Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Thăng Bình
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Thăng Bình” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Thăng Bình
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I –NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT văn biết: Nội thuyết Học sinh dung/ Mức độ minh (có nhận biết TT Kĩ năng Đơn vị đánh giá sử dụng được kiểu kiến thức yếu tố bài làm 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận miêu tả, văn nhật dụng biết: biện pháp thuyết - Nhận nghệ minh có biết được thuật) kết hợp phương miêu tả thức biểu và biện đạt, nghĩa pháp gốc và nghệ nghĩa thuật. chuyển Thông của từ, hiểu: nguồn Học sinh gốc của biết cách từ mượn. làm bài - Nhận ra văn tự sự lời dẫn có bố cục trực tiếp hoàn và gián chỉnh. tiếp. Vận Thông dụng: hiểu: Biết dùng - Hiểu và từ, đặt trình bày câu, liên được nội kết câu dung của và liên đoạn kết đoạn. trích. Vận Vận dụng dụng: cao: - Trình Viết bày được được bài cách văn nghĩ, thuyết cách ứng minh và xử của cá biết vận nhân gợi dụng một ra từ văn cách sáng bản. tạo các 2 Viết Viết bài Nhận yếu tố
- miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho bài văn trở nên sinh động. Tổng 4 TL 1 TL Tỉ lệ % 40 30 Tỉ lệ chung
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN NGỮ VĂN 9 TT Kỹ Nội Mức độ Tổng năng dung/đ nhận ơn vị thức kiến thức Nhận Thông Vận V. dụng biết hiểu dụng cao (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) 1 Đọc Văn bản 0 hiểu nhật 4 1 1 5 dụng Tỉ lệ điểm 30 10 10 50 2 Viết Thuyết minh về 1* 1* 1* 1 1 đồ vật. Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 40 30 20 10 100
- PHÒNG GD&ĐT THĂNG BÌNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ Văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC, HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Người lãnh đạo tránh tiếp khách dịp sinh nhật Trong một chuyến về miền Trung, tôi có may mắn đi cùng với cánh nhà báo có nhiều năm theo dõi mảng chính trị xã hội. Lần đó, nhà báo Thu Hồng kể cho chúng tôi nghe khá nhiều về những đức tính rất đặc biệt và đáng kính nể của Tổng bí thư. Chị Thu Hồng biết khá kỹ nhiều mẩu chuyện thú vị về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo rất mực giản dị, tinh tế, sâu sắc. Chị từng làm phóng viên chuyên trách của Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội (HTV) rồi làm lãnh đạo Ban Thời sự của HTV, sau đó chuyển sang Kênh Truyền hình báo Nhân Dân. Ngót 20 năm chị được phân công trong ê kíp tháp tùng ông Nguyễn Phú Trọng, từ khi ông còn ở cương vị Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội và suốt gần 2 nhiệm kỳ ông làm Tổng bí thư. Chị Thu Hồng kể ngày sinh nhật, Tổng bí thư thường đi công tác các tỉnh, rất ít khi ông ở nhà. Những lần ở Hà Nội, ông dành sự ưu tiên cho nhóm báo chí. Có lần, ông hẹn tiếp đón các phóng viên lúc 20h30. Sở dĩ vào giờ đó bởi ông có thói quen làm việc rất khuya. Sau khi ăn tối, ông coi tin tức truyền hình một chút, nghỉ ngơi 15 phút rồi ngồi làm việc tiếp. Bao giờ ông cũng tiếp cánh nhà báo với lạc rang, rượu Đông Hội cùng táo ta mang từ quê… Có lần chị Thu Hồng hỏi: "Sao anh không mở rộng cửa đón mọi người đến chúc mừng sinh nhật?". Tổng bí thư trả lời: "Mình không có thói quen tổ chức sinh nhật. Bây giờ còn đang làm việc, sẽ có nhiều người đến chúc mừng. Khi không làm nữa, chẳng có ai đến, lại suy nghĩ. Cứ thế này cho bình thường"… Hoá ra việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không đón khách đến mừng sinh nhật mình là như vậy. Cách nghĩ của mỗi cá nhân trong đời sống thì luôn luôn phong phú và đa dạng. Song, có thể nhận xét một điều, nó cũng được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống ngày hôm nay: việc ông chủ động lường trước cả những chuyện tế nhị ở đời như thế này là rất ý tứ… (Quốc Phong, nhà báo, sống tại Hà Nội 14/04/2022) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5đ) Câu 2: Từ “nhà” trong nhà báo, nhà lãnh đạo là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0.5đ) Câu 3: Xác định nguồn gốc của các từ mượn sau: ê kíp, tháp tùng, cương vị, tế nhị. (1.0đ) Câu 4: Tìm câu văn chứa lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong đoạn trích? (1.0đ) Câu 5: Đọc đoạn trích, em nhận ra nét đẹp nào của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng? (1.0đ)
- Câu 6: Theo em, trong cuộc sống có cần phải “chủ động lường trước cả những chuyện tế nhị” trong giao tiếp không? Vì sao? (1.0đ) II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) Thuyết minh về chiếc điện thoại thông minh. HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự. (0.5đ) Câu 2: Từ “nhà” trong nhà báo, nhà lãnh đạo là nghĩa chuyển. (0.5đ) Câu 3: Nguồn gốc của các từ mượn: - ê kíp: tiếng Anh (0.5đ) - tháp tùng, cương vị, tế nhị: tiếng Hán (0.5đ) Câu 4: Câu văn chứa lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong đoạn trích: - Gián tiếp: Chị Thu Hồng kể ngày sinh nhật, Tổng bí thư thường đi công tác các tỉnh, rất ít khi ông ở nhà. (0.5đ) - Trực tiếp: chỉ được 1 hoặc cả 2 câu được bỏ trong dấu ngoặc kép. (0.5đ) + "Sao anh không mở rộng cửa đón mọi người đến chúc mừng sinh nhật?". +"Mình không có thói quen tổ chức sinh nhật. Bây giờ còn đang làm việc, sẽ có nhiều người đến chúc mừng. Khi không làm nữa, chẳng có ai đến, lại suy nghĩ. Cứ thế này cho bình thường" Câu 5: Đọc đoạn trích, em nhận ra nét đẹp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là: giản dị, tinh tế mà sâu sắc. (1.0đ) Câu 6: Trong cuộc sống có cần phải “chủ động lường trước cả những chuyện tế nhị” trong giao tiếp không? Vì sao? (1.0đ) Mức 1 (1 đ): - Học sinh có thể nêu được các cách ứng xử khác nhau, song cần phù hợp với nội dung đoạn trích, đảm bảo chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Gợi ý: + Nên chủ động lường trước những chuyện tế nhị trong giao tiếp để tránh những bất ngờ, cư xử không đúng mực; để luôn lịch sự, tôn trọng; + Không nhất thiết lúc nào cũng phải lường trước mọi việc vì như vậy quá vất vả, cuộc sống luôn chứa đầy những bất ngờ, những va chạm mà mình không biết trước được;
- Mức 2 (0,5 đ): HS nêu được cách ứng xử phù hợp nhưng chưa sâu sắc, toàn diện, diễn đạt chưa thật rõ. Mức 3 (0đ): Trả lời sai hoặc không trả lời. Phần II: VIẾT (5 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc của bài thuyết minh 0,5 - Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc điện thoại thông minh. - Thân bài: Thuyết minh đặc điểm,vai trò của chiếc điện thoại thông minh. - Kết bài: Đánh giá tổng kết về vai trò của điện thoại thông minh . b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 Thuyết minh về chiếc điện thoại thông minh. c. Thuyết minh về chiếc điện thoại thông minh: HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu: Mở bài: 0.5 -Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển dẫn đến việc rất nhiều các phương tiện kỹ thuật hiện đại ra đời nhằm phục vụ cuộc sống của con người. - Điện thoại thông minh là một trong số đó, nó là một thiết bị không thể thiếu đối với chúng ta hiện nay. Thân bài: -Điện thoại thông minh thường có hình chữ nhật, to khoảng tầm một bàn tay -Có nhiều loại điện thoại thông minh: cảm ứng, bàn phím. Và được rất nhiều 2.0 hãng sản xuất như: apple, oppo, samsung, xiaomi -Đa số điện thoại thông minh có mặt trước là kính, mặt sau là nhựa -Phần bên trong chứa pin, sim,…. -Điện thoại thông minh gồm có màn hình, loa, ổ cắm sạc, ổ cắm tai nghe, camera - Điện thoại thông minh có rất nhiều chức năng khác nhau như: nghe nhạc, xem video, chụp ảnh, tìm kiếm thông tin -Ngày nay Điện thoại thông minh là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Nó giúp con người ta biết được thông tin ở khắp nơi trên thế giới mà không phải đi đâu xa Kết bài: - Điện thoại thông minh là một phát minh vĩ đại của nhân loại, nó có tác dụng rất lớn trong cuộc sống của con người. 0.5 d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5 Có sáng tạo trong cách thuyết minh và diễn đạt.
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 NĂM HỌC: 2022-2023 Mức độ TT nhận thức Nội dung/ Vận Kĩ Nhận Thôn Vận đơn vị dụng năng biết g hiểu dụng kiến cao thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc Thơ hiểu (năm chữ) 4 0 4 0 0 2 0 60 2 Viết - Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ
- “Đưa con đi học” của nhà thơ Tế Hanh. Tổng 10 25 10 0 25 0 10 20 100 Tỉ lệ 35% 25% 10% % 30% Tỉ lệ chung 35% 65%
- BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơ Mức độ Vận TT Kĩ năng Nhận Thônghiể Vận n vị kiến đánh giá dụng biết u Dụng thức cao 1 Đọc Thơ (năm Nhận 4 TN 4 TN 2TL hiểu chữ) biết: - Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, vần, các biện pháp tu từ trong bài thơ - Nhận biệt được những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu và xác định được phó từ. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể
- hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ. - Giải thích được nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. 2. Nhận 1* 1* 1* 1 TL* - Viết biết: đoạn văn - Cách ghi lại viết một
- cảm xúc đoạn văn của em có đầy đủ sau khi 3 phần: đọc bài Mở đoạn, thơ “Đưa Thân con đi đoạn, Kết học” của đoạn. nhà thơ Thông LÀM Tế Hanh. hiểu: VĂN Triển khai đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Mở đoạn: Giới thiệu được tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. - Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Kết đoạn: Khái quát được cảm xúc về bài thơ. Vận dụng: - Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em
- sau khi đọc bài thơ “Đưa con đi học” của nhà thơ Tế Hanh. Vận dụng cao: Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân sau khi đọc bài thơ năm chữ. Tổng 4 TN, 4TN, 2 TL, 1* TL 1*TL 1*TL 1*TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
- Trường THCS Quang Trung KIỂM TRA GIỮA KỲ I Họ và tên :……………………………… MÔN: NGỮ VĂN 7 LỚP: 7/………. Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: ĐƯA CON ĐI HỌC Tế Hanh Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước Thu 1964 (In trong Khúc ca mới, NXB Văn học) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do C. Năm chữ
- B. Lục bát D. Bốn chữ Câu 2. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần lưng C. Gieo vần chân B. Gieo vần linh hoạt D. Vần lưng kết hợp vần chân Câu 3. Hãy cho biết hai dòng thơ sau có sử dụng biện pháp tu từ nào? “Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước” A. So sánh C. Nhân hóa B. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 4. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào? A. Nắng mùa thu C. Hương lúa mùa thu B. Gió mùa thu D. Sương đọng cỏ bên đường Câu 5. Dòng thơ nào sau đây có chứa phó từ ? A. Lúa đang thì ngậm sữa C. Con nhìn quanh bỡ ngỡ B. Xanh mướt cao ngập đầu D. Sao chẳng thấy trường đâu? Câu 6. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”? A. Có cảm giác sợ sệt trước những điều C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc mới lạ B. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một còn mới lạ chưa quen vấn đề gì đó Câu 7. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là gì? A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn người B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được gợi cảm nói đến trong câu thơ Câu 8. Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì? A. Thể hiện niềm vui được đưa con C. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con đến trường của người cha B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với nước người cha Trả lời câu hỏi: Câu 9. Theo em, người cha muốn nói với con điều gì qua hai câu thơ sau? Con ơi đi với cha Trường của con phía trước.
- Câu 10. Qua bài thơ trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của người làm con đối với cha mẹ? II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật), thầy Đuy-Sen … Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng. Từ ấn tượng về các nhân vật ấy hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật em yêu thích. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 C 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 C 1,0 9 Gợi ý: 0,5 - Bước đi của con luôn có cha đồng hành, con hãy an tâm, cha sẽ đưa con đến những nơi tốt đẹp. 10 Gợi ý: 1,0 - Nêu ra những công lao to lớn mà cha mẹ đã làm cho chúng ta: sinh thành,
- nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc,… - Từ những công lao trên, nêu ra những hành động mà mỗi người con cần làm cho cha mẹ: hiếu thảo, phụng dưỡng, giúp đỡ mọi việc,… Lưu ý: Tôn trọng ý kiến riêng của học sinh II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần MB, TB, KB. 0.25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0.25 Nghị luận về nhân vật văn học yêu thích. c. Phân tích đặc điểm nhân vật văn học yêu thích 3.0 Học sinh có thể chọn một nhân vật văn học mình yêu thích nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật phân tích. - Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. * Thân bài: - Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ các đặc điểm của nhân vật dựa trên các chi tiết trong tác phẩm. + Lai lịch: nhân vật đó xuất hiện như thế nào? + Ngoại hình + Hành động và việc làm của nhân vật. + Ngôn ngữ của nhân vật. + Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. + Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác. => Nhận xét, đánh giá về nhân vật (suy nghĩ, cảm xúc,…về các đặc điểm của nhân vật đã phân tích) - Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. - Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. * Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật - Nêu đánh giá khái quát về nhân vật - Nêu cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật, ý nghĩa của nhân vật với đời sống. Rút ra bài học, liên hệ. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. d e. Sáng tạo 0,25 Có những liên hệ hợp lí; bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.
- Phòng GD-ĐT Thăng Bình Đề Kiểm tra Giữa học kì 1 Trường THCS Quang Trung Năm học 2022-2023 Đề thi môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC – HIỂU: (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. (Ngữ văn 8, tập một) Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm) Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ các bộ phận của cơ thể con người có trong đoạn văn trên? (1,0 điểm) Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm) Câu 5: Trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử qua đoạn trích? (1,0 điểm) II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
- Đáp án và Hướng dẫn chấm Kiểm tra Giữa học kì 1 Năm học 2022-2023 Đề thi môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC - HIỂU: (5,0 điểm) Câu 1 : - Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu). - Tác giả: Nguyên Hồng. Câu 2 : - Nội dung chính: Cảm giác sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại mẹ. Câu 3 : - Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người”: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng Câu 4 : - Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sư + miêu tả + biểu cảm. - Tác dụng: Góp phần làm cho đoạn văn kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc. Câu 5: -Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất không gì sánh được . Mặc dầu bà cô cố tình nói xấu mẹ Hồng nhưng không đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ em bị những rắp tâm tanh bẩn ấy xâm phạm đến. Nên khi gặp lại mẹ Hồng sung sướng vô cùng và vẫn giữ vững tình yêu dành cho mẹ em II. TẬP LÀM VĂN: (5,0 điểm) 1. Mở bài : (1,0 điểm) Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng. 2. Thân bài: (3,0) - Hoàn cảnh xảy ra sự việc. - Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định. Có sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, đỉnh điểm, kết thúc. (Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm) - Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em. - Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt. 3. Kết bài: (1,0 điểm) - Cảm nhận chung về việc làm của bản thân. - Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn
- PHÒNG GD - ĐT THĂNG BÌNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Trường THCS Quang Trung Môn: Ngữ văn 8 ============= Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh ở bộ môn Ngữ văn, nửa đầu học kỳ I, năm học 2020 – 2021. II. TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1. Kiến thức: Nội dung kiến thức ở ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học. 2. Kĩ năng: HS biết trình bày nội dung, ý nghĩa, lí giải, liên hệ một số chi tiết; biết tạo lập văn bản theo yêu cầu; câu văn ít sai chính tả. 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài, bày tỏ được tình cảm của mình trong khi làm bài. III. CHUẨN BỊ: - GV: Tài liệu tham khảo, đề bài, đáp án, photo đề. - HS: Soạn bài ở nhà và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. - Hình thức kiểm tra: Tự luận. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 2. Bài cũ: Không. 3. Bài mới: GTB V. MA TRẬN ĐỀ : Mức độ Vận Vận Nhận biết Thông hiểu dụng dụng Cộng NLĐG thấp cao I. Đọc- hiểu -Nêu tác - Hiểu được - Trình Ngữ liệu: Văn bản giả, tác nội dung, ý bày suy trong chương trình. phẩm nghĩa của nghĩ Tiêu chí lựa chọn phương đoạn văn của bản ngữ liệu: thức biểu Tìm các từ thân về Một văn bản dài đạt thuộc trường tình dưới 150 chữ tương từ vựng chỉ mẫu tử đương với một đoạn bộ phận cơ trong văn bản được học thể người đoạn chính thức trong trong đoạn trích chương trình. trích Số câu 2 2 1 5 Số điểm 2 2 1,0 5 Tỉ lệ % 20% 20% 10% 50% II. Tạo lập văn bản Viết Viết bài văn theo yêu một bài cầu văn theo yêu cầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 214 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 277 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 191 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 210 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 237 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 180 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 27 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 38 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 170 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn