Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh, Duy Xuyên
lượt xem 1
download
Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh, Duy Xuyên” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh, Duy Xuyên
- TRƯỜNG TH & THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TỖ XÃ HỘI Môn: Ngữ văn – Lớp 8 MA TRẬN ĐỀ Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học theo chủ đề (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận - Cách thức: Kiểm tra chung toàn trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/đơn vị kĩ TT Kĩ năng Nhận Thông Vận V. dụng % năng3 biết hiểu dụng Cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 4 0 4 0 1 0 1 10 1 Tỉ lệ % 20 25 10 5 60 điểm Viết Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 0 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức dung/ T Kĩ năng Đơn vị Mức độ đánh giá Vận T Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu dụng thức cao 1. Đọc hiểu Văn * Nhận biết: bản - Xác định được thể loại, đặc điểm thể Thơ thơ thất ngôn bát cú Đường luật như: số Đường tiếng, số câu, cách gieo vần, đối... luật - Từ tượng thanh, từ tượng hình - Biện pháp tu từ * Thông hiểu: - Ý nghĩa của từ tượng hình, từ tượng thanh. 4 TN 4TN 1TL 1TL - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ… nhận xét về thơ. - Hiểu được giá trị nghệ thuật của văn bản - Hiểu được giá trị nội dung của văn bản * Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc về nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Thông điệp từ văn bản.... 2 Viết Viết Nhận biết: được - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu bài văn văn bản, về chủ đề tác phẩm văn học. phân - Xác định được cách thức trình bày bài tích văn phân tích một tác phẩm văn học. một tác Thông hiểu: phẩm - Phân tích đúng về nội dung và tác thơ. dụng của vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, viết đoạn diễn dịch, qui nạp, song song hoặc phối hợp. - Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học Vận dụng cao: Bài văn trình bày được sự cảm thụ riêng, mới mẻ của người viết. Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt,… Tổng 4 TN, 4TN, 2 TL 2 TL 1TL 1 TL Tỉ lệ % 30 40 20 10
- TRƯỜNG TH &THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên:..................................... NĂM HỌC 2023-2024 Lớp:................................... MÔN: NGỮ VĂN 8 (ĐỀ A) THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT Duyệt đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn. ( Bà Huyện Thanh Quan) Hãy chọn câu trả lời em cho là đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 7) Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B.Thất ngôn bát cú C.Ngũ ngôn tứ tuyệt D.Ngũ ngôn bát cú Câu 2: Bài thơ trên được gieo vần như thế nào? A. Chỉ gieo một vần là vần trắc ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8. B. Gieo vần bằng và trắc ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8. C. Chỉ gieo một vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8. D. Chỉ gieo một vần là vần trắc ở chữ cuối các câu 2,4,6,8. Câu 3: Nghệ thuật đối được thể hiện ở những cặp câu thơ nào? A. Cặp câu 1-2 và 7-8 B.Cặp câu 1-2 và 3-4 C.Cặp câu 3-4 và 5-6 D.Cặp câu 5-6 và 7-8 Câu 4: Từ nào là từ tượng hình? A. Lữ khách B.Cô thôn C.Lữ thứ D. Bảng lảng Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan? A. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. B. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian. C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D. Trang nhã, đậm chất bác học. Câu 6: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng ở hai câu thơ sau? Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. A. Biện pháp tu từ so sánh B.Biện pháp tu từ nhân hóa C.Biện pháp tu từ hoán dụ D.Biện pháp tu từ đảo ngữ Câu 7: Nội dung của bài thơ là gì? A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách, nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
- C. Nhớ tiếc một thời vàng son của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt. D. Hoài niệm về những tàn dư thuở trước Câu 8: (Chọn 2 đáp án đúng) Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà? A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt D. Giọng thơ man mác, hoài cổ E. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc Câu 9: (1,0 điểm) Dựa vào nội dung bài thơ, em có nhận xét gì về tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình? Câu 10: (0,5 điểm) Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu vai trò của quê hương đối với mỗi người. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan. -------- Hết -------- BÀI LÀM: ……………………………………………………..………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………
- TRƯỜNG TH &THCS NGUYỄN CHÍ THANH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên:..................................... NĂM HỌC 2023-2024 Lớp:................................... MÔN: NGỮ VĂN 8 (ĐỀ B) THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐIỂM NHẬN XÉT Duyệt đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Nhàn Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) Hãy chọn câu trả lời em cho là đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 7) Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A.Thất ngôn tứ tuyệt B.Thất ngôn bát cú C.Ngũ ngôn tứ tuyệt D.Ngũ ngôn bát cú Câu 2: Bài thơ trên được gieo vần như thế nào? A.Chỉ gieo một vần là vần trắc ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8. B.Gieo vần bằng và trắc ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8. C.Chỉ gieo một vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1,2,4,6,8. D.Chỉ gieo một vần là vần trắc ở chữ cuối các câu 2,4,6,8. Câu 3: Nghệ thuật đối được thể hiện ở những cặp câu thơ nào? A.Cặp câu 1-2 và 7-8 B.Cặp câu 1-2 và 3-4 C.Cặp câu 3-4 và 5-6 D.Cặp câu 5-6 và 7-8 Câu 4: Từ nào là từ tượng hình? A.Lữ khách B.Cô thôn C.Lữ thứ D. Bảng lảng Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm A. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ. B. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian. C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. D. Trang nhã, đậm chất bác học. Câu 6: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng ở hai câu thơ sau? Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. A.Biện pháp tu từ so sánh B.Biện pháp tu từ nhân hóa C.Biện pháp tu từ hoán dụ D.Biện pháp tu từ đảo ngữ
- Câu 7: Nội dung của bài thơ là gì? A.Lối sống trân trọng giá trị tinh thần, hòa hợp với thiên nhiên không màng danh lợi. B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi được sống trên quê hương. C.Lối sống tự do không bị ràng buộc vật chất. D. Giáo dục mọi người không nên tham lam, ganh đua. Câu 8: (Chọn 2 đáp án đúng) Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Nhàn? A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình. B. Lời thơ trang nhã. C. Thủ pháp nghệ thuật đối được sử dụng hiệu quả. D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm. E. Giọng thơ man mác, hoài cổ. Câu 9: (1.0 điểm) Dựa vào nội dung bài thơ, em có nhận xét gì về lối sống Nhàn của nhân vật trữ tình? Câu 10: (0.5 điểm) Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống sinh hoạt của con người. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. -------- Hết -------- BÀI LÀM: ……………………………………………………..………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 8 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A (Hướng dẫn chấm này có 04 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan (4.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời B C C D A D A C, D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 2. Trắc nghiệm tự luận (1.5 điểm) Câu 9: (0,5 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0.25) Mức 4 (0đ) Học sinh có thể nêu Học sinh có thể nêu HS trình bày được Trả lời sai hoặc được các cách hiểu và được các cách hiểu 1 ý nhưng sơ sài. không trả lời. cách trình bày khác khác, song chỉ trình nhau, song cần đảm bảo bày được 1 ý. những ý sau: + mang tâm trạng buồn man mác + yêu gia đình, yêu quê hương Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0 đ) Học sinh trình bày được được Học sinh trình bày được được - Trả lời sai hoặc không cách hiểu của cá nhân có tính cách hiểu của cá nhân nhưng trả lời. thuyết phục về vai trò của chưa đầy đủ, sâu sắc, có thể quê hương đối với mỗi nêu được 2 gợi ý trong cách lí người. giải ở mức 1. Ví dụ: - Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. - Quê hương dạy ta trưởng thành. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình
- trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Phần II: VIẾT (4 điểm) A. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 05 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài văn đủ 3 phần: Phần mở bài, - Mở bài: Giới thiệu khái quát về thân bài, kết bài; phần thân bài: tác giả và bài thơ, nêu ý kiến về bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn thơ tương ứng với từng ý kiến, quan - Thân bài: điểm mỗi đoạn, các nội dung liên + Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung kết chặt chẽ với nhau. + Ý 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật 0.25 Bài văn đủ 3 phần nhưng thân bài - Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, vị chỉ thiên về lí lẽ mà không có dẫn trí và ý nghĩa của bài thơ chứng hoặc ngược lại. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài hoặc kết bài). 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm Viết được một bài văn nghị luận Bài văn có thể trình bày theo nhiều văn học (phân tích bài thơ) theo cách khác nhau nhưng cần thể hiện yêu cầu được các nội dung sau: a. Mở bài - Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan (những nét chính về 1.0-1.5 Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng sâu tác,…). 0.5 Phân tích chung chung, sơ sài - Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (hoàn cảnh sáng
- 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm tác hoặc tóm tắt nội dung) bài b. Thân bài - Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ: + Ở bài thơ, ta bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày. + Xuất hiện hình ảnh con người nhưng chỉ thoáng bóng thôi, và quang cảnh chỉ có thế. Đó là những người dân lao động nghèo, vất vả làm ăn, sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động. + Bà luôn hoài cổ để chối bỏ thực tại và bày tỏ sự chán ghét thực tại. Đó là nỗi nhớ nước, nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng. + Trước cảnh, bà bộc lộ được niềm tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ, đầy nuối tiếc, muốn níu giữ những kỉ niệm xa xưa. - Phân tích đặc sắc về nghệ thuật + Bài thơ đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật. + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài năng và đem đến hiệu quả nghệ thuật to lớn. + Nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ cùng việc sử dụng các từ láy. c. Kết bài: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà và nêu được cảm nghĩ về bài thơ. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4.Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ, quan điểm 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét
- 0.0 Chưa có sáng tạo Lưu ý: Với HS lớp 8, chỉ là bước đầu biết viết bài văn nghị luận văn học nên GV cũng không quá khắt khe trong việc nhìn nhận một bài viết nghị luận đã thuần thục. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. ……………Hết…………….
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 8 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ B (Hướng dẫn chấm này có 04 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU ( 6 điểm) 2. Trắc nghiệm khách quan (4.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời B C C D C D A C, D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 2. Trắc nghiệm tự luận (1.5 điểm) Câu 9: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0.25) Mức 4 (0đ) Học sinh có thể nêu Học sinh có thể nêu HS trình bày được Trả lời sai hoặc được các cách hiểu và được các cách hiểu 1 ý nhưng sơ sài. không trả lời. cách trình bày khác khác, song chỉ trình nhau, song cần đảm bảo bày được 1 ý. những ý sau: + Lối sống hòa mình vào thiên nhiên + Không chạy theo vật chất, trân trọng những giá trị tinh thần. Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0 đ) Học sinh trình bày được được Học sinh trình bày được được - Trả lời sai hoặc không cách hiểu của cá nhân có tính cách hiểu của cá nhân nhưng trả lời. thuyết phục về vai trò của chưa đầy đủ, sâu sắc, có thể thiên nhiên đối với con nêu được 2 gợi ý trong cách lí người. giải ở mức 1. Ví dụ: - Thiên nhiên không chỉ cho ta môi trường sống mà còn cho những tài nguyên để phục vụ cuộc sống. - Thiên nhiên là chỗ dựa để con người thanh lọc và di dưỡng những giá trị tinh thần đáng trân trọng.
- Phần II: VIẾT (4 điểm) B. BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI Tiêu chí Điểm 5. Cấu trúc bài văn 05 6. Nội dung 2.0 7. Trình bày, diễn đạt 1.0 8. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài văn đủ 3 phần: Phần mở bài, - Mở bài: Giới thiệu khái quát về thân bài, kết bài; phần thân bài: tác giả và bài thơ, nêu ý kiến về bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn thơ tương ứng với từng ý kiến, quan - Thân bài: điểm mỗi đoạn, các nội dung liên + Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung kết chặt chẽ với nhau. + Ý 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật 0.25 Bài văn đủ 3 phần nhưng thân bài - Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, vị chỉ thiên về lí lẽ mà không có dẫn trí và ý nghĩa của bài thơ chứng hoặc ngược lại. 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài hoặc kết bài). 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm Viết được một bài văn nghị luận Bài văn có thể trình bày theo nhiều văn học (phân tích bài thơ) theo cách khác nhau nhưng cần thể hiện yêu cầu được các nội dung sau: a. Mở bài - Giới thiệu khái quát về Nguyễn Bỉnh Khiêm (những nét chính về 1.0-1.5 Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng sâu tác,…). 0.5 Phân tích chung chung, sơ sài - Giới thiệu khái quát về bài thơ Nhàn (hoàn cảnh sáng tác hoặc tóm 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm tắt nội dung) bài b. Thân bài - Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ: – Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn
- + Cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, + Lối sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao. + Đặt trong hoàn cảnh khi mà xã hội phong kiến đang có những biểu hiện suy vi, con người ta ganh đua và bị cuốn trong vòng danh lợi đấu đá, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực. =>Đó là cách một con người trung trực, thẳng thắn, yêu nước lựa chọn để giữ nhân cách của mình trong xã hội chao đảo, xuống dốc về đạo đức. - Phân tích đặc sắc về nghệ thuật + Bài thơ sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với việc phát huy cao độ các phép đối tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu. + Ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu sức gợi. + Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và triết lí sâu xa đã tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ, dù giọng điệu có vẻ tếu táo, vui đùa, tự nhận mình là “ta dại” còn “người khôn”. c. Kết bài: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn và nêu được cảm nghĩ về bài thơ. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 4.Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách thể hiện và diễn đạt suy nghĩ, quan điểm 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét
- 0.0 Chưa có sáng tạo Lưu ý: Với HS lớp 8, chỉ là bước đầu biết viết bài văn nghị luận văn học nên GV cũng không quá khắt khe trong việc nhìn nhận một bài viết nghị luận đã thuần thục. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. ……………Hết……………. Duyệt chuyên môn Giáo viên ra đề Phan Thị Phương Nguyễn Thị Trần Anh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 185 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 195 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn