Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức
- TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 60 phút
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
- Tự sự - Miêu tả - Biểu cảm - Nghị luận
Câu 2. Truyện nào không cùng tác giả với truyện “Cô bé bán diêm”?
- Nàng tiên cá - Bầy chim thiên nga
- Bộ quần áo mới của hoàng đế - Chú bé tí hon.
Câu 3. Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng
tác vào thời kì nào?
- 1900 - 1930 -1945 – 1954
-1930 – 1945 - 1955 – 1975
Câu 4: Cách giải nghĩa nào đúng với từ “cổ tục” trong câu văn: “Giá những cổ
tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi
quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”?
- Những luật lệ nặng nề
- Những tục lệ xưa cũ
- Những phong tục do con người đặt ra
- Những tục lệ đúng đắn phải theo
Câu 5: Thế nào là trường từ vựng?
- Là tập hợp những từ có chung cách phát âm.
- Là tập hợp tất cả các từ cùng loại.
- Là tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa.
- Là tập hợp tất cả những từ có chung nguồn gốc.
Câu 6: Từ nào không phải là từ tượng hình?
- Lom khom - Chất ngất - Xao xác -Xộc xệch
Câu 7: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh,
long bào, ngự giá…
- Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh.
- Biệt ngữ của những người nông dân
- Biệt ngữ của học sinh, sinh viên.
- Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến.
- Câu 8: Câu sau mắc lỗi gì về dấu câu: Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này.
-Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
- Tất cả đều đúng
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 9 (4điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi
bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp
cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi
trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác
ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những
hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
(Trích “Trong lòng mẹ” - Nguyên Hồng, SGK Ngữ văn 8 tập 1)
a. Xác định thể loại của tác phẩm có đoạn trích trên? Tác giả đã lựa chọn ngôi
kể nào để kể lại câu chuyện?
b. Trình bày nội dung của đoạn văn trích trên bằng một câu văn.
c. Tìm các từ thuộc cùng một trường từ vựng trong đoạn trích và đặt tên cho
trường từ vựng đó.
Câu 10. Tạo lập văn bản ( 2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 - 10 câu theo cách lập luận diễn dịch nêu cảm
nhận của em về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”
của nhà văn Nguyên Hồng. Trong đoạn văn có sử dụng một thán từ (gạch chân thán
từ, chú thích rõ)
--------------Hết----------------
Link kiểm tra trên google form
https://forms.gle/GDiYvJBjEwj8BC3a7
Người ra đề
(đã ký)
Hồ Thị Minh Nguyệt