intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Tiên Phước" để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Hồng Phong, Tiên Phước

  1. UBND HUYỆN TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN: Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Thơ Đường luật Số câu 3 4 1 1 1 10 Tỉ lệ % 15 20 10 10 5 60 Viết Viết bài văn tự sự Số câu 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. ĐẶC TẢ ĐỀ Nội dung/ TT Đơn vị KT, Mức độ đánh giá KN 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các thể thơ: số tiếng trong câu, số câu, cách gieo vần, tạo nhịp, luật bằng trắc,... Thông hiểu: Thơ Đường - Xác định được tác dụng của biện pháp tu từ. luật - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên yếu tố hình thức nghệ thuật. - Hiểu/phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục. Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn nhận cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn kể về một chuyến đi tham quan của bản thân. Viết bài văn Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục tự sự văn bản) Vận dụng: Viết được một bài văn kể về một chuyến đi tham quan của bản thân; biết cách dẫn dắt sự việc theo một trình tự hợp lí; biết cách trình bày lời kể và lời thoại; có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt. III. ĐỀ KIỂM TRA:
  2. TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên: …………………………… MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 8 Lớp: …… Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu CHẠY GIẶC (Nguyễn Đình Chiểu) Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này? (Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn học, 1995) * Hãy trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 7) bằng cách khoanh tròn chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án đúng nhất: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát B. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú Câu 2. Bài thơ được gieo vần bằng ở tiếng cuối cùng trong những câu nào? A. Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 6, câu 8. C. Câu 1, câu 2, câu 4, câu 6, câu 8. B. Câu 2, câu 3, câu 4, câu 7, câu 8. D. Câu 2, câu 4, câu 6, câu 7, câu 8. Câu 3. Cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ là: A. Ngắt nhịp 3/4, 3/2/2 C. Ngắt nhịp 2/5, 3/2/2 B. Ngắt nhịp 4/3, 2/2/3 D. Ngắt nhịp 5/2, 2/3/2 Câu 4. Bài thơ được viết theo luật trắc. Căn cứ vào đâu để đưa ra nhận xét đó? A. Tiếng thứ hai của câu 1 C. Tiếng cuối của câu 5 B. Tiếng thứ tư của câu 2 D. Tiếng cuối của câu 7 Câu 5. Biện pháp đảo ngữ trong hai câu thơ sau có tác dụng gì ? Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. A. Thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của nhà thơ đối với con người và loài vật. B. Nhấn mạnh cảnh bom đạn kẻ thù huỷ hoại thiên nhiên và sự sống của muôn loài. C. Nhấn mạnh cảnh chạy giặc hỗn loạn, xơ xác, tang thương của lũ trẻ và bầy chim. D. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước cảnh chạy giặc. Câu 6. Chủ đề của bài thơ là: A. Cảnh vật thiên nhiên hoang tàn và nhân dân loạn lạc khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. B. Thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân, tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc của Nguyễn Đình Chiểu. C. Bộc lộ sự hoài niệm của nhà thơ về những điều tốt đẹp của đất nước khi giặc Pháp chưa xâm lược nước ta. D. Tâm trạng buồn, niềm sầu thương tê tái của con người trên đường chạy giặc đang nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
  3. Câu 7. Những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ là: A. Kết hợp các biện pháp tu từ đảo ngữ, so sánh, nhân hoá; sử dụng nhiều từ tượng thanh; lời thơ trang nhã; giọng thơ buồn man mác. B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh thơ, thành ngữ dân gian; giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha. C. Lời thơ trang trọng; sử dựng nhiều từ Hán Việt; giọng thơ man mác, hoài cổ; hình ảnh thơ mang vẻ đẹp cổ điển. D. Bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc; sử dụng hiệu quả từ láy, phép đối, đảo ngữ; hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm. * Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8. Em hiểu như thế nào hình ảnh “bàn cờ thế” trong hai câu thơ: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay. Câu 9. Qua bài thơ, em có nhận xét gì về tình cảm, tư tưởng của tác giả trước tình cảnh đất nước bị giặc xâm lược? Câu 10. Từ nội dung bài thơ, em hãy nêu giá trị (lợi ích) của cuộc sống hòa bình (viết dưới hình thức đoạn văn khoảng từ 5 đến 7 dòng). II. VIẾT (4,0 điểm) Hãy viết bài văn kể lại một chuyến tham quan đáng nhớ với em. BÀI LÀM ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….………
  4. ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………………………………………………………….………
  5. ……………………………………………………………………………………………………………………………………….……… IV. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I.ĐỌC ĐỌC HIỂU 6,0 HIỂU 1 D 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5 8 Hình ảnh “bàn cờ thế”: Hình ảnh ẩn dụ, chỉ thế cờ ở tình 1,0 huống cấp bách, nguy hiểm, dễ thất bại. Ở đây, chỉ cuộc sống con người đang trong tình thế khốn cùng, sống chết mong manh. 9 Tình cảm, tư tưởng của tác giả qua bài thơ: 1,0 - Cảm thông, đau xót trước hiện thực tang thương, đau khổ, mất mát của nhân dân khi đất nước bị xâm lược. - Lên án chiến tranh và sự thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau khổ của nhân dân. - Lòng yêu nước thương dân vô hạn. (HS chỉ cần trả lời được 02 ý, mỗi ý ghi 0,5 điểm) 10 - Yêu cầu: Đảm bảo hình thức đoạn văn 0,5 - Nêu được lợi ích/giá trị của cuộc sống hòa bình. II.VIẾT VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,5 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Kể lại một chuyến đi tham quan đáng nhớ với em c. Kể lại một chuyến đi tham quan đáng nhớ với em HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi. + Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,...) 2,5 + Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của địa điểm tham quan đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc,...) + Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. d. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, 0,5 diễn đạt; bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, giàu cảm xúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2