intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 (BỘ KNTT) Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ % Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH tổng Nội dung/đơn Kĩ năng cao điểm TT vị KT TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 1 Đọc hiểu 3 4 1 1 7 3 60 2 Viết 1* 1* 1* 1* 1 40 Tỷ lệ % 15+10 20+20 10+10 5+10 35 65 100 Tổng 25% 40% 20% 15% 35% 65% Tỷ lệ chung 65% 35% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 (BỘ KNTT) - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội dung/Đơn Thông TT Mức độ đánh giá Nhận Vận Vận dụng Chủ đề vị kiến thức hiểu biết dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện ngắn Nhận biết: - Nhận biết được ngôi kể- người kể; - Xác định được từ láy. Thông hiểu: - Chỉ ra được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua 3 TN 4TN 1TL lời của người kể 1TL chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác. - Chỉ ra được nội dung được bổ sung bởi thành phần trạng ngữ. 1TL - Giải thích được nghĩa của từ. - Chủ đề của văn bản. Vận dụng: - Suy nghĩ gì về ý nghĩa của một vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm. Vận dụng cao:
  3. - Thể hiện được thái độ, tình cảm của bản thân qua bài học rút ra. 2 Viết Viết đoạn văn Nhận biết: Nhận biết ghi lại cảm được yêu cầu của đề xúc về bài thơ về kiểu văn biểu cảm năm chữ. về một bài thơ Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức Vận dụng: Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ năm chữ. Bố 1TL cục rõ ràng, mạch lạc, 1* 1* 1* ngôn ngữ trong sáng, chỉ ra được cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong diễn đạt, thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với bài thơ; nêu được ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. Tổng câu/Tỉ lệ% 3TN, 4TN, 1TL 1TL 1TL 1TL Tổng tỉ lệ % 25 40 20 15 Tỉ lệ chung 65 35
  4. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: MÁ LA Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe. Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la. Đến lúc tụi tôi, ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, chỉ còn má với ba ở nhà. Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Kỳ lạ hơn nữa, má chẳng còn la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm. Một buổi sáng, tôi về thăm nhà. Má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về. Tôi hỏi: “Ủa, ba sợ má la hay sao mà phải làm?”. Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”. (Nguồn: https://tuoitre.vn) * Chú thích: - la: phát ra những lời với tiếng rất to, do bị đau hay hoảng sợ, bực tức, hoặc nhằm cho mọi người có thể nghe thấy - chén: bát nhỏ, thường dùng để ăn cơm - thau: chậu đựng nước - làm biếng: tỏ ra lười biếng (trước một việc cụ thể nào đó) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu từ 1 đến 7 rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? A. Người con B. Người ba C. Người má D. Người em Câu 3: Xác định từ láy trong các câu sau: “Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!””. A. Sàn sạt, mà la B. Sàn sạt, om sòm C. Om, sòm, má mày D. Cái chổi, sàn sạt Câu 4: Trạng ngữ “Một buổi sáng” bổ sung nội dung gì cho câu: “Một buổi sáng, tôi về thăm nhà.”?
  5. A. Cách thức B. Mục đích C. Thời gian D. Nơi chốn Câu 5. Khi những người con lớn lên, đi làm ở Sài Gòn, mỗi lần trở về, người má như thế nào? A. Tiếp tục la con như khi còn bé om sòm khắp cả xóm. B. Thỉnh thoảng lại la khi con lười biếng không làm việc nhà. C. Vừa làm việc nhà vừa la con sang sảng cả xóm đều nghe D. Không bắt làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ. Câu 6: Nghĩa của từ “sang sảng” được hiểu như thế nào trong câu: “Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe.”? A. Giọng nói to, khỏe, vang B. Tiếng hò hét to, âm vang C. Tiếng cười to, khỏe, vang D. Giọng thánh thót, ấm trầm. Câu 7: Chủ đề của văn bản “Má la” là gì? A. Tình cảm bạn bè B. Tình làng nghĩa xóm C. Tình cảm gia đình D. Tình yêu quê hương đất nước Đối với các câu 8, 9, 10 ghi câu trả lời vào giấy làm bài. Câu 8 (1,0 điểm) Sau khi đọc đoạn trích trên, em thấy nhân vật người má là người như thế nào? Câu 9 (1,0 điểm) Từ đoạn trích trên, em suy nghĩ gì về ý nghĩa của sự yêu thương, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình? Câu 10 (0,5 điểm) Em rút ra bài học gì từ đoạn trích “Má la”? PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 250 đến 300 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ sau: TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN? Trần Đăng Khoa (1)Trăng ơi… từ đâu đến? (3) Trăng ơi… từ đâu đến? (5) Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Hay từ một sân chơi Hay từ đường hành quân Trăng hồng như quả chín Trăng bay như quả bóng Trăng soi chú bộ đội Lửng lơ lên trước nhà Bạn nào đá lên trời Và soi vàng góc sân (2) Trăng ơi… từ đâu đến? (4) Trăng ơi… từ đâu đến? (6)Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Hay từ lời mẹ ru Trăng đi khắp mọi miền Trăng tròn như mắt cá Thương Cuội không được học Trăng ơi có nơi nào Chẳng bao giờ chớp mi Hú gọi trâu đến giờ Sáng hơn đất nước em… 1968 (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc) ----------- HẾT -----------
  6. TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 7 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM 6,0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 I 7 C 0,5 8 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh nêu được những đặc điểm - Học sinh nêu được - Trả lời sai hoặc trong tính cách của người má. Gợi ý: một đặc điểm trong không trả lời. + Người phụ nữ nghiêm khắc, muốn rèn tính cách của người cho các con những công việc trong gia má. đình để sau này lớn lên các con có thể tự lập. + Người phụ nữ giàu lòng yêu thương và sẵn sàng hy sinh vì gia đình, luôn lặng lẽ đứng sau để theo dõi sự trưởng thành của con cái. +… 9 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh chỉ ra được suy nghĩ về ý nghĩa Học sinh chỉ ra Trả lời sai hoặc của sự yêu thương, chia sẻ giữa các thành được suy nghĩ về ý không trả lời. viên trong gia đình. nghĩa của sự yêu Gợi ý: thương, chia sẻ + Đủ yêu thương và biết chia sẻ dù việc lớn giữa các thành hay nhỏ thì mọi mâu thuẫn, sóng gió trong viên trong gia đình gia đình đều tan biến, các thành viên ngày nhưng giải thích càng gắn kết, cùng nhau giữ ấm nếp nhà. chưa rõ ràng. + Sự yêu thương, chia sẻ là sợi dây kết nối tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. + Yêu thương, chia sẻ là giá trị hạnh phúc của gia đình luôn bền chặt. +….
  7. 10 Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25đ) Mức 3 (0.0đ) - Từ hình ảnh người má, người ba trong đoạn - Học sinh nêu được Trả lời sai hoặc trích, học sinh rút ra được bài học cho bản bài học cho bản thân không trả lời. thân. nhưng diễn đạt chưa -HS chỉ cần nêu được bài học hợp lý và diễn rõ ràng mạch lạc. đạt rõ ràng, mạch lạc. Gợi ý: + Rèn luyện đức tính siêng năng, chăm chỉ, tự lập,… + Cần sống yêu thương, quan tâm, lo lắng cho những người thân yêu… + Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau,… + Cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc… +… VIẾT 4,0 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: biểu cảm 0,25 b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm là bài t hơ: Trăng ơi … 0,5 từ đâu đến của Trầ n Đăng Kh oa. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn biểu cảm: - Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. II - Lần lượt tiễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau một cách linh hoạt. Sau đây là vài gợi ý chính: + Cảm nhận về nội dung bài thơ: Bài thơ là sự thắc mắc vầng trăng đến từ đâu của một bạn nhỏ. Bạn tự nghĩ vầng trăng đến từ vườn, từ biển, từ một sân chơi, từ lời ru của mẹ…Dù đến từ đâu thì trăng cũng rất đẹp, đi khắp mọi miền Tổ quốc. Qua đó thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ thơ. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, thiên nhiên luôn gắn liền với những sự vật xung quanh chúng ta. Cùng với đó, ngợi ca tình cảm yêu mến thiết tha và niềm tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của tác giả. + Cảm nhận được đặc sắc nghệ thuật của tác giả: . Đặc trưng thể loại thơ: thể thơ, hình ảnh, giọng điệu,…. . Biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ. .Tình cảm chân thành tha thiết của tác giả. - Khẳng định ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - Khái quát được cảm xúc về bài thơ. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Triển khai được ít nhất hai ý về nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề biểu cảm. - Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  8. đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0,5 Ghi chú: ĐỐI VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT: Học sinh khuyết tật trả lời Phần trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 7 (mỗi câu đúng 0,75 điểm) và phần trả lời ngắn và phần Viết giáo viên dựa vào kết quả làm được của học sinh để ghi điểm cho phù hợp. DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ TTCM Nguyễn Thị Thảo Nguyễn Thị Vân Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2