intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 7 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) Mức độ Tổng nhận thức Nội dung/đơ Nhận Thông Vận Vận Kĩ năng n vị kiến biết hiểu dụng dụng cao TT thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc hiểu Thơ (thơ 5 chữ) 4 0 3 1 0 2 0 10 Tỉ lệ điểm 20 15 10 15 60 2 Viết Viết văn bản phân tích nhân 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 vật văn học. Tỉ lệ 10 10 10 10 điểm 40
  2. Tỉ lệ % 35% 25% 100% PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 7 Thời gian: 90 phút (KKGĐ)
  3. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2022-2023 - MÔN: NGỮ VĂN 7 Chươn/ Nội dung/Đơn THỜI GIAN: 90 PHÚT (KKGĐ) TT Chủ đề vị kiến thức 1 Đọc hiểu Thơ (thơ 5 chữ)
  4. I. PHẦN ĐỌC- HIỂU: (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi SANG THU Bổng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nữa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh) (Trích sách ngữ văn 7- Chân trời sáng tạo) Câu 1. Bài thơ “Sang thu” được viết theo thể thơ nào? A. Thơ tự do. B. Thơ lục bát. C. Thơ bốn chữ. D. Thơ năm chữ. Câu 2. Khổ 1 trong bài thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần lưng. B. Gieo vần chân. C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân. D. Gieo vần linh hoạt. Câu 3. Trong câu thơ « Sương chùng chình qua ngõ » sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. Nhân hóa. B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
  5. Câu 4. Các từ láy trong khổ thơ thứ hai có tác dụng gì ? A. Miêu tả sinh động sự chuyển biến của thiên nhiên từ cuối hạ sang thu. B. Miêu tả khung cảnh dòng sông đang trôi một cách nhẹ nhàng, từ tốn. C. Miêu tả những cánh chim mùa thu đang bay nhanh để tìm nơi nắng ấm. D. Miêu tả hình ảnh đám mây đang nhẹ bay lơ lửng giữa bầu trời mùa thu. Câu 5. Phó từ « đã » trong câu “Hình như thu đã về” bổ sung ý nghĩa gì ? A. Sự tiếp diễn tương tự C. Quan hệ thời gian B. Sự phủ định D. Sự cầu khiến Câu 6. Biện pháp tu từ nhân hóa trong hai câu thơ sau có tác dụng gì ? « Có đám mây màu hạ Vắt nửa mình sang thu » A. Làm cho hình ảnh đám mây hiện ra rõ ràng, dễ thấy. B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đám mây được nói đến trong câu thơ. C. Làm cho đám mây hiện ra sinh động, gần gũi, có hồn. D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, giàu cảm xúc. Câu 7. Từ « dềnh dàng » trong câu thơ « Sông được lúc dềnh dàng » có nghĩa là gì ? A. Chậm chạp, thong thả C. Mênh mông, rộng lớn B. To lớn, cồng kềnh D. Dâng cao, rộng ra. Câu 8. (1.0 điểm) Bài thơ này thể hiện nội dung gì ? Câu 9. (1.0 điểm) Phân tích ngắn gọn cảm xúc của tác giả được thể hiện trong khổ thơ thứ nhất. Câu 10. (0.5 điểm) Từ bài thơ, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa thu. II. VIẾT (4.0 điểm) Trong các văn bản đã học, em được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật đã học mà em yêu thích.
  6. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC: 2022-2023 - MÔN: NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KKGĐ) HƯỚNG DẪN CHẤM I. ĐỌC - HIỂU: (6.0 ĐIỂM) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5
  7. 4 A 0,5 5 C 0,5 6 C 0,5 I 7 A 0,5 8 Những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên lúc 1,0 giao mùa, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm sâu sắc của tác giả. 9 - Những từ ngữ thể hiện cảm xúc: bỗng, hình như 0,25 - Những tín hiệu giao mùa của thiên nhiên: hương ổi, gió se, sương chùng chình 0,25 - Sử dụng từ láy và biện pháp tu từ nhân hóa: sương chùng chình 0,25 - Cảm xúc của tác giả: bất ngờ, bâng khuâng, xao xuyến khi nhận 0,25 ra những tín hiệu giao mùa từ hạ sang thu 10 - HS nêu được những cảm nhận về vẻ đẹp của mùa thu: khung cảnh thiên nhiên, tâm trạng con người trước vẻ đẹp của mùa thu, … - Yêu cầu: + Đảm bảo thể thức yêu cầu. 0,25 + Đảm bảo nội dung theo yêu cầu 0,25 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần MB, TB, KB. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.25 Nghị luận về nhân vật văn học yêu thích. c. Phân tích đặc điểm nhân vật văn học yêu thích 3.0 Học sinh có thể chọn một nhân vật văn học mình yêu thích nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật phân tích. - Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. * Thân bài: - Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ các đặc điểm của nhân vật dựa
  8. trên các chi tiết trong tác phẩm. + Lai lịch: nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Ngoại hình + Hành động và việc làm của nhân vật. + Ngôn ngữ của nhân vật. + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác. => Nhận xét, đánh giá về nhân vật (suy nghĩ, cảm xúc, …về các đặc điểm của nhân vật đã phân tích) - Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. - Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. * Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật - Nêu đánh giá khái quát về nhân vật - Nêu cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật, ý nghĩa của nhân vật với đời sống. Rút ra bài học, liên hệ. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2