intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 I. MA TRẬN Mức độ nhận thức Nội dung/ Tổng Nhận Thông Vận Vận Tt Kĩ năng đơn vị kĩ % biết hiểu dụng dụng cao năng1 điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu 1 Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 Viết 2 Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 70 30 100 thức II. BẢNG ĐẶC TẢ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận Chươn dung/ thức T g/ chủ đơn vị Mức độ đánh giá Vận T Nhận Thôn Vận đề kiến dụng thức biết g hiểu dụng cao 1 Đọc Thơ Nhận biết: hiểu Đường - Nhận biết được một số yếu luật 3TN tố thi luật của thơ thất ngôn 4TN 2TL bát cú và thơ tứ tuyệt 1TL Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
  2. - Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh. Thông hiểu: - Hiểu được cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh. Vận dụng: - Biết trân quý, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống. 2 Viết Viết Nhận biết: bài văn - Xác định được kiểu bài phân nghị luận văn học. tích một - Xác định được bố cục bài tác văn, văn bản cần nghị luận. phẩm Thông hiểu: văn học - Trình bày rõ ràng các khía cạnh của văn bản. - Nêu được chủ đề, dẫn ra 1TL* và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được bài văn nghị
  3. luận văn học hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. 3TN, Tổng số câu 4TN 2TL 1TL 1TL Tỉ lệ (%) 30% 40% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
  4. III. ĐỀ KIỂM TRA Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện cách yêu cầu bên dưới. THU ẨM (Uống rượu mùa thu) Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy Độ năm ba chén đã say nhè. (Nguyễn Khuyến, Tuyển tập thơ ca Việt Nam) Chọn đáp án đúng nhất: (Câu 1-> câu 7) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật C. Thất ngôn trường thiên D. Thất ngôn xen lục ngôn Câu 2. Bài thơ được viết theo luật gì? A. Luật Bằng – Trắc B. Luật Trắc C.Luật Bằng D.Luật tự do. Câu 3. Hai câu thơ: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe Thuộc phần nào trong bố cục của bài thơ? A. Hai câu đề B. Hai câu thực C. Hai câu luận D. Hai câu kết. Câu 4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau là gì? Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe A. Ẩn dụ B. Đảo ngữ C. Hoán dụ D. So sánh Câu 5. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe là: A. Tô đậm vẻ đẹp của cảnh mùa thu; nhấn mạnh khung cảnh mờ ảo của làng quê lúc chiều tối. B. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cảnh thu, nỗi lòng của thi nhân và khiến lời thơ thêm cân xứng, hài hòa. C. Nhấn mạnh cảnh đẹp của lưng giậu và làn ao. Lưng giậu có làn khói mờ ảo và làn ao có bóng trăng lấp lóa. D. Nhấn mạnh trạng thái say nhè của nhà thơ nên cảnh vật trở nên mờ ảo.
  5. Câu 6. Qua sự miêu tả của Nguyễn Khuyến, hình ảnh làng quê trong Thu ẩm hiện lên như thế nào? A. Kì vĩ, tráng lệ B. Thanh bình, yên ả C. Tiêu điều, xác xơ D. Tiêu điều, hiu hắt Câu 7. Tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ là? A. Một nhà nho ở ẩn nhưng vẫn chẳng thể dành trọn tâm trạng thư thái mà vẫn luôn đau đáu, bâng khuâng những nồi niềm không rõ ràng dành cho đất nước. B. Một nhà nho không màng thế sự, về ở ẩn, tận hưởng cảm giác yên bình, thư thái nơi làng quê. C. Một nhà nho yêu nước, muốn ra làm quan giúp đời, giúp nước. D. Một nhà nho thích uống rượu, làm thơ, yêu khung cảnh thiên nhiên làng quê. Trả lời câu hỏi: (Câu 8->10) Câu 8. Xác định và nêu tác dụng của các từ tượng hình được sử dụng trong 4 câu thơ cuối của bài thơ? (1 điểm) Câu 9. Đọc bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? (1 điểm) Câu 10. Sau khi đọc bài thơ, em có suy nghĩ gì về tình yêu quê hương? (0.5 điểm) Phần II. Viết (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích bài thơ Thu ẩm của Nguyễn Khuyến được nêu ra ở phần đọc hiểu.
  6. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM V. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 B 0,5 6 B 0,5 7 B 0,5 8 Từ tượng hình: Xanh ngắt, đỏ hoe 0.5 Tác dụng: Gợi hình ảnh của bầu trời và đôi mắt của “lão” (nhà thơ). Khiến câu thơ trở nên giàu hình ảnh và thể hiện được cảm xúc của nhà thơ. 0.5 9 HS trình bày được hình ảnh thơ mình thích 0.5 - Nêu được lí do hợp lí 0.5 - Chư nêu được lí do hoặc lí do không hợp lí (Không ghi điểm) 10 HS trình bày theo suy nghĩ của các em, sao cho hợp lí. 0.5 Sau đây là một số gợi ý: - Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người chúng ta mà ai cũng có. - Tình yêu quê hương không phải là tình cảm xa vời trừu tượng mà gần gũi như yêu làng quê, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên nơi làng quê, yêu những gì thân thuộc nhất đối với mình. - Yêu quê hương, mỗi người phải tự phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng quê hương… HS trình bày được 1 trong các ý trên được ghi điểm tối đa. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học 0,25 bao gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ Thu ẩm 0,25 1. Mở bài: 0,5 - Nguyễn Khuyến là tác giả xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam.
  7. - Thu ẩm nằm trong chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến và là một trong số những bài thơ thu nổi tiếng nhất của Nguyễn Khuyến - Bài thơ là dòng cảm xúc của con người yêu đời, yêu quê hương, đất nước. Trong hình ảnh thu đó là hình ảnh đồng quê Bắc Bộ với dáng thu, hồn thu lung linh. 2. Thân bài: a. Hai câu đề: Ba gian nhà có thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. - Không giống như những tác giả khác chọn không gian sáng làm tôn lên bức tranh thu. Nguyễn Khuyến chọn mùa thu trong không gian đặc biệt là buổi đêm "ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe". Cảnh thu thì không phải là những gì tươi đẹp, sang trọng, rực rỡ. Đó là cảnh nghèo khó "ba gian nhà cỏ". - Gian nhà cỏ là biểu trưng của cái nghèo, cái cực. Nhưng vào thơ Nguyễn Khuyến, cái nghèo dường như bị xóa nhòa. Từ láy "le te" gợi hình dung về mức độ thấp của cảnh vật. Bóng tối dường như bao trùm và khiến cảnh vật bị xóa nhòa. b. Hai câu thực: Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn áo lóng lánh bóng trăng loe. - Hình ảnh thơ rất độc đáo: Sương thu như màu khói phủ quanh bờ rào. Cách chọn hình ảnh rất bình dị, rất mộc mạc. Chi tiết bóng trăng xuất hiện đã cho người đọc hình dung về hình ảnh mặt trăng in trên bóng nước tạo ra những gợn sóng lăn tăn khiến người nhìn có hình dung về bóng trăng loe. Âm "l" đứng đầu các từ gần nhau góp phần làm rõ hơn về bức tranh. c. Hai câu luận: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vậy cũng đỏ hoe. - Trong câu thơ này, tác giả miêu tả hình ảnh bầu trời. Bầu trời có màu xanh và xanh ở mức tuyệt đối "xanh ngắt". Nghệ thuật nhân hóa "da trời" đã làm người đọc liên tưởng về hình ảnh thu tươi đẹp và giống như một người thiếu nữ xinh đẹp. - Đại từ phiếm chỉ "ai" đã làm người đọc hình dung về sự huyền bí, mờ ảo trong tác phẩm. - Đối tượng miêu tả thứ hai của tác giả là miêu tả chính bản thân mình. Đôi mắt đỏ hoe ở đây là đôi mắt chứa đầy những tâm trạng. Bởi lẽ, đôi mắt đỏ hoe chứa nhiều cảm xúc. d. Hai câu kết: Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy Chỉ dăm ba chén đã say nhè.
  8. - Cụm từ "tiếng rằng hay hay chẳng thấy" tức là thường xuyên uống rượu hoặc được hiểu là tửu lượng cao. Và dù "chỉ dăm ba chén" nhưng ta thấy được câu chuyện ở đây không phải là uống rượu. Mà đó chỉ là một vài chén. Uống rượu không nhằm say mà uống rượu để quên đi nỗi buồn thời thế. *Đánh giá về nội dung và Nghệ thuật: - Thể thất ngôn bát cú Đường luật - Sáng tạo trong gieo vần và sử dụng từ ngữ . 3. Kết bài: - Tâm trạng u hoài của Nguyễn Khuyến thấm đượm vào cảnh vật. Nhà thơ đã làm rõ được tình thu và cảnh thu buồn bã. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,25 - Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ. DUYỆT CỦA TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN Đã duyệt Nguyễn Bá Nhựt GIÁO VIÊN RA ĐỀ THÁI THỊ LỆ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2