ĐẶC TẢ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương dung/Đ Mức độ Thông Vận TT / ơn vị đánh Nhận Vận hiểu dụng Chủ đề kiến giá biết dụng cao thức 1 Đọc Truyện * Nhận 4 TN 1TL hiểu đồng biết: 3 TN 1 TL thoại - Nhận biết
- được thể loại văn bản. ngôi kể, nhân vật * Thông hiểu: - Nghĩa của từ. - Từ láy - Nhân vật 1TL - Cụm danh từ - Nội dung đoạn trích * Vận dụng: - Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích. * Vận dụng cao Liên hệ bản thân 2 Viết Kể lại Nhận 1*TL 1*TL 1*TL 1TL* một trải biết: nghiệm Nhận của bản biết thân. được yêu cầu của đề
- về kiểu văn bản, về nội dung tự sự. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung,về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất
- để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, chi tiết, lời kể chuyện, lời đối thoại, độc thoại… Tổng 3 TN 4 TN 1 TL 1 TL 1 TL 1*TL 1*TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 25 40 20 15 Tỉ lệ chung 65 35
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp cho các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay: - Cô Gió kìa! - Cô Gió kìa! - Cô Gió ơi! - Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi - Cô đi đâu vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào! - Lát nữa nhé! - Cô Gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời -Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi… Tiếng cô Gió thoảng qua rồi biến mất. Bố, mẹ Đào đều đi công tác vắng. Chỉ còn hai bà cháu ở nhà. Trời nóng hầm hập. Bà ốm nằm trên một cái giường tre. Bà không ăn được gì. Thỉnh thoảng bà lại lên cơn ho. Trán bà vã mồ hôi. Bà luôn kêu: “Khát quá! Khát quá! Đào ơi cho bà ngụm nước”. Đào lấy nước xong lại cầm cái quạt giấy quạt cho bà. Thấy Đào cứ luôn tay quạt, bà nắm lấy tay Đào và bảo: - Thôi, con đi nghỉ đi, bà không nóng lắm đâu. - Cháu không mỏi tay đâu, bà cứ để cháu quạt. Cửa mở nhưng chẳng có chút gió nào. Đào biết là bà vẫn cứ nóng vì thấy trên trán và lưng áo của bà đang đẫm mồ hôi. Đào mãi thương bà, nghĩ đến bà, em đâu có để ý là lưng áo em cũng đẫm mồ hôi. Từ ở xa cô Gió đã nghe và biết hết mọi việc. Cô vội vàng chạy đến để giúp bà một tay. Đến cửa sổ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. Vì đối với người ốm mà làm mạnh quá thì nguy hiểm. Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên: - Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người. Đào nghỉ tay quạt và nhìn thấy mồ hôi trên trán bà dần dần biến đi đâu mất. Bà có vẻ khỏe ra, bà bảo: - Bà thấy hơi đói, chiều nay con nấu cháo cho bà ăn nhé! - Vâng! -Đào vừa nói vừa biết ơn cô Gió. Cô Gió thổi quanh quẩn ở nhà Đào cho tới khi bà Đào khỏi ốm, cô Gió mới ra đi. Trước khi đi, cô còn lưu luyến quanh Đào:
- - Chào bạn Đào, chào bạn Đào, tôi đi đây. Khi nào bạn cần, bạn cứ gọi tôi, tôi sẽ đến giúp bạn ngay… Đào chưa kịp chào và cảm ơn cô thì cô Gió đã đi xa rồi. (Xuân Quỳnh, Trích “Cô Gió mất tên”, Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014) Từ câu 1 đến câu 7: Em hãy chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây bằng cách ghi chữ cái trước phương án đó vào giấy bài làm. Câu 1: Văn bản có chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích. B. Truyện thơ. C. Truyện đồng thoại. D. Truyện ngắn. Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? A. bạn Đào. B. bà Đào. C. cô Gió. D. hoa tầm xuân. Câu 3: Đoạn tích trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ hai. D. Ngôi thứ tư. Câu 4: Dòng nào sau đây đều là các từ láy? A. lang thang, chạy chậm, thỉnh thoảng. B. tươi tỉnh, nguy hiểm, vội vàng. C. lang thang, vội vàng, hầm hập. D. quanh quẩn, tươi tỉnh, lưu luyến. Câu 5: Nghĩa của từ “vội vã” là A. chậm rãi, từ tốn và mau chóng. B. nhanh nhạy, gọn và chóng vánh, rất hoạt bát. C. rất hoạt bát, nhẹ nhàng và mau chóng. D. tỏ ra rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp. Câu 6: Tác giả đã miêu tả cô Gió trong đoạn trích như thế nào? A. Tròn, xinh. B. Xinh, đẹp. C. Rực rỡ. D. Không có hình dáng, màu sắc. Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích trên là A. cô Gió giúp đỡ mọi người và Đào. B. cô Gió quên mất tên của mình. C. hành trình tìm kiếm tên của cô Gió. D. cô Gió trở về đoàn tụ với gia đình. Từ câu 8 đến câu 10: Em hãy ghi câu trả lời của mình vào giấy bài làm. Câu 8 (1.0 điểm): Xác định cụm danh từ trong câu sau: “Chỉ còn hai bà cháu ở nhà”. Câu 9 (1.0 điểm): Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua đoạn trích trên? Câu 10 (0.5 điểm): Nếu em là Gió trong đoạn trích, em có giúp đỡ mọi người không? Vì sao? II. LÀM VĂN (4.0 điểm): Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em. ----------HẾT---------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm.)
- HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. Lưu ý HSKT làm đúng 4 câu trắc nghiệm là hoàn thành yêu cầu bài kiểm tra giữa kỳ I. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung đọc hiểu 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C C B C D D A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1.0 điểm) Cụm danh từ: “Hai bà cháu ở nhà”. Câu 9: (1.0 điểm) Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua đoạn trích trên là: Bài học về sự quan tâm giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. (Tùy theo cách diễn đạt của học sinh đúng như nội dung trên giáo viên cân nhắc ghi điểm) Câu 10: (1.0 đ) Nếu em là Gió trong đoạn trích, có giúp đỡ mọi người không? Vì sao? -Ý 1: có. -Ý 2: - Học sinh có thể nêu được các cách lí giải khác nhau, song cần phù hợp với nội dung đoạn trích, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Gợi ý: + Thể hiện được tình thương yêu, quan tâm, chăm sóc với người khác và với người thân trong gia đình; + Biết ơn người đã giúp đỡ mình; (Tùy theo cách diễn đạt của học sinh đúng như nội dung trên giáo viên cân nhắc ghi điểm
- Phần II. LÀM VĂN: (4.0 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI: Tiêu chí Điểm Cấu trúc bài văn 0.5 Nội dung 2.5 Trình bày, diễn đạt 0.5 Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài viết đủ 3 phần: Phần c. Học sinh viết một đoạn mở bài, thân bài, kết bài; văn đảm bảo các yêu cầu phần thân bài; biết tổ chức theo các ý sau: thành nhiều đoạn văn liên * Mở bài: Giới thiệu kết chặt chẽ với nhau. được trải nghiệm của em. 0.25 Bài viết đủ 3 phần nhưng * Thân bài: thân bài chỉ có một đoạn. Giới thiệu thời gian, 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm không gian xảy ra câu 3 phần (thiếu phần mở bài chuyện và những nhân vật hoặc kết bài, hoặc cả bài có liên quan. viết là một đọan văn. - Kể lại các sự việc có trong câu chuyện theo trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân – diễn biến – kết quả, mức độ quan trọng của sự việc….) + Sự việc 1……. + Sự việc 2……. + Sự việc 3……. - Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện * Kết bài: - Thể hiện cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu Ghi chú chí
- 2.0 - 2.5 Đảm bảo cấu trúc một bài Lưu ý: Đây là dạng đề mở văn tự sự: có đầy đủ các nên học sinh có thể lựa phần: Mở bài, thân bài, chọn một trong các hiện kết bài. Mở bài giới thiệu tượng đời sống mà hs vấn đề tự sự. Thân bài làm muốn trình bày rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm. Kết bài khái quát được nội dung tự sự. 1.0- 1.75 - Triển khai vấn đề tự sự, thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác; có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ý. 0,25-0,75 Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một trải nghiệm của em. 0.0 - Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (0.5 điểm) Điể Mô tả tiêu chí m 0.5 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ, … 0.0 - Mắc quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Vốn từ thuyết minh còn hạn hẹp. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ, … Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điể Mô tả tiêu chí m 0.5 - Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt. 0.25 - Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 - Chưa có sáng tạo. HẾT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 17 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 30 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn