intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 (Thời gian: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 7) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm + Tự luận. - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường. III. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng Nội Vận dụng % Kĩ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT dung/đơn cao (Số điểm năng (Số câu) (Số câu) (Số câu) vị kĩ năng câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Đoạn văn hiểu bản truyện. 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 2 Viết Viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ ) ghi lại 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 cảm xúc của em khi đọc bài thơ, đoạn thơ. Tỉ lệ % điểm 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức Kĩ TT Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận năng kiến thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Đoạn văn Nhận biết: 4 TN 3 TN, 1 TL 1 TL hiểu bản truyện. - Nhận biết được ngôi kể, 1TL phương thức biểu đạt. - Nhận ra từ láy, biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, ý nghĩa. - Nêu được chủ đề văn bản. - Hiểu được nghĩa của từ. Vận dụng: - Trình bày suy nghĩ về một vấn đề nêu ra trong văn bản. - Trình bày cách ứng xử, hành động của cá nhân gợi ra từ văn bản. rút ra bài học. 2 Viết Viết đoạn Nhận biết: Về thể loại văn 1 TL* văn ghi lại biểu cảm. cảm xúc Thông hiểu: Cách viết sau khi đoạn văn biểu cảm. đọc bài thơ Vận dụng: Viết được đoạn 4 chữ, 5 văn có bố cục rõ ràng, chữ. mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, thể hiện cảm xúc. Vận dụng cao: Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc bài thơ 4 chữ 5 chữ với ngôn ngữ trong sáng, thể hiện cảm xúc. 4 TN 3 TN, 1 TL 1 TL Tổng 1TL 1TL* Tỉ lệ % 30 40 15 15 Tỉ lệ chung 70 30 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024
  3. Môn: Ngữ văn – LỚP 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ...../...../2023 Trường THCS :................................ Điểm Nhận xét Giám khảo Giám thị Họ và tên : ...................................... Lớp:.............Phòng thi số:............... I. ĐỌC HIỂU :(6,0 điểm ) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu. ĐẠI BÀNG VÀ GÀ “Ngày xưa, bên sườn của một quả núi lớn có một tổ chim đại bàng. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy. Ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp nhưng buồn thay, chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà nó đang sống nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó lớn lao hơn. Một ngày kia, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao. - Ồ! Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó! Bầy gà cười ầm lên: - Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao. Việc đó tái diễn vài lần, mỗi lần đại bàng nói ra ước mơ của mình, bầy gà lại cười và bảo điều đó không thể xảy ra. Đại bàng tin là thật, nó không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết”. (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1. (0,5 điểm)Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2.(0,5 điểm) Câu chuyện trên được kể ở ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Câu 3.(0,5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “…mỗi lần đại bàng nói ra ước mơ của mình, bầy gà lại cười và bảo điều đó không thể xảy ra”? A. Điệp ngữ B. Nhân hóa C. So sánh D. Ẩn dụ Câu 4. (0,5 điểm)Câu “Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà nó đang sống nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó lớn lao hơn” có mấy từ láy?
  4. A. Một. B. Ba. C. Bốn. D. Hai. Câu 5.(0,5 điểm) Đặc điểm nào ĐÚNG về đàn gà trong câu chuyện trên? A. To lớn, có ước mơ bay cao. B. Nhỏ bé, thuộc về trời xanh. C. Nhỏ bé, có sức mạnh. D. Nhỏ bé, chấp nhận số phận. Câu 6.(0,5 điểm) Đại bàng tin vào điều gì và nó mơ ước điều gì? A.Tin rằng nó là một con đại bàng và mơ ước được bay cao. B.Tin rằng nó là một con gà và muốn sống dưới mặt đất. C.Tin rằng nó là một con gà những vẫn mơ ước được bay cao. D.Tin rằng nó là một con đại bàng và mơ ước được sống dưới mặt đất. Câu 7.(0,5 điểm) Xác định chủ đề của câu chuyện trên? A. Ước mơ và tình cảm gia đình. B. Ước mơ và sự chinh phục ước mơ. C. Ước mơ và tình bè bạn. D. Ước mơ và tình yêu thiên nhiên. Trả lời câu hỏi: Câu 8. (1 điểm) Giải thích nghĩa từ “ước mơ”. Đặt câu với từ “ước mơ”. Câu 9. (1,0 điểm) Vì sao chú đại bàng không dám bay cao? Câu 10. (0,5 điểm) Qua câu chuyện trên, em thấy mình phải làm gì để biến ước mơ thành hiện thực? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Mưa” của Nguyễn Diệu. Mưa Mưa rơi tí tách Mưa nâng cánh hoa Hạt trước hạt sau Mưa gọi chồi biếc Không xô đẩy nhau Mưa rửa sạch bụi Xếp hàng lần lượt Như em lau nhà Mưa vẽ trên sân Mưa rơi, mưa rơi Mưa dàn trên lá Mưa là bạn tôi Mưa rơi trắng xóa Mưa là nốt nhạc Bong bóng phập phồng Tôi hát thành lời… (“Mưa”, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019) - Hết – Họ và tên HS:………………………………………………….Lớp:………….
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU 1. Phần trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) ĐỌC – HIỂU: (6,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A C B D D C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Phần trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm) Câu 8: (1,0 điểm) Nội dung Điểm - Giải thích từ “ước mơ”: những mục tiêu, hoài bão, mong muốn 0,5 điểm và khát khao mà con người muốn đạt được trong tương lai. - Đặt câu hợp lí, có nghĩa. 0,5 điểm Câu 9: (1,0 điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh có thể nêu được suy nghĩ của cá nhân - HS nêu được - Trả lời nhưng nhưng phải đảm bảo được các ý sau: suy nghĩ của không chính xác Gợi ý: Đại bàng không dám bay cao vì: bản thân nhưng hoặc không trả - Thái độ chế giễu của đàn gà khiến đại bàng e chưa toàn diện, lời. sợ, dần dần quen với ý nghĩ mình cũng chỉ là diễn đạt chưa thật rõ. một con gà. - Đại bàng chưa vượt qua được chính mình, có mơ ước nhưng chưa đủ can đảm để thực hiện ước mơ.
  6. Câu 10: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh rút ra được việc làm phù - Học sinh rút ra được - Trả lời nhưng hợp với nội dung, chủ đề của truyện. việc làm phù hợp với không chính xác, Gợi ý: nội dung, chủ đề của không liên quan, + Đặt ra những mục tiêu phù hợp cho truyện nhưng chưa sâu sắc, diễn đạt chưa thật hoặc không trả bản thân. Bởi ước mơ khác với ảo rõ. lời. tưởng và tham vọng. + Kiên trì và kiên định thực hiện mục tiêu, ước mơ của chính mình dù gặp khó khăn, thử thách thậm chí những thất bại tạm thời. II. VIẾT (4,0 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Mưa” của Nguyễn Diệu c. Phát biểu cảm nghĩ HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Giới thiệu được tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng chung về bài thơ. 3,0 - Nêu cảm xúc về đặc sắc của bài thơ trên phương diện: chủ đề, thể thơ, vần nhịp, hình ảnh, từ ngữ, miêu tả,… - Khái quát được cảm xúc chung về bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2