Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An
lượt xem 3
download
Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An
- UBND TP HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 01 đến tuần 08 ) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề chung của trường. III. THIẾT LẬP MA TRẬN TT Kĩ Nội Mức Tổng năng dung độ / đơn nhận vị kĩ thức năng Nh Thô Vận Vận ận ng dụn dụn biế hiể g g t u (Số cao (Số (Số câu) (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Thơ 4 0 3 1 0 2 0 0 10 hiểu Đườ ng luật Tỉ lệ 20 15 10 15 60 % điểm 2 Viết Vă 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 n ngh ị luậ n T 10 10 10 10 40
- ỉ l ệ % đ i ể m Tỉ lệ % điểm các 30 35 25 10 10 mức độ nhận 0 thức BẢNG ĐẶC TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC. MA TRẬN ĐỀ GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 I/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong chương trình Ngữ văn 8 (từ tuần 1 đến tuần 8) - Nắm vững kiến thức ở các nội dung Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn. - Khả năng vận dụng kiến thức Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. - Hình thức đánh giá: Trắc nghiệm kết hợp tự luận II/ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT 1. KIẾN THỨC - Nhận biết được thể thơ, luật thơ, kết cấu, đề tài. - Hiểu được tác dụng của phép đối, tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. - Nêu nhận xét đúng về tác phẩm. - Biết cách viết một bài văn phân tích, trình bày cảm nhận một tác phẩm văn học. 2. KĨ NĂNG - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn phân tích, trình bày cảm nhận một tác phẩm văn học. Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm…Bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi hành văn. III. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA
- Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung/ Chương/ Mức độ Thông TT Đơn vị Vận dụng Chủ đề đánh giá Nhận biết hiểu Vận dụng kiến thức cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: Đọc hiểu Nhận biết 4 TN 3TN 2TL văn bản được thể 1TL thơ thơ, luật (Ngữ liệu: thơ, kết ngoài sách cấu, đề tài. giáo khoa) Thông hiểu: -Hiểu nghĩa của từ tượng hình, từ tượng thanh. -Hiểu tác dụng của phép đối. -Hiểu nội dung của tác phẩm (tâm tư, nỗi niềm của nhà thơ). Vận dụng: - Cảm nhận về giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ: so sánh, phép đối. - Thể hiện được ý kiến, thái độ của bản thân trước một nhận định, nhận
- xét. 2 Viết Viết bài Nhận 1TL* 1TL* 1TL* văn phân biết: tích một - Biết cách tác phẩm viết bài văn học. văn phân tích một 1TL* tác phẩm văn học. - Biết trình bày rõ ràng bố cục của một bài tập làm văn phân tích. Thông hiểu: - Sắp xếp hợp lí các chi tiết và đảm bảo có sự kết nối giữa các phần. - Trình bày rõ vấn đề và thể hiện rõ cảm nhận của mình về tác phẩm đó. - Biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp. Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận phân
- tích một tác phẩm văn học. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước một tác phẩm văn học. Vận dụng cao: Kĩ năng phân tích, trình bày cảm nhận một tác phẩm văn học. Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Tổng 4TN 3TN 2 TL 1TL* 1TL* 1TL 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 30 35 25 10
- Tỉ lệ chung 65 35 UBND TP HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Phần I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: THU VỊNH “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng1 nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào2 ” (Nguyễn Khuyến- Thu Vịnh) (1): Ngỗng ở đây là ngỗng trời, chữ Hán gọi là chim nhạn, hồng hạc, loài chim nước ở phương Bắc do mùa đông nước đóng băng, chúng phải dời về phương Nam kiếm ăn từ mùa thu. Tiếng nhạn kêu rất to, vang động tới một hai cây số vẫn nghe thấy. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho tiếng kêu lầm than của người dân mất nước. (2): Tức Đào Tiềm- Đào Uyên Minh, một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng. Câu 1. (0.5 điểm) Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Song thất lục bát D. Lục ngôn tứ tuyệt Câu 2. (0.5 điểm) Bài thơ gieo vần gì? A. Vần trắc B. Vần ngang C. Vần bằng D. Vần huyền
- Câu 3. (0.5 điểm) Nêu tác dụng của nghệ thuật đối được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào” A. Tạo nên bức tranh thiên nhiên huyền ảo, thơ mộng; tạo sự cân đối, nhịp nhàng. B. Nghệ thuật đối đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp, huyền ảo. C. Nghệ thuật đối đã phác họa cảnh đêm trăng thu lung linh, huyền ảo. D. Nghệ thật đối góp phần tạo nên cảnh sông nước trong xanh, mờ mờ khói tỏa. Câu 4. (0.5 điểm) Hai câu thơ sau:“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút/ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào ” thể hiện điều gì? A. Nhà thơ thẹn trước tài năng thơ ca của ông Đào thời Lục Triều. B. Nhà thơ thẹn với khí tiết của ông Đào và day dứt khi không giúp gì được cho nhân dân, đất nước. C. Nhà thơ, suy tư, trăn trở về cuộc sống sau khi cáo quan về ở ẩn của mình. D. Nhà thơ đồng cảm, tiếc nuối cho một con người tài năng như ông Đào nhưng phải lui về sống ẩn dật. Câu 5. (0.5 điểm) Từ tượng hình “lơ phơ’’ có nghĩa là gì? A. Chỉ sự tiêu điều, xơ xác và chuyển động nhẹ nhàng của cành trúc. B. Chỉ sự thưa thớt, ít ỏi, xơ xác của cành trúc trước gió. C. Diễn tả hình dáng nhỏ bé, mỏng manh của cành trúc. D. Diễn tả sự chuyển động nhẹ nhàng, khe khẽ của cành trúc. Câu 6. (0.5 điểm) Đề tài của bài thơ trên là gì? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 7. (0.5 điểm) Kết cấu của bài thơ trên là gì? A. Khai, thừa, chuyển, hợp B. Đề, luận, thực, kết C.Khai, chuyển, thừa, hợp D. Đề, thực, luận, kết Câu 8. (1.0 điểm): Cảm nhận về giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau: “Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào” Câu 9. (0.5 điểm): Có ý kiến cho rằng đây thực chất chỉ là một bài thơ tả cảnh. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Câu 10. (1.0 điểm): Em hiểu gì về tâm tư, nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua bài thơ trên? Phần II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Phân tích bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến. ....... Hết....... Họ tên học sinh........................................... Số báo danh..............................
- UBND TP HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 8 (Hướng dẫn chấm này gồm có 03 trang) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.3; lẻ 0.75 làm tròn thành 0.8 điểm). B. Hướng dẫn cụ thể: Nội dung Điểm Phần I. Đọc-hiểu Câu 1 Câu 2 Câu 3 3.5 B C A Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm Câu 8 -Nghệ thuật: 0.5 + So sánh + Đối -Tác dụng: Tạo ấn tượng về bức tranh thiên nhiên đẹp huyền ảo, 0. 5 thơ mộng. Đồng thời tăng tính gợi hình, tạo sự cân đối, nhịp nhàng cho lời thơ.
- Câu 9 * Gợi ý ½ cho câu hỏi Ví dụ: Trả lời: Không tán thành 0.25 - Lí giải: Đây là bài thơ “Tả cảnh ngụ tình”. Đằng sau bức tranh 0.25 thiên nhiên mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ là tâm tư, nỗi niềm của nhà thơ. Câu 10 Tình yêu thiên nhiên 1.0 Tình yêu quê hương Tâm sự yêu nước thầm kín Nỗi buồn u uẩn trước thời thế (HS rút ra 2/4 thông điệp hợp lí thì chấm ½ số điểm; HS rút ra từ 3-4 ý trên có diễn giải hợp lí thì chấm điểm tối đa). Phần II. Làm văn 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận tác phẩm văn học. Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một 0.25 trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.25 I. Mở bài: 2.5 - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến - Giới thiệu bài thơ Thu Vịnh. - Nêu ý kiến chung về bài thơ II. Thân bài: -Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung: - Phân tích hình ảnh thơ tạo nên đặc trưng cho bức tranh thiên nhiên mùa thu: + Trời thu xanh ngắt + Gió hắt hiu + Nước biếc: làn sương mỏng bao phủ mặt nước + Bóng trăng: ánh trăng thu sáng đẹp =>Bức tranh mùa thu đẹp, thanh sơ, yên bình nhưng tĩnh lặng, gợi buồn. - Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ: yêu và gắn bó tha thiết với cảnh sắc thiên nhiên của quê hương; nỗi niềm suy tư, u uẩn trước thời cuộc. Đó là nỗi buồn bởi cảnh nước mất nhà tan; đó là niềm day dứt vì cảm thấy bất lực không giúp được gì cho nước, cho dân. Dù ở ẩn nhưng Nguyễn Khuyến vẫn nặng tình đời,
- tình người, vẫn tha thiết một tình yêu dành cho nhân dân, đất nước. - Khái quát chủ đề của bài thơ,, - Ý 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật. + Phân tích cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật + Phân tích những đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình: bút pháp tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh. + Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: từ láy “hắt hiu”, từ tượng hình “lơ phơ”’; các tính từ chỉ màu sắc“xanh ngắt”, “nước biếc”; nghệ thuật đối ở hai câu thực và 2 câu luận; đảo ngữ “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái/ Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”; câu hỏi tu từ “Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”; so sánh “Nước biếc trông như từng khói phủ”. III. Kết bài: - Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0.5 Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc e. Sáng tạo: - Bài viết giàu cảm xúc. - Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp tu từ. *Lưu ý: Đây là một dạng bài văn còn khá mới mẻ so với học sinh 0.5 nên giáo viên có thể chủ động trong quá trình chấm. Có thể học sinh chỉ cần chỉ ra vài nét đặc trưng của thơ Đường luật; Phân tích được bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ; Phân tích được một số biện pháp nghệ thuật (đối, đảo ngữ, so sánh) mà các em đã học là đảm bảo yêu cầu.
- ĐỀ KIỂM TRA CHO HỌC SINH HÒA NHẬP (KHUYẾT TẬT) KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ......./11/2023 Trường THCS ................................... Điểm Nhận xét Giám khảo Giám thị Họ và tên :.......................................... Lớp:........... Phòng thi số:................ Phần I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: QUA ĐÈO NGANG Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Dừng chân đứng lại trời, non, nước, Một mảnh tình riêng ta với ta. (Bà Huyện Thanh Quan- Qua đèo Ngang) Câu 1: Thể thơ của bài thơ trên là gì?
- B.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C.Thất ngôn bát cú Đường luật D.Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật E.Thể thơ song thất lục bát Câu 2: Những từ in đậm dưới đây thuộc từ loại gì? “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” A. Tự tượng thanh B. Từ tượng hình C. Từ ghép D. Từ đơn Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” A. Đảo ngữ B. Điệp ngữ C. So sánh D. Hoán dụ Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Cảnh vật đèo Ngang vắng vẻ mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. B. Cảnh vật Đèo Ngang bao la, mênh mông C. Cảnh đèo Ngang rùng rợn, heo hút D. Cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp Câu 5: Nhịp thơ chủ đạo trong bài thơ trên là? A. Nhịp 2/2/3 B. Nhịp 3/4 C. Nhịp 4/3 D. Nhịp 2/5 Câu 6: Bài thơ trên theo luật gì? A. Bằng B. Trắc C. Ngang D. không PhầnII. LÀM VĂN (4.0 điểm) Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. ....... Hết.......
- HƯỚNG DẪN CHẤM CHO HỌC SINH HÒA NHẬP (KHUYẾT TẬT) UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 8 (Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,3; lẻ 0,75 làm tròn thành 0,8 điểm). B. Hướng dẫn cụ thể: Nội dung Điểm
- Phần I. Đọc-hiểu Câu 1 Câu 2 Câu 3 6 B C A Mỗi đáp án đúng được 1 điểm Phần II. Làm văn 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận tác phẩm văn học. Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một 0.5 trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.5 I. Mở bài: 2 - Giới thiệu về tác giả: Bà Huyện Thanh Quan - Giới thiệu bài thơ Qua đèo Ngang - Nêu ý kiến chung về bài thơ II. Thân bài: - Phân tích giá trị về nội dung bài thơ: + Phân tích về bức tranh thiên nhiên đèo Ngang: hoang sơ, vắng vẻ, heo hút + Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ: nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn + Khái quát chủ đề của bài thơ: nỗi niềm hoài cổ, nuối tiếc một thời vàng son của đất nước - Phân tích giá trị về nghệ thuật của bài thơ + Phân tích cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú + Phân tích những đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình: tả cảnh ngụ tình + Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ( từ tượng hình, biện pháp tu từ: điệp từ, đối, đảo ngữ,…) - Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ( ngắt nhịp, giọng điệu, ngôn ngữ thơ…) III. Kết bài:
- - Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0.5 Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc e. Sáng tạo: - Bài viết giàu cảm xúc. 0.5 - Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp tu từ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 218 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 242 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 183 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 183 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 186 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 28 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 184 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
7 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 26 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
5 p | 11 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
13 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn