intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số cao Lĩnh vực nội dung I. Đọc hiểu - Phương Trình bày Tiêu chí lựa thức biểu đạt. - Hiểu nội dung quan điểm, suy chọn ngữ liệu: - Giải nghĩa của đoạn trích nghĩ về một Đoạn văn bản của từ ngữ. vấn đề đặt ra ngoài SGK - Cách dẫn trong đoạn trực tiếp và trích. cách dẫn gián tiếp. - Các phương châm hội thoại - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% II. Tạo lập Viết bài văn tự sự. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50%
  2. Tổng số câu 4 1 1 1 7 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100% BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ MÔ TẢ - Biết được phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn Văn học trích. Nhận - Xác định được chi tiết, nhân vật trong của văn bản/ đoạn biết: Đọc hiểu văn trích. bản - Chỉ ra thông tin trong đoạn trích. (Ngữ liệu: ngoài - Hiểu được nội dung/ ý nghĩa của câu văn/ đoạn trích. sách giáo khoa Thông - Hiểu được tác dụng của nghệ thuật được sử dụng trong câu văn/ đoạn trích. Ngữ văn 9, độ hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết tiêu biểu trong câu văn/ đoạn dài không quá văn. hai trăm chữ) Vận - Rút ra thông điệp/ bài học cho bản thân từ nội dung đoạn văn dụng: -Vận dụng vào đời sống với thái độ, hành động đúng. Tiếng Việt - Nhận biết các phương châm hội thoại. - Các phương Nhận biết: - Nhận biết và nêu được dấu hiệu cách dẫn trực tiếp, cách dẫn châm hội thoại gián tiếp từ ngữ/ nghĩa của từ ngữ. - Cách dẫn trực Thông - Hiểu nghĩa từ ngữ được sử dụng trong đoạn văn. tiếp và cách dẫn hiểu gián tiếp. - Nghĩa của từ Vận - Vận dụng vốn từ ngữ để viết đoạn văn lý giải các ý kiến ngữ. dụng: đồng tình hay không đồng tình… Nhận - Xác định được kiểu bài tự sự; bố cục 3 phần. biết: Thông - Câu chuyện kể theo trình tự hợp lí. hiểu: - Biết chọn lọc các sự việc quan trọng để kể. Tập làm văn - Biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp để bài viết Viết bài văn tự mang tính thuyết phục. sự Vận - Vận dụng các yếu tố nghệ thuật: miêu tả, miêu tả nội tâm, dụng: biểu cảm khi làm văn tự sự; kĩ năng viết đoạn văn trong các phần, bài văn tự sự với các thao tác sử dụng các nghệ thuật… - Có sáng tạo trong diễn đạt, văn viết có cảm xúc. - Đoạn văn rõ ràng, bài văn logic và hấp dẫn.
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra có 01 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: CÂY TÙNG VÀ HOA HỒNG Cây tùng và hoa hồng là hàng xóm của nhau, tuy nhiên mối quan hệ của họ không được tốt cho lắm. Cây tùng nói với hoa hồng: “Trông cậu mới yểu điệu làm sao, hễ gió thổi qua lá đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối!” Hoa hồng không chịu thua kém, trừng mắt nói: “Cậu nhìn lại thân mình mà xem, sần sùi thô ráp, thật là xấu xí!” Ngoài những lời chê bai chỉ trích, bình thường chúng chẳng bao giờ nói chuyện với nhau. Một hôm, ông hổ đi qua nghe thấy cây tùng và hoa hồng đang to tiếng tranh cãi, bèn nói: “Tại sao hai cháu chỉ biết nhìn vào điểm xấu mà không chịu công nhận điểm tốt của nhau? Tùng mạnh mẽ cương nghị, không sợ giá rét, là tấm gương tốt cho chúng ta học tập. Hoa hồng tỏa hương thơm ngát, làm đẹp cho đời, mang đến niềm vui cho mọi người. Các cháu phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ và trở thành bạn tốt của nhau.” Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu cùng sống vui vẻ và hòa thuận. (1001 truyện mẹ kể con nghe – Mùa xuân, Tuệ Văn dịch, NXB Mỹ thuật, 2011, tr. 45-46) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Nghĩa của từ “hòa thuận” là gì? Câu 3. (1.0 điểm) Lời dẫn “Trông cậu mới yểu điệu làm sao, hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối!” là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết. Câu 4. (1.0 điểm) Thái độ, lời nói của cây tùng và hoa hồng đã liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu 5. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 6. (1.0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến của ông hổ: “phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ” không? Vì sao? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm)
  4. Tuổi học trò có biết bao kỉ niệm về mái trường, thầy cô, bạn bè… Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp, có ý nghĩa sâu sắc về tình bạn. (Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố nghệ thuật: miêu tả, biểu cảm; đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...) ------------------ Học sinh không được sử dụng tài liệu ----------------------- UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý. Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câ Nội dung cần đạt Biểu u điểm 1 - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với nghị luận 0.5 (Nếu HS trả lời Tự sự vẫn cho điểm trọn) 2 - Nghĩa của từ “hòa thuận” là êm ấm, không xích mích, mâu thuẫn giữa các 0.5 thành viên trong gia đình, tập thể… 3 - Lời dẫn trực tiếp/ Cách dẫn trực tiếp/ Trực tiếp. 0.5 - Dấu hiệu nhận biết: Được đặt trong dấu ngoặc kép. 0.5 4 - Phương châm lịch sự/ Lịch sự. 0.5 - Vì: Cây tùng và hoa hồng khi giao tiếp chưa tế nhị và tôn trọng lẫn nhau… 0.5 5 - Học sinh có thể viết thành đoạn văn hoặc dùng các dấu hiệu để trình bày theo các gợi ý sau: - Đoạn trích cho thấy khi chúng ta đánh giá ai đó thì phải nhìn một cách toàn 1.0 diện đừng nhìn một cách phiến diện. - Đoạn trích cho ta thấy mỗi sự vật đều có đặc điểm riêng không giống nhau, nên ta phải biết cách nhìn nhận mà đánh giá đừng làm tổn thương cho nhau. …….. 6 * HS có thể có nhiều cách trả lời khác nhau, ghi điểm theo 3 mức độ: - Bày tỏ quan điểm cá nhân: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần. - Lí giải: trình bày ý kiến cá nhân hợp lí, thuyết phục. + Hướng dẫn chấm: -Thí sinh đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần: 0.25 điểm. 1.0
  5. - Gợi ý: Em đồng tình với ý kiến của ông hổ vì: - Mỗi chúng ta sinh ra đều là những cá thể mang màu sắc riêng, không hoàn hảo. Vì vậy, mỗi người cần không ngừng học tập và rèn luyện bản thân để trở thành một phiên bản tốt nhất… - Trên đường đời, ai cũng có thể là thầy ta, biết đón nhận và học hỏi ưu điểm của người khác chính là cách nhanh nhất để hoàn thiện và phát triển… * Không đồng tình với ý kiến ông hổ vì: Cá nhân là một thực thể chỉ có một trên đời, phải sống là chính mình chứ không phải là đi học hỏi, sao chép của người khác… * Đồng tình một phần: Bên cạnh việc học hỏi những ưu điểm của người khác để bản thân trở nên tốt đẹp hơn ta cũng cần phải chú ý giữa gìn bản sắc, cá tính riêng của bản thân. Bởi khi mất đi bản sắc, cái riêng của mình bạn sẽ trở thành bản sao của người khác chứ không còn được là chính mình nữa… * Thang điểm ghi cho HS lí giải theo các mức sau: - Mức 1: HS trả lời và có cách giải thích hợp lí, thuyết phục; diễn đạt gọn, rõ. (0.75 điểm) - Mức 2: HS trả lời và có cách giải thích tương đối hợp lí, nhưng diễn đạt chưa rõ ràng. (0.5 điểm) - Mức 3: HS không trả lời hoặc trả lời không liên quan đến vấn đề đặt ra ở câu hỏi / HS bỏ giấy trắng. (0.0 điểm) PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Tiếu chí đánh giá Điểm Kể lại một kỉ niệm đẹp, có ý nghĩa sâu sắc về tình bạn. 5.0 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố nghệ thuật: miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm... b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, thể hiện được vẻ đẹp của tình bạn, có ý nghĩa sâu sắc. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, 0.25 thân bài, kết bài. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: 0.25 Kể lại một kỉ niệm đẹp, có ý nghĩa sâu sắc về tình bạn. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: + Giới thiệu được hoàn cảnh, tình huống tạo nên kỉ niệm sâu sắc về tình bạn. 0.5
  6. - Thân bài: + Kể lại được sự việc, sự kiện tạo nên dấu ấn sâu sắc, tạo thành kỉ niệm đẹp về tình bạn. 3.0 + Kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm... phù hợp để thể hiện sâu sắc nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Kết bài: + Nêu được những suy cảm của bản thân về giá trị của những kỉ niệm đẹp, về tình bạn 0.5 trong cuộc sống. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về nội dung 0.25 kể. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 * Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý.
  7. ĐỀ KIỂM TRA CHO HỌC SINH HÒA NHẬP (KHUYẾT TẬT) UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: CÂY TÙNG VÀ HOA HỒNG Cây tùng và hoa hồng là hàng xóm của nhau, tuy nhiên mối quan hệ của họ không được tốt cho lắm. Cây tùng nói với hoa hồng: “Trông cậu mới yểu điệu làm sao, hễ gió thổi qua lá đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối!” Hoa hồng không chịu thua kém, trừng mắt nói: “Cậu nhìn lại thân mình mà xem, sần sùi thô ráp, thật là xấu xí!” Ngoài những lời chê bai chỉ trích, bình thường chúng chẳng bao giờ nói chuyện với nhau. Một hôm, ông hổ đi qua nghe thấy cây tùng và hoa hồng đang to tiếng tranh cãi, bèn nói: “Tại sao hai cháu chỉ biết nhìn vào điểm xấu mà không chịu công nhận điểm tốt của nhau? Tùng mạnh mẽ cương nghị, không sợ giá rét, là tấm gương tốt cho chúng ta học tập. Hoa hồng tỏa hương thơm ngát, làm đẹp cho đời, mang đến niềm vui cho mọi người. Các cháu phải chịu khó học hỏi ưu điểm của người khác thì mới có thể tiến bộ và trở thành bạn tốt của nhau.” Nghe lời ông hổ, cuối cùng cây tùng và hoa hồng đã nhận ra lỗi sai của mình, từ đó trở đi, chúng bắt đầu cùng sống vui vẻ và hòa thuận. (1001 truyện mẹ kể con nghe – Mùa xuân, Tuệ Văn dịch, NXB Mỹ thuật, 2011, tr. 45-46) Câu 1. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.
  8. Câu 2. (1.0 điểm) Nghĩa của từ “hoà thuận” là gì? Câu 3. (1.5 điểm) Lời dẫn “Trông cậu mới yểu điệu làm sao, hễ gió thổi qua là đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối!” là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Câu 4. (1.5 điểm) Thái độ, lời nói của cây tùng với hoa hồng: “Trông cậu mới yểu điệu làm sao, hễ gió thổi qua lá đổ nghiêng ngả, thật là yếu đuối!” liên quan đến phương châm hội thoại nào? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể kỉ niệm đáng nhớ nhất về một một người bạn thân của em. HƯỚNG DẪN CHẤM CHO HỌC SINH HÒA NHẬP (KHUYẾT TẬT) UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý. Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Biểu điểm 1 - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với nghị luận 1.0 2 - Nghĩa của từ “hòa thuận” là êm ấm, không xích mích, mâu thuẫn giữa 1.0 các thành viên trong gia đình, tập thể… 3 - Lời dẫn trực tiếp/ Cách dẫn trực tiếp/ Trực tiếp. 1.5 4 - Phương châm lịch sự/ Lịch sự. 1.5
  9. PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Tiếu chí đánh giá Điểm Kể kỉ niệm đáng nhớ nhất về một một người bạn thân của em. 5.0 1. Yêu cầu chung: a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải được tổ chức thành đoạn văn tự sự hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp... b) Yêu cầu về nội dung: Câu chuyện kể có tính chân thực, thể hiện được vẻ đẹp của tình bạn, có ý nghĩa sâu sắc. 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của đoạn văn tự sự: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần: mở 1.0 Đoạn, thân đoạn, kết đoạn. b) Xác định đúng đối tượng tự sự: Kể lại một kỉ niệm đẹp, có ý nghĩa sâu sắc đối với người bạn thân của em. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở đoạn: + Giới thiệu kỉ niệm sâu sắc về tình bạn em sắp kể. + Nêu được khái quát ấn tượng về kỉ niệm đó. - Thân đoạn: + Kể lại được sự việc, sự kiện tạo nên dấu ấn sâu sắc, tạo thành kỉ niệm đẹp về tình bạn. - Kết đoạn: + Nêu được những cảm nhận của bản thân về giá trị của những kỉ niệm đẹp, về tình bạn trong cuộc sống. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về nội dung kể. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Giáo viên soạn giảng (Ký ghi rõ họ và tên)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2