intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Tiên Phước

  1. UBND HUYỆN TIÊN PHƯỚC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2024-2025 Mức độ Tổng nhận Nội thức dung TT Kĩ Nhậ Thô Vận Vận /đơn năng n ng dụng dụng vị kĩ biết hiểu (Số cao năng (Số (Số câu) (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Thơ Đường luật Số 3 0 4 1 0 1 0 1 10 câu Tỉ lệ 1 15 0 20 10 0 10 0 5 60 % điểm Viết bài văn kể lại Viết một chuy 2 ến đi. Số 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu Tỉ lệ 10 10 10 10 40 % 25 40 20 15 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 65 35 100 -----------Hết—--
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I– NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơ Mức độ Vận TT Kĩ năng Nhận Thông Vận n vị kiến đánh giá dụng biết hiểu dụng thức cao 1. Đọc hiểu Thơ * Nhận Đường biết: luật - Nhận biết được 3TN 4TN + thể thơ. 1TL - Nhận biết được đặc điểm 1TL của thơ 1TL thất ngôn bát cú Đường luật. - Nhận biết được các biện pháp nghệ thuật. * Thông hiểu: - Hiểu được giá trị nội dung của văn bản. - Hiểu được được nghĩa của từ, cụm từ.
  3. - Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. - Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đảo ngữ. - Hiểu nghĩa của từ. * Vận dụng: - Từ nội dung văn bản trình bày được bài học về cách nghĩ nêu cách được cách ứng xử của bản thân. * Vận dụng cao: viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương. 2 Viết Viết bài Nhận 1TL* 1TL* 1TL* 1TL*
  4. văn kể biết: lại một - Xác chuyến định đi. đúng kiểu bài: tự sự (kể lại một chuyến đi tham quan hoặc dã ngoại) Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, lỗi chính tả, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết bài văn kể chuyện đảm bảo các yếu tố cơ bản: Giới thiệu lí do, mục đích của chuyến đi, kể lại diễn biến chuyến đi theo một trình
  5. tự (có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm), nêu cảm xúc của bản thân về chuyến đi. Sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong dùng từ, diễn đạt, chi tiết, lời kể chuyện, cảm xúc. Tổng 3TN 4 TN+ 1 1 TL 1TL* TL 1 TL 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 25 40 20 15 Tỉ lệ chung (%) 65% 35% -----------Hết----------
  6. UBND HUYỆN TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Ngữ văn– Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu: CHIỀU XUÂN Ở THÔN TRỪNG MẠI Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay Mặc manh áo ngắn giục trâu cày Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó Bà lão chiều còn xới đậu đây Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn Khoai trong đám cỏ đã xanh cây Điền viên nghĩ thật nguồn vui thú Dẫu chẳng “hành môn” đói cũng khuây. (Nguyễn Bảo) Chọn phương án trả lời đúng nhất và ghi vào giấy bài làm cho các câu hỏi từ 1 đến 7: Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát Câu 2. Hai câu thơ đầu của bài thơ gieo vần nào? A. Vần chân, vần liền B. Vần lưng, vần liền C.Vân chân, vần cách D. Vần lưng, vần cách Câu 3. Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay A. Nhân hoá B. Đảo ngữ C. So sánh D. Điệp ngữ Câu 4. Theo em, việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong câu thơ “Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay” có tác dụng gì? A. Gợi trạng thái mưa đầu xuân, mưa nhỏ lất phất nhẹ nhàng khắp không gian. B. Gợi bức tranh lao động đầu xuân tươi sáng, tràn đầy sức sống. C. Đầu xuân có mưa phùn khiến cây cối đâm chồi nảy lộc. D. Gợi bức tranh mùa xuân thôn dã thật bình dị, tạo sự hài hòa về ngữ âm cho lời thơ. Câu 5. Em hiểu thế nào là “thú điền viên”? A. Thú vui nơi thôn dã, ruộng vườn của các nho gia ngày xưa B. Thú vui nơi thôn dã, ruộng vườn, thường để chỉ những vị quan lui về ở ẩn. C. Thú vui ở ẩn của các vị quan sau khi thôi chốn quan trường.
  7. D. Thú vui ở ẩn của các vị vua sau khi nhường ngôi cho thế hệ sau. Câu 6. Theo em, đâu là nội dung chính của bài thơ? A. Thể hiện tình yêu với những vần thơ giản dị, chân chất của tác giả B. Thể hiện tình cảm tác giả dành cho cảnh vật bình dị chốn quê hương. C. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước; yêu cuộc sống, con người của tác giả. D. Thể hiện vẻ đẹp của bức tranh lao động bình dị trong một gia đình dân cày. Câu 7. Em hiểu từ “điền viên” có nghĩa là gì? A. Ruộng vườn B. Ruộng đồng C. Núi sông D. Đồi núi. Câu 8. Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm, cảm xúc tác giả gửi gắm trong bài thơ là gì? Câu 9. Bức tranh quê hương trong bài thơ trên được tác giả vẽ lên là bức tranh thôn dã bình dị. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? Câu 10. Từ nội dung của bài thơ, hãy viết đoạn văn từ 3 - 5 nói lên tình cảm của em dành cho quê hương. II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm về một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa..) khiến em nhớ mãi.
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 I: ĐỌC HIỂU (6 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C A B D B C A Điểm 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,5 5 5 5 5 5 5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - HS có nhiều cách để nêu cảm - HS nêu được một trong - Học sinh trả lời nhận về tình cảm, cảm xúc của tác hai ý sau : không đúng hoặc giả gửi gắm qua bài thơ. Song - Tình cảm yêu thương, gắn không trả lời. phải đảm bảo chuẩn mực đạo đức bó tha thiết với quê hương và đảm bảo các ý sau: của tác giả. - Tình cảm yêu thương, gắn bó tha - Tác giả hòa cùng nhịp sống thiết với quê hương của tác giả. của người quê để cảm nhận - Tác giả hòa cùng nhịp sống của sâu sắc hồn quê. người quê để cảm nhận sâu sắc hồn Hoặc nêu được 2 ý nhưng quê. chưa rõ ràng, đầy đủ. Câu 9: (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - HS đưa ra ý kiến và lý giải. - HS đưa ra ý kiến và lý giải - Học sinh trả lời - HS có nhiều cách lý giải. còn chung chung, chưa làm không đúng hoặc Song yêu cầu phải hợp lí, dựa rõ được nét thôn dã, bình dị không trả lời. vào nội dung bài thơ đảm bảo trong bức tranh quê ở bài chuẩn mực đạo đức. thơ. Gợi ý: - Đồng ý - Vì bức tranh vẽ gia đình nơi thôn quê ấy tuy vất vả với “manh áo ngắn”, “giục trâu cày” trong thời tiết “phân phất mưa phùn” nhưng người
  9. đọc thấy được sự gắn kết giữa những con người trong gia đình này. Cảnh sinh hoạt đầm ấm trong bối cảnh không gian làng quê yên bình (mía ngọn, khoai đã xanh...) Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh trả lời theo cách khác nhưng đảm bảo yêu cầu của đề bài và đảm bảo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.. Câu: 10 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0, 25 đ) Mức 3 (0đ) - Viết được đoạn văn đảm bảo - Viết được đoạn văn tương - Viết đoạn văn các yêu cầu về nội dung và hình đối đảm bảo các yêu cầu về không đúng các thức: nội dung và hình thức: yêu cầu về nội + Về hình thức: Đảm bảo yêu + Về hình thức: Đảm bảo yêu dung và hình cầu 3-5 câu. cầu 3-5 câu. thức hoặc không + Về nội dung: Nêu được + Về nội dung: Nêu được viết. những tình cảm của bản thân những tình cảm của bản thân dành cho quê hương. dành cho quê hương. Gợi ý Gợi ý - Dành nhiều tình cảm cho quê - Dành nhiều tình cảm cho quê hương vì đó là nơi có những hương vì đó là nơi có những người ta thương yêu, là chôn người ta thương yêu, là chôn rau cắt rốn của ta. rau cắt rốn của ta. - Dù đi đâu xa cũng nhớ về nơi - Dù đi đâu xa cũng nhớ về ấy, nhớ những khung cảnh thiên nơi ấy, nhớ những khung cảnh nhiên, nhớ những món ăn dân thiên nhiên, nhớ những món dã, nhớ những kỉ niệm đẹp tuổi ăn dân dã, nhớ những kỉ niệm thơ,… đẹp tuổi thơ,… Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với bài viết thực tế của học sinh, dựa vào mức đạt được của đoạn văn mà giáo viên cho điểm cho phù hợp. II: VIẾT (4 điểm) II LÀM VĂN 4,0
  10. Viết một bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em ấn tượng sâu sắc. a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự 0,5 Mở bài nêu được nêu tên một chuyến đi có ý nghĩa mà em đã tham gia; thân bài kể lại được chi tiết về một chuyến đi hay theo một trình tự thống nhất; kết bài nêu được ý nghĩa hoặc bài học thu được sau khi tham gia chuyến đi. b. Xác định đúng sự việc cần kể: một chuyến đi em đã tham 0,5 gia Viết bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em ấn tượng sâu sắc. c. Triển khai nội dung bài viết thành các đoạn văn 2,0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn tự sự kể lại một chuyến đi có ý nghĩa: * Mở bài: Giới thiệu về một chuyến đi để lại trong em ấn tượng sâu sắc * Thân bài: Lần lượt kể lại chuyến đi theo trình tự nhất định: - Nêu mục đích của chuyến đi, lí do em tham gia chuyến đi đó. - Kể về hình thức tổ chức hoạt động của chuyến đi (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…). - Kể về quá trình tiến hành chuyến đi (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc). - Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi, nêu cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến đi (về vật chất và về tinh thần) Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia chuyến đi
  11. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện nhìn nhận, cảm xúc tích cực về chuyến đi được kể, có cách diễn đạt mới mẻ. Duyệt của chuyên môn Tổ trường Nhóm trưởng Người ra đề PHT Võ Đình Thương Huỳnh Văn Long Đỗ Lê Trâm Anh Đỗ Lê Trâm Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2