intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NGỮ VĂN 7 HKI NĂM HỌC 2021-2022 I. MỤC TIÊU ÐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 7) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối týợng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ÐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra chung theo đề của trường. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận Tổng Lĩnh vực biết thấp dụng số nội dung cao I. Đọc hiểu văn -Phương - Biện pháp - Cách thể bản thức biểu nghệ thuật hiện tình yêu Đề A đạt của - Nắm ý thiên nhiên - Ngữ liệu: Bài thơ văn bản, nghĩa cụm (đề A) “Qua đèo Ngang”, thể thơ từ “ta với - Cách sống sgk Ngữ Văn 7- tập - Các ta” trong tốt, tình 1 quan hệ bài thơ(A). thương với - Tiêu chí lựa chọn từ, đại từ. những hoàn ngữ liệu: Cả bài thơ - Nắm được cảnh đáng Đề B ý nghĩa gợi thương (đề Ngữ liệu: Đoạn ra từ nhan B) trích “Cuộc chia đề truyện. tay của những con (B) búp bê”, sgk Ngữ Văn 7- tập 1 - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: đoạn trích - Hình thức kiểm tra * TNKQ * Tự luận * Tự luận - Số câu -2 -1 -1 5 - Tỉ lệ *Tự luận - 20 % - 10 % 50% - Số điểm -1 2 điểm 1 điểm 5 -20 % 2 điểm II. Tạo lập văn bản Phát biểu cảm nghĩ về
  2. một thầy(cô) giáo mà em yêu quí. - Hình thức kiểm tra *Tự - Số câu luận 1 - Tỉ lệ 1 50% - Số điểm 50% 5 5điểm Cộng số câu 3 1 1 1 6 Tổng số điểm 2 2 1 5 10 IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Lĩnh vực cao số nội dung I. Đọc hiểu - Nhớ được - Hiểu nội dung - Cách thể 5 câu Đoạn văn kiến thức cơ ý nghĩa văn bản hiện tình yêu bản thơ bản về: phương thiên nhiên (5 đ) thức biểu đạt, (đề A) thể thơ - Cách sống - Tìm được đại tốt, tình từ, quan hệ từ thương với - Chỉ ra được từ những hoàn láy cảnh đáng thương( đề B) Tạo lập II. Tạo lập một bài văn 1 câu Phát biểu ( 5 đ) cảm nghĩ về một thầy(cô) giáo mà em yêu quí. TTCM GV RA ĐỀ Đã duyệt
  3. Đặng Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Ngọc Hòa TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 (A) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nướ,c Một mảnh tình riêng, ta với ta ( Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan) I. Câu hỏi trả lời ngắn (5 điểm) Câu 1: (0.5 điểm) Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (0.5 điểm) Hãy chỉ ra 2 từ láy trong bài thơ? Câu 3: (1.0 điểm) Tìm 1 đại từ trong bài thơ trên và cho biết đại từ ấy được dùng để làm gì? Câu 4: (2.0 điểm) Cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua đèo Ngang” có gì giống và khác với cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà”? Câu 5: (1.0 điểm) Ngày nay, em làm gì để thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một thầy(cô) giáo mà em yêu quí. …………………………………Hết……………………………………………
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ A) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Phần trả lời ngắn (5 điểm) 5.0 Câu 1: biểu cảm 0.5 Đọc hiểu Câu 2: đúng mỗi từ láy được 0.25đ 0.5 văn bản Câu 3: -đại từ:ta (5.0 đ) 0.5 -dùng để trỏ người( nếu hs chỉ trả lời dung để trỏ thì 0.5 đươc 0.25đ) Câu 4: HS trình bày được cách hiểu theo định hướng sau: - Mức 1: +Cụm từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo Ngang: Vế 1:Tác giả với chính mình, vế 2: thể hiện niềm cô đơn tuyệt đối 2.0 + Cụm từ “ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà: Vế 1:Tác giả với bạn, tuy hai mà một, vế 2 thể hiện tình bạn cao cả - Mức 2: HS trả lời ít nhất được 1vế ở mức 1 - Mức 3: HS trả lời được 1 ý ở mức 1 1,0 - Mức 4: Có nêu được các nghĩa nhưng không rõ ràng. 0.75 - Không trả lời. 0.5 * Lưu ý: HS trình bày theo cách khác nhưng đúng ý GV vẫn 0. 0 ghi điểm Câu 5: Học sinh nêu được những việc làm thể hiện tình yêu 1.0 thiên nhiên, gợi ý: - Mức 1: 2 việc trở lên: bảo vệ rừng, trồng cây xanh… 1.0 - Mức 2: 1 việc 0.5 - Mức 3: Có trình bày nhưng không sát hợp vấn đề hoặc không 0.0 trả lời. * Lưu ý: HS trình bày theo cách khác nhưng đúng ý GV vẫn ghi điểm Tạo lập Phát biểu cảm nghĩ về một thầy(cô) giáo mà em yêu quí.
  5. 1. Yêu cầu chung: - Biết cách làm bài văn biểu cảm; kết hợp được các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn; thể hiện được tình cảm chân thực, trong sáng. văn bản - Bài văn có bố cục rõ ràng. Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu 0.5 (5.0 đ) cảm. Thân bài: thể hiện cảm xúc, ấn tượng về đối tượng biểu cảm. Kết bài: khái quát được những ấn tượng, cảm xúc về đối tượng biểu cảm. 2. Yêu cầu về kiến thức 4.5 a. Xác định đúng yêu cầu bài văn: Phát biểu cảm nghĩ về một thầy(cô) giáo mà em yêu quí. 0.5 b. Triển khai nội dung biểu cảm: Học sinh có thể trình bày bài văn theo nhiều cách khác nhau; song cần đạt được các nội dung sau: 3.0 * Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và nêu được ấn tượng, cảm xúc ban đầu về đối tượng biểu cảm. * Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với đối tượng biểu cảm: Học sinh kết hợp biểu cảm với các yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ những nét tiêu biểu của đối tượng biểu cảm làm cho em yêu quý, cảm phục như: - Ngoại hình, tính tình, cách giảng dạy... gợi cho em cảm xúc - Khơi gợi những kỉ niệm sâu sắc cùng đối tượng. * Khái quát vai trò, ý nghĩa của đối tượng được biểu cảm. Khẳng định tình cảm đối với đối tượng biểu cảm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0.5 về đối tượng biểu cảm. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: dùng từ, đặt câu đảm bảo các quy 0.5 tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  6. TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 (B) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. ( Cuộc chia tay của những con búp bê-Khánh Hoài, Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1: (0.5điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (0.5 điểm) Hãy chỉ ra 2 từ láy trong đoạn văn trên? Câu 3: (1.0 điểm) Tìm 1 đại từ trong đoạn trích trên và cho biết đại từ ấy được dùng để làm gì? Câu 4: (2.0điểm)Tại sao tên truyện lại là “Cuộc chia tay của những con búp bê”? Câu 5: (1.0 điểm) Trong cuộc sống, luôn có những hoàn cảnh đáng thương như Thành và Thủy. Khi gặp những hoàn cảnh ấy, em sẽ làm gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một thầy(cô) giáo mà em yêu quí. …………………………………Hết……………………………………………
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ B) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Phần trả lời ngắn (5 điểm) 5.0 Câu 1: tự sự 0.5 Đọc hiểu Câu 2: đúng mỗi từ láy được 0.25đ 0.5 văn bản Câu 3: -đại từ: chúng tôi( tôi..) (5.0 đ) 0.5 -dùng để trỏ người( nếu hs chỉ trả lời dung để trỏ thì 0.5 đươc 0.25đ) Câu 4: HS trình bày được cách hiểu về tên truyện theo định hướng sau: - Mức 1: + Những con búp bê vốn là đồ chơi của trẻ nhỏ, thường 2.0 gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội + Những con búp bê trong truyện, cũng như hai anh em Thành Thủy trong sáng, vô tư,không có tội lỗi gì thế mà phải chia tay. + Từ đó, tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện tư tưởng truyện. - Mức 2: HS trả lời ít nhất được 2 ý ở mức 1 1.0 - Mức 3: HS trả lời được 1 ý ở mức 1 0.5 - Mức 4: Nêu lan man, không rõ ràng. 0 - Không trả lời. 0 * Lưu ý: HS trình bày theo cách khác nhưng đúng ý GV vẫn ghi điểm Câu 5: Học sinh nêu được những việc mình sẽ làm theo các định hướng. - Mức 1: 1.0 + Thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh. + Yêu thương, giúp đõ họ hết mình bằng những việc làm cụ thể. - Mức 2: Trả lời được một trong hai ý ở mức 1. 0.5 - Mức 3: Có trình bày nhưng không sát hợp vấn đề hoặc không trả 0.0
  8. lời. * Lưu ý: HS trình bày theo cách khác nhưng đúng ý GV vẫn ghi điểm 1. Yêu cầu chung: - Biết cách làm bài văn biểu cảm; kết hợp được các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn; thể hiện được tình cảm chân thực, trong sáng. - Bài văn có bố cục rõ ràng. Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu 0.5 cảm. Thân bài: thể hiện cảm xúc, ấn tượng về đối tượng biểu cảm. Tạo lập Kết bài: khái quát được những ấn tượng, cảm xúc về đối tượng văn biểu cảm. bản(5.0đ) 2. Yêu cầu về kiến thức 4.5 a. Xác định đúng yêu cầu bài văn: Phát biểu cảm nghĩ về một thầy(cô) giáo mà em yêu quí. 0.5 b. Triển khai nội dung biểu cảm: Học sinh có thể trình bày bài văn theo nhiều cách khác nhau; song cần đạt được các nội dung sau: 3.0 * Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và nêu được ấn tượng, cảm xúc ban đầu về đối tượng biểu cảm. * Thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với đối tượng biểu cảm: Học sinh kết hợp biểu cảm với các yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ những nét tiêu biểu của đối tượng biểu cảm làm cho em yêu quý, cảm phục như: - Ngoại hình, tính tình, cách giảng dạy... gợi cho em cảm xúc - Khơi gợi những kỉ niệm sâu sắc cùng đối tượng. * Khái quát vai trò, ý nghĩa của đối tượng được biểu cảm. Khẳng định tình cảm đối với đối tượng biểu cảm. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: dùng từ, đặt câu đảm bảo các quy tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5 1. Yêu cầu chung: - Biết cách làm bài văn biểu cảm; kết hợp được các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn; thể hiện được tình cảm chân thực, trong sáng. - Bài văn có bố cục rõ ràng. Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu 0.5 cảm. Thân bài: thể hiện cảm xúc, ấn tượng về đối tượng biểu cảm. Kết bài: khái quát được những ấn tượng, cảm xúc về đối tượng biểu cảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2