Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình
lượt xem 2
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Thăng Bình
- PHÒNG GDĐT THĂNG BÌNH MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số cao Lĩnh vực nội dung I. Đọc - Tên văn bản, tác giả. - Hiểu được tác Trình bày hiểu Tiêu dụng của biện quan điểm, - Phương thức biểu đạt. chí lựa pháp tu từ, nghệ suy nghĩ về chọn ngữ - Các BPTT từ vựng, thuật sử dụng một vấn đề liệu: Đoạn nghệ thuật. trong đoạn trích. đặt ra trong văn bản đoạn trích. - Hiểu nội dung của đoạn trích - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50%
- Viết bài văn thuyết minh II. Tạo lập - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số 3 1 1 1 6 câu 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Số điểm 30% 10% 10% 50% 100% Tỉ lệ
- PHÒNG GDĐT THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 NĂM HỌC:2023-2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ A I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm ) Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi : “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.” (Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9-Tập I, NXB Giáo dục) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả? Câu 2 (1.0 điểm): Gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ thể hiện qua cụm từ “Buồn trông”? Câu 3 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 4 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 5 (1.0 điểm): Qua đoạn thơ em hiểu gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm) .Thuyết minh về cây chuối ở làng quê Việt Nam ............ Hết ...............
- HƯỚNG DẪN CHẤM . Đáp án và thang điểm Phần NỘI DUNG CẦN ĐẠT Điểm I. ĐỌC -HIỂU 5.0 Câu 1. HS nêu đúng tên tác phẩm, tên tác giả 1.0 - Tên tác phẩm: Truyện Kiều 0,5 - Tên tác giả: Nguyễn Du 0,5 Câu 2. + phép điệp ngữ 0,5 + Tác dụng: 0,5 -Mở ra bốn cảnh, diễn tả các sắc thái của nỗi buồn trong lòng Kiều -Tạo âm hưởng trầm buồn như một điệp khúc của tâm trạng -Tạo sự nhịp nhàng cho đoạn thơ Câu 3. HS nêu đúng phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Phương thức: Biểu cảm 0,5 Câu 4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, lo lắng cho thân phận 1.0 của mình trước khung cảnh thiên nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Học sinh có thể viết thành đoạn văn theo các gợi ý sau: Câu 5. -Họ luôn khát khao hạnh phúc và công bằng xã hội. 0.5 - Họ không thể làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống, họ sống lênh đênh trôi dạt không định hướng được 0.5 tương lai của mình II. TẠP LẬP Thuyết minh về cây chuối ở làng quê Việt Nam. 5.0 VĂN BẢN 1. Yêu cầu chung - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn thuyết minh hoàn chỉnh; đặc biệt có chú ý sử dụng biện pháp nghệ thuật
- và đan xen yếu tố miêu tả - Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh để trình bày đầy đủ đặc điểm tiêu biểu về con trâu trong cuộc sống ở làng quê Việt Nam - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt,... 2. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo các phần của bài văn thuyết minh: Trình bày 0.25 đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng miêu tả: cây chuối trong cuộc 0.25 sống ở làng quê Việt Nam c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 0.5 * Mở bài: -Giới thiệu cây chuối: - Loài cây quen thuộc, gắn liền với đời sống con người Việt Nam - Xuất hiện khắp làng mạc đồng quê, từ miền ngược đến miền xuôi * Thân bài: 1.0 1-Thuyết minh về nguồn gốc xuất xứ, chủng loại: + Cây chuối có nguồn gốc từ lâu đời trên đất nước Việt Nam.... + Chủng loại: Họ hàng nhà chuối rất đông: chuối lùn , chuối mốc, chuối cau, chuối tiêu, chuối sứ, chuối nai, chuối trứng 1.0 cuốc.... 2-Thuyết minh về đặc điểm sinh trưởng và hình dáng cấu tạo : + “ Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bờ ao...” Chuối phát triển rất nhanh. .... + Hình dáng cấu 1.0 tạo: Chuối có thân mền vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng....; lá chuối xòe từng tán rộng.... (miểu tả màu lá qua từng thời kì); hình dáng bắp chuối, buồng chuối.... 3-Thuyết minh về cây chuối trong đời sống vật chất và tinh 0.5 thần của người dân Việt Nam.: - Cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa quả! + Thân chuối.... + Lá chuối.... + Bắp/hoa chuối....( Thuyết minh một số món ăn chế biến từ hoa chuối) + Quả chuối.. (Thuyết minh một số món ăn chế biến từ quả chuối; Quả chuối trong việc thờ cúng...) * Kết bài -Nhận xét đánh giá về vai trò, vị trí cây chuối trong đời sống, ý nghĩa của nó đối với tình cảm của người nông dân nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung
- d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện những cảm nghĩ sâu sắc . 0.25 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 ……………..Hết…………… PHÒNG GDĐT THĂNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 NĂM HỌC: 2023-2024 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ B I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi : “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm” (Trích sách giáo khoa Ngữ văn 9-Tập I, NXB Giáo dục) Câu 1: Cho biết tên tác phẩm, tên tác giả của đoạn trích? (1điểm) Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (1điểm) Câu 3: Xác đinh điển cố, điển tích có trong câu sau và nêu tác dụng? “Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Câu 4: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kièu qua đoạn trích trên? (1điểm) Câu 5: Nêu ngắn gọn quan niệm của em về chữ hiếu đối với cha mẹ? (1 điểm) II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm) Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam. ............ Hết ...............
- HƯỚNG DẪN CHẤM . Đáp án và thang điểm MÃ ĐỀ B Phần NỘI DUNG CẦN ĐẠT Điểm I. ĐỌC -HIỂU 5.0 Câu 1. HS nêu đúng tên tác phẩm, tên tác giả 1.0 - Tên tác phẩm: Truyện Kiều 0,5 - Tên tác giả: Nguyễn Du 0,5 Câu 2. HS nêu đúng phương thức biểu đạt chính của đoạn trích 1.0 Phương thức: Biểu cảm Câu 3. Xác định đúng :Sân lai,gốc tử 0,5 Tác dụng: Thể hiện được sự lo lắng của Thúy Kiều với cha 0,5 mẹ của mình. Câu 4. Học sinh nêu được vẻ đẹp và tình cảm của Kiều 1.0 + Kiểu là người con hiếu thảo, người tình chung thuỷ, một con người vị tha. Trong cảnh ngộ này, Kiều mới là người
- đáng thương, đáng lo nhất, vậy mà nàng đã quên bản thân mình mà lo nghĩ cho người yêu và cha mẹ. Học sinh nêu được quan niệm của bản thân về chữ hiếu Câu 5. đối với cha mẹ: Hiếu là bổn phận làm con mà cũng là đạo làm người. Hiếu thảo thể hiện qua hai phương diện vật chất và tinh thần. 0,5 + Về phương diện vật chất, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà nuôi dưỡng, chăm lo săn sóc cho cha mẹ: cơm nước, áo quần, thuốc men… +Về phương diện tinh thần, luôn tỏ lòng kính yêu cha mẹ, sống tốt, biết lo cho bản thân và gia đình, trở thành người 0,5 hữu ích cho xã hội để cha mẹ yên tâm và tự hào, không làm cho cha mẹ buồn lòng, tủi hổ vì những việc sai trái, tội lỗi. * Thầy cô linh hoạt trong việc đánh giá, cho điểm, lưu ý đối với những ý tưởng sáng tạo phù hợp với nội dung đoạn trích của học sinh. Việc này cần có sự thống nhất trong tổ chấm. II. TẠP LẬP Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam. 5.0 VĂN BẢN 1. Yêu cầu chung - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn thuyết minh hoàn chỉnh; đặc biệt có chú ý sử dụng biện pháp nghệ thuật và đan xen yếu tố miêu tả - Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh để trình bày đầy đủ đặc điểm tiêu biểu về con trâu trong cuộc sống ở làng quê Việt Nam - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt,... 2. Yêu cầu cụ thể a) Đảm bảo các phần của bài văn thuyết minh: Trình bày 0.25 đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng miêu tả: con trâu trong cuộc 0.25 sống ở làng quê Việt Nam c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 0.5 * Mở bài:
- - Giới thiệu con trâu trong đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn Việt Nam 1.0 * Thân bài: 1/ - Nguồn gốc và đặc điểm của trâu Việt Nam. 1.0 2/ Con trâu trong nghề làm ruộng: -Con trâu cho sức kéo để cày, kéo xe, trục lúa… 1.0 - Con trâu là nguồn cung cấp thực phẩm và đồ mĩ nghệ (thịt, da, sừng...) - Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam. 3/ Con trâu trong đời sống tình cảm của người Việt Nam 0.5 (nông dân VN) - Con trâu trong lễ hội, đình đám (lịch sử, lễ hội, đám đình...) - Con trâu với tuổi thơ * Kết bài Liên hệ về phẩm chất, tương lai của con trâu: -Sự cần cù, nhẫn nại, đức hi sinh... -Tương lai của con trâu d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện những cảm nghĩ sâu sắc về con trâu trong làng quê . 0.25 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn