intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc

  1. PHÒNG GDĐT HUYỆN ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI LỚP 7 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 Phút Họ tên : …...........................................................Lớp : …… ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN I/ ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm): Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: ĐÁNH THỨC TRẦU (Trần Đăng Khoa) Đã ngủ rồi hả trầu Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Tao không phải ai đâu Đánh thức mày để hái! Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu... Đã dậy chưa hả trầu? Tao hái vài lá nhé Cho bà và cho mẹ Đừng lụi đi trầu ơi! (Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999) * Khoanh tròn phương án đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 7 (3,5đ ): Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ gì? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tự do Câu 2: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Dòng thơ: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại” được ngắt theo nhịp nào ? A. Nhịp 2/3 B. Nhịp 2/2/1 C. Nhịp 3/1/1 D. Nhịp 1/2/2 Câu 4. Bài thơ được hiệp vần theo cách nào ? A. Vần lưng, vần cách C. Vần chân, vần liền B. Vần lưng, vần liền D. Vần chân, vần cách Câu 5. Bài thơ tập trung thể hiện cho những hình ảnh nào ? A. em bé và mẹ B. em bé và trầu C. bà và mẹ D. mẹ và trầu Câu 6. Bài thơ “Đánh thức trầu” thuộc chủ đề gì ? A. Tình yêu thiên nhiên B. Tình yêu đất nước C. Tình yêu quê hương D. Tình cảm bạn bè Câu 7. Trong câu “Đừng lụi đi trầu ơi!” , từ “lụi” có nghĩa là gì ? A. tươi B. xanh C. tốt D. héo
  2. * Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8. Theo em, bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính ? Cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy trong bài thơ. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Câu 9. Cảm nhận của em về hình ảnh em bé (người xưng “tao”) trong bài thơ trên. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Câu 10. Qua bài thơ “Đánh thức trầu”, tác giả muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………….. II. VIẾT: (4.0 điểm) Viế t đoa ̣n văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
81=>0