intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH-THCS Kroong, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH-THCS Kroong, Kon Tum” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH-THCS Kroong, Kon Tum

  1. TRƯỜNG TH-THCS KROONG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC: 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn; Lớp: 8; Thời gian: 90 phút TT Kĩ Nội dung/ Mức độ nhận thức năng đơn vị Vận dụng Tổng kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao % điểm TL TL TL TL 1 Đọc Văn bản hiểu thơ bảy 30 20 10 0 60 chữ 2 Viết Viết bài văn kể lại một chuyến đi 1* 1* 1* 1* 40 hoặc một (10) (10) (10) (10) chuyến hoạt động xã hội Tổng tỉ lệ (%) 40 30 20 10 100 * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm.
  2. BẢN ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn - Lớp: 8 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận dung/ thức Chương/ TT đơn vị Mức độ đánh giá Vận chủ đề Nhận Thông Vận kiến dụng biết hiểu dụng thức cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: 3TL 1,5TL 1TL thơ bảy - Nhận biết thể thơ. chữ - Xác định phương thức biểu đạt. - Xác định và biết được tác dụng của 1 biện pháp tu từ - Nhận biết được hình ảnh thơ theo yêu cầu. Thông hiểu: - Phân tích được tình cảm của người viết thể hiện qua bài thơ. - Hiểu và rút ra được bài học cho bản thân. Vận dụng: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đọc hiểu văn bản thơ từ đó liên hệ đến bản thân. 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1TL* văn kể - Xác định được kiểu bài kể lại một lại một chuyến đi hoặc một chuyến hoạt động xã hội. đi hoặc - Xác định được bố cục bài một hoạt văn. động xã Thông hiểu: hội. - Giới thiệu được lí do mục đích của chuyến đi hoặc một hoạt động . - Kể diễn biến chuyến chuyến đi hoặc một hoạt động. - Thể hiện được ý nghĩa và ấn tượng về những chuyến đi hoặc một hoạt động . Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, kiến thức của bản thân để viết được bài văn kể lại một chuyến đi hoàn chỉnh đáp ứng yêu
  3. cầu của để (sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết). - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để kể lại cụ thể chuyến đi hoặc một hoạt động . - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. Tổng tỉ lệ (%) 40 30 20 10 * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm.
  4. TRƯỜNG TH - THCS KROONG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI Năm học: 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian giao đề) (Đề có 01 trang) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa. Có rào râm bụt đỏ hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trở về Có bốn mùa rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ mǎng tre. Nhà gác đơn sơ, một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chǎn gối Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. … Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình, cho hết thảy Như dòng sông chảy, nặng phù sa. (Trích “Thăm cõi Bác xưa” - Tố Hữu) Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt của phần trích trên là gì? Câu 2. (1,0 điểm) Cuộc sống hằng ngày của Bác được khắc họa qua những chi tiết nào? Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Câu 4. (1,0 điểm) Tình cảm của tác giả với Bác được thể hiện như thế nào qua bài thơ? Câu 5. (2,0 điểm) Qua phần trích trên, em học tập được đức tính tốt đẹp nào của Bác? Em vận dụng những đức tính ấy vào cuộc sống ngày nay như thế nào? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một chuyến hoạt động xã hội ý nghĩa nhất đối với em. --- HẾT ---
  5. TRƯỜNG TH - THCS KROONG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 8; Năm học: 2024 - 2025 (Đáp án có 02 trang) PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC - HIỂU 6,0 Thể thơ: Thơ bảy chữ 0,5 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. 0,5 Cuộc sống hằng ngày của Bác được khắc họa bởi những chi tiết: nhà 1,0 gác đơn sơ, gỗ mộc mạc, chẳng mùi sơn, giường mây, chiếu cói, tủ nhỏ, 2 áo sờn, … (Học sinh kể ít nhất 4 chi tiết đúng thì đạt điểm tối đa, mỗi chi tiết đúng đạt 0,25 điểm) - Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ: Liệt kê. 0,5 “Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.” “Nhà gác đơn sơ, một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chǎn gối 3 Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn”. - Tác dụng: + Gợi những hình ảnh gần gũi, đơn sơ, quen thuộc trong cõi Bác xưa. 0,5 + Tạo nhịp điệu, tăng sức biểu đạt cho câu thơ. (HS có thể chọn và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ khác, nếu đúng vẫn ghi điểm tối đa) Tình cảm của tác giả với Bác: tác giả đã bày tỏ sự ngưỡng mộ, tôn kính, 1,0 4 tự hào và lòng biết ơn sâu nặng với công lao vĩ đại của Bác. HS rút ra được một đức tính tốt đẹp của Bác từ phần trích để học tập. 1,0 Ví dụ: - lối sống giản dị, mộc mạc. - lòng yêu nước, thương dân 5 (HS có thể rút ra bài học khác, nếu hợp lí, thuyết phục vẫn ghi điểm tối đa) - HS liên hệ việc học tập đức tính tốt đẹp của Bác trong cuộc sống một 1,0 cách hợp lý, thuyết phục. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự (kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt 0,25 động xã hội). b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 - Nội dung: kể lại một chuyến đi hoặc một chuyến hoạt động xã hội ý nghĩa nhất đối với em. - Hình thức: + Theo bố cục của một bài văn đầy đủ ba phần. + Trình bày khoa học, sạch đẹp. + Bài văn bám sát chủ đề yêu cầu. c. HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung 2,5 sau: * Mở bài:
  6. Giới thiệu được chuyến đi hoặc hoạt động: Lí do, mục đích của hoạt động xã hội đó. * Thân bài - Kể diễn biến của chuyến đi hoặc hoạt động (sự chuẩn bị cho hoạt động, diễn biến hoạt động, hoạt động kết thúc như thế nào?…) - Ý nghĩa của chuyến đi hoặc hoạt động (với mọi người và bản thân em). - Nêu được ấn tượng về chuyến đi hoặc hoạt động xã hội đó. * Kết bài Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi hoặc hoạt động mà em đã tham gia. * Hướng dẫn chấm: + Bài làm đúng thể loại văn tự sự kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội; kể đầy đủ, rõ ràng và lôi cuốn, làm nổi rõ được chuyến đi hoặc hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia; không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; bố cục rõ ràng, mạch lạc: 2,0- 2,5 điểm. + Nội dung bài viết đủ ý, diễn đạt trôi chảy, bố cục bài làm rõ ràng. Biết cách viết một bài văn tự sự kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội; còn mắc một số lỗi diễn đạt, lỗi chính tả không nghiêm trọng.: 1,5 – 2,0 điểm. + Nội dung bài viết còn sơ sài, bố cục chưa thật sự rõ ràng, sai từ 7 đến 10 lỗi chính tả và một số lỗi diễn đạt: 0,5 điểm – 1,0 điểm.. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 * Hướng dẫn chấm: + Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, đôi chỗ có mắc vài lỗi nhưng không cơ bản: 0,5 điểm. + Diễn đạt nhiều chỗ còn lủng củng, mắc nhiều lỗi: 0,25 điểm. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sắc sảo, kể chuyện lôi cuốn. 0,5 * Hướng dẫn chấm: + Đảm bảo về mặt bố cục, lời văn sắc sảo, kể chuyện lôi cuốn: 0,5 điểm + Đảm bảo về mặt bố cục nhưng lời văn còn sơ sài, chưa lôi cuốn: 0,25 điểm. Kroong, ngày 18 tháng 10 năm 2024 Duyệt của BGH Duyệt của TCM GV ra đề Nguyễn Đức Hải Đặng Thị Hương Nguyễn Thụy Đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2